“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng

12/01/2025.


Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng, được nhiều người xưng tụng là “ông hoàng của nhạc bolero”, là tác giả của rất nhiều bài hát có thể xem là “kinh điển” của nhạc vàng, và có lẽ cũng từ những giai điệu bolero tuyệt vời trong đa số tác phẩm của nhạc sĩ Trúc Phương mà hiện nay nhạc vàng đã bị gọi thành “nhạc bolero” một cách miễn cưỡng.

Một trong những bài nhạc bolero hay nhất, nổi tiếng nhất, và được sáng tác sớm nhất của nhạc sĩ Trúc Phương có lẽ là bài Tàu Đêm Năm Cũ:

Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga đưa tiễn người trai lính về ngàn.
Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay.
Gió khuya ôi lạnh sao, ướt nhẹ đôi tà áo.

Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời.
Trở gót bâng khuâng tôi hỏi lòng đêm nay buồn không,
chuyến xe đêm lạnh không?
Để người yêu vừa lòng.

Theo thông tin từ trang wiki, bài hát này được được nhạc sĩ Trúc Phương viết dành cho những người lính phải đi xa nhà vì chính sách hoán đổi công tác của chính quyền thời bấy giờ: Công chức ở miền Nam ra miền Trung công tác, và ngược lại.


Thanh Thúy hát Tàu Đêm Năm Cũ trước 1975

Bối cảnh không gian – thời gian của bài hát là vào một buổi đêm đã dần tàn, ở trên sân ga có một cô gái trẻ đang tiễn người yêu lính đi nhận nhiệm vụ ở biên khu rất xa. Từ xưa đến nay, những cuộc tiễn đưa trên sân ga lúc nào cũng buồn, đặc biệt là thời chiến thì lần gặp nhau đó càng bùi ngùi hơn, vì khi đã xa nhau rồi thì là biền biệt không biết ngày gặp lại. Đôi tình nhân siết tay và ánh mắt trao cho nhau những tâm tư lần cuối trước khi người trai giã biệt để lên đường.

Rồi đoàn tàu chầm chậm rời đi, trên sân ga buồn chỉ còn lại một dáng hình người con gái bé nhỏ đứng lặng lẽ, chìm khuất trong màn sương khuya ướt lạnh đôi tà áo. Nàng nhìn theo cho đến khi bóng đoàn tàu chỉ còn là một chấm nhỏ, chỉ đến khi tàu đã hoàn toàn khuất đi như đã tan vào hư vô thì nàng mới trở gót quay về với niềm cô đơn từ sâu thẳm cõi lòng. Đó là nỗi buồn thật lớn không thể giấu diếm, nàng chỉ có thể tự an ủi rằng “người ra đi vì đời” để kìm nén nỗi quặn đau.

Đêm nay lặng nghe gió lùa qua phố vắng, trăng rằm về xa xăm.
Trong giây phút này, tôi mơ ước sao nằm trọn vào tay nhau.

Từ đêm đó cho đến nhiều đêm về sau, khi nghe từng cơn gió lạnh ngoài phố vắng lùa qua song cửa, vào trong khuê phòng chỉ có chăn đơn gối chiếc, nàng luôn mơ rằng giá mà được nằm trọn vào trong vòng tay nồng ấm của tình lang… Nhưng người thì ở xa xôi, nàng chỉ có thể tự vòng tay ôm lấy chính mình để lặng nghe niềm cô đơn lên tiếng.

Đã bao nhiêu lần nỗi nhớ nhung đó thôi thúc nàng tìm đến sân ga, dẫu biết là rất mong manh, nhưng nàng vẫn hy vọng rằng biết đâu ở đó nàng sẽ được gặp lại một người vừa trở về, nhưng hàng bao nhiêu ngày trôi qua mà bóng người yêu vẫn khuất xa. Mỗi lần nghe tiếng còi tàu trong đêm rền vang từng hồi não nùng, nàng lại quặn thắt từng cơn nỗi nhớ.

Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào.
Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?
Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về.

Dù xa vời vợi tôi vẫn tin anh qua bước đường tha hương còn dài.
Nợ nước đôi vai khi người tìm tương lai đời trai.
Nhớ thư anh hẹn tôi, sẽ về thăm một tối.

Và câu chuyện đời e ấp trong tim đêm ước hẹn cho nhau nụ cười.
Hình bóng thương yêu anh để vào tâm tư còn không?
Giữ trong tim được không những chuyện xưa của lòng?

Cũng như bao nhiêu người cùng thế hệ, cô gái có người yêu là lính đều biết rằng người trai ra đi là vì nợ nước, nên không đòi hỏi gì lớn to tát, chỉ mong rằng dù ở bất kỳ đâu, dù xa nhau vạn dặm thì cả 2 vẫn luôn luôn có hình bóng của nhau ở trong tim mình. Qua ngày tháng biền biệt và vời vợi xa xôi, nàng mong rằng tình yêu đủ lớn để cho đôi người luôn có niềm tin về nhau, là động lực để cùng nhau vượt qua quãng thời gian khó khăn.

Thời chiến, những lá thư phương xa gửi về là phương tiện duy nhất để người ta ngóng tin nhau, và có một lần người trai hứa là sẽ có một ngày nào đó về thăm lại…

Đêm qua nằm mơ thấy người trai lính chiến,
xuôi tàu về quê hương.
Vui đêm phố phường quên đi phút giây
gió lạnh ngoài biên cương.

Một đêm mùa hè tôi đến sân ga vui đón người trai lính trở về.
Tàu cũ năm xưa mang về trả cho tôi người xưa.
Để đêm nay ngồi đây viết lại tâm tình này.

Câu chuyện bài hát đã kết thúc có hậu, không phải chỉ là nằm mơ nữa, mà thật sự là đến một đêm mùa hè kia, cô gái mừng vui đến sân ga để đón người về, và tàu cũ của năm xưa đã thật sự trả lại cho nàng người xưa.

Có thể nói bài Tàu Đêm Năm Cũ được ra mắt vào đầu thập niên 1960 là tiếng lòng của biết bao đôi lứa yêu nhau vào thuở đó, nên rất được yêu thích qua tiếng hát Thanh Thúy.


Thanh Thúy hát Tàu Đêm Năm Cũ sau 1975

Bài hát này có lẽ cũng là khởi đầu cho hàng loạt ca khúc nhạc vàng nổi tiếng viết về “sân ga và những chuyến tàu” thời gian sau đó, như là Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Buồn Ga Nhỏ, Ga Chiều, Chiều Sân Ga, Người Tình Không Đến…

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Tiểu sử ca sỹ Hồ Ngọc Hà
Tiểu sử ca sỹ Hồ Ngọc Hà
[ad_1] Với lợi thế về sắc vóc và vẻ đẹp lai Việt – Pháp, Hồ Ngọc Hà nhanh chóng trở thành người mẫu được săn đón ở tuổi 15. Từ...

“Một Cõi Đi Về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
“Một Cõi Đi Về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
[ad_1] [embed]https://www.youtube.com/watch?v=4OsZzBe-NiM[/embed] Click để Nghe podcast về ca khúc Một Cõi Đi Về Một Cõi Đi Về là một nhạc phẩm khá đặc biệt của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
[ad_1] Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết “Giáo Đường Im Bóng” vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết “Con Thuyền Không Bến”, “Giọt Mưa Thu” vào độ...

Nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác Quen Nhau Trên Đường Về – “Chiều nay có phải anh ra miền Trung…”
Nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác Quen Nhau Trên Đường Về – “Chiều nay có phải anh ra miền Trung…”
[ad_1] Nhắc đến ca sĩ Minh Hiếu, khán giả yêu nhạc vàng nhớ về một nhan sắc kiêu sa cùng giọng hát khàn đặc biệt nổi tiếng với các ca...

Lần đầu tiên tlinh – Pháo – Pháp Kiều kết hợp trên cùng 1 sân khấu, cùng RHYDER – WEAN – Hùng Huỳnh diễn cực “cháy”
Lần đầu tiên tlinh – Pháo – Pháp Kiều kết hợp trên cùng 1 sân khấu, cùng RHYDER – WEAN – Hùng Huỳnh diễn cực “cháy”
[ad_1] Tối 12/1, trên sân khấu Gala WeChoice Awards 2024, cả khán phòng đã được “đốt cháy” bởi màn trình diễn đầy năng lượng của các nghệ sĩ trẻ Pháo,...

Tiểu sử NSND Trần Tiến
Tiểu sử NSND Trần Tiến
[ad_1] NSND Trần Tiến là một trong những nghệ sĩ tài hoa nhất của sân khấu kịch nói Việt Nam của nửa thế kỷ trước. Với vốn sống phong phú...

Dương Mịch bị đâm sau lưng
Dương Mịch bị đâm sau lưng
[ad_1] Ngày 12/1, Sina đưa tin văn phòng quản lý của Dương Mịch gặp rắc rối khiến nữ diễn viên trở thành nhân vật nhận được sự chú ý trên...

Tiểu sử NSND Công Lý
Tiểu sử NSND Công Lý
[ad_1] Chắc hẳn, khán giả Việt còn lâu nữa mới có thể quên được hình ảnh vai diễn cô Bắc Đẩu xuất hiện trong chương trình Táo quân mỗi dịp...

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài Cát Bụi (Trịnh Công Sơn) – Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi?
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài Cát Bụi (Trịnh Công Sơn) – Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi?
[ad_1] Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng là Phó tổng biên tập Tập san Thế Giới Âm Nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam, rất nhiều bài...

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
[ad_1] Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng, hưởng thọ 92 tuổi. Trong vài năm qua sức...