Những bài “nhạc Việt lời ngoại” được công chúng ngoại quốc yêu thích: Diễm Xưa, Nắng Chiều, Sài Gòn, Không…

24/01/2025.


Lâu nay, giới thưởng ngoạn âm nhạc Việt Nam vẫn quen với khái niệm “nhạc ngoại lời Việt”, với các “phân nhánh” rất phổ biến là Nhạc Hoa lời Việt, Nhạc Pháp lời Việt… có nhiều bài hát đã trở nên rất quen thuộc, như là Người Tình Mùa Đông, Một Thuở Yêu Người, Tình Nhạt Phai, Lạc Mất Mùa Xuân…

Trong bài viết này, xin nhắc về một khái niệm hơi bị “ngược tai”, nhưng lại mang được niềm tự hào lớn cho nhạc Việt, đó là khái niệm “nhạc Việt lời ngoại” – là những ca khúc nhạc Việt được ca sĩ nước ngoài hát bằng tiếng nước ngoài, được công chúng nước ngoài rất yêu thích.

1. Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn)

Có thể nói đây là ca khúc nhạc Việt nổi tiếng nhất ở nước ngoài, mà cụ thể là ở nước Nhật.

Bài hát Diễm Xưa được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm 1960 tại Huế. Diễm Xưa tức là “Diễm của những ngày xưa”, nhắc đến người đẹp Ngô Vũ Bích Diễm, người con gái được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mô tả như sau:

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.
(…)
Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là “Diễm của những ngày xưa”.

Bài hát Diễm Xưa rất được yêu thích qua giọng hát Khánh Ly vào cuối thập niên 1960, thậm chí còn là khởi đầu của câu cửa miệng trong giới trẻ thời đó: “Xưa rồi Diễm”. Không chỉ vậy, Khánh Ly còn mang Diễm Xưa sang đến Nhật và được khán giả Nhật chào đón.

Đó là năm 1970, ca sĩ Khánh Ly được hãng đĩa Myrica Music mời sang Tokyo để thu âm 2 ca khúc Diễm XưaCa Dao Mẹ (cùng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) bằng cả 2 ngôn ngữ Việt – Nhật. Trong cùng năm đó, cô trình diễn Utsukushii Mukashi – phiên bản tiếng Nhật của Diễm Xưa – trước đông đảo khán giả tại Hội chợ quốc tế Osaka.


Khánh Ly hát Diễm Xưa tiếng Nhật tại hội chợ Osaka năm 1970. Đứng bên cạnh Khánh Ly là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đệm guitar

Không lâu sau đó, hãng đĩa Nippon Columbia đã phát hành các phiên bản Nhật ngữ của Diễm Xưa cùng một số ca khúc khác của Trịnh Công Sơn ở Nhật.

Nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người, Utsukushii Mukashi nhanh chóng trở thành một ca khúc thuộc hàng “top hit” trên thị trường âm nhạc Nhật Bản đầu thập niên 1970. Đi đến đâu người ta cũng nghe thấy giai điệu Diễm Xưa vang lên.

Nếu như Khánh Ly có công giới thiệu Diễm Xưa đến với khán giả Nhật Bản thì người góp phần phổ biến ca khúc này tại Nhật là Tendo Yoshimi, nữ danh ca Nhật Bản nổi tiếng ở thể loại nhạc dân gian.

Tháng 9 năm 2003, Tendo Yoshimi đã thu âm và chính thức phát hành Utsukushii Mukashi tại thị trường Nhật Bản. Đến tháng 2 năm 2004, nhằm đáp lại sự yêu mến của đông đảo khán giả dành cho ca khúc, Tendo đã thực hiện một bản thu khác với lối hòa âm gần gũi, dễ nghe, dễ hát hơn.

Bất ngờ là cả 2 phiên bản Utsukushii Mukashi qua giọng hát Tendo đều lọt vào Top 10 bài hát được yêu thích nhất tại Nhật Bản thời điểm đó, theo thống kê của Oricon Entertainment Site vào tháng 3-2004. Sự kiện một ca khúc Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng âm nhạc hàng đầu Nhật Bản được đánh giá là “chuyện lạ chưa từng có”.

Vào đầu năm đó thì Utsukushii Mukashi cũng được phát sóng trên truyền hình Nhật Bản ngay ngày mùng một Tết 2004.

Tháng 7/2004, trường đại học Kansai Gakuin danh tiếng của Nhật Bản đã quyết định chọn bài hát “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn Văn hóa và Âm nhạc tại trường dưới hình thức một bộ giáo trình kèm DVD viết về ca khúc. Đây là lần đầu tiên một nhạc phẩm châu Á được đưa vào chương trình giáo dục bậc đại học của Nhật Bản.

Mời các bạn nghe lại phiên bản thu âm chính thức năm 2004 bài Utsukushii Mukashi của Tendo Yoshimi. Riêng đối với tôi, dù nghe không hiểu tiếng Nhật, nhưng nghe tới đoạn điệp khúc mà ca sĩ người Nhật hát, lúc nào cũng thấy rùng mình vì quá cảm xúc: watashi wa imamo anata no sobade…


Sau đây là lời tiếng Nhật của bài Diễm Xưa và lời dịch:

美しい昔 (utsukushii mukashi)

赤い地の果てにあなたの知らない (akai chi no hateni anatano shiranai)
Anh nói với em rằng dưới tận cùng đất đỏ

愛があることを教えたのは誰? (ai ga arukotowo oshietanowa dare)
Có một tình yêu mà em không biết ?

風の便りなの人のうわさなの (kaze no tayorinano hito no uwasa nano)
Lời gió nói chăng ? Hay miệng lưỡi thế gian ?

愛を知らないでいてくれたならば (ai wo shiranaide itekureta naraba)
Nếu như em ở bên anh, mà chẳng hề biết tình yêu là gì

私は今もあなたのそばで‘ (watashi wa imamo anata no sobade)
Em, giờ đây vẫn bên anh

いのちつづくまで夢みてたのに (inochi tsuzukumade yume mitetanoni)
Tiếp tục số phận của mình, mà vẫn hoài mơ

今は地の果てに愛を求めて (ima wa chi no hateni ai wo motomete)
Giờ đây em vẫn mong một tình yêu ở miền tối sâu thẳm

雨に誘わらて消えて行くあなた (ame ni sasowarete kieteyuku anata)
Anh rồi sẽ theo cơn mưa kia và biến mất

来る日も来る日も雨は降り続く (kuruhi mo kuruhi mo ame wa huri tsuzuku)
Từng ngày, từng ngày qua, mưa vẫn rơi hoài rơi mãi

お寺の屋根にも果てしない道にも (otera no yane nimo hateshinai michi nimo)
Trên mái chùa, và trong con đường vô tận

青空待たずに花はしおれて (aozora matazuni hana wa shiorete)
Hoa anh đào héo tàn, khi bầu trời chưa kịp xanh

ひとつまたひとつ道に倒れていく(hitotsu mata hitotsu michi ni taoreteiku)
Em mệt nhoài lê bước trên đường

誰が誰が雨を降らせるのよ (dare ga dare ga ame wo huraserunoyo)
Trời cứ mãi làm mưa. Vì ai? Vì ai?

この空にいつまでもいつまでも (kono sora ni itsumademo itsumademo)
Mãi mãi trên bầu trời này

雨よ降るならば思い出流すまで (ame yo hurunaraba omoide nagasu made)
Mãi mãi, mưa vẫn cứ rơi, cho đến khi hồi ức trôi đi

涙のようにこの大地に降れ (namida no youni kono daichi ni fune)
Như những giọt lệ, xuống mảnh đất này

私は今もあなたのそばで (watashi wa imamo anata no sobade)
Em, giờ đây vẫn ở bên anh

いのちつづくまで夢みてたのに (inochi tsuzukumade yume mitetanoni)
Tiếp tục số phận của mình, dẫu vẫn hoài mơ…

Mời bạn nghe lại một phiên bản đầy cảm xúc khác với phần thể hiện của một nữ ca sĩ trẻ hơn là Shimazu Aya:


2. Không (Nguyễn Ánh 9)

Là bài hát đầu tay của cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được sáng tác ngay trong dịp ông tháp tùng ca sĩ Khánh Ly sang diễn ở hội chợ Osaka đã kể ở trên (Nguyễn Ánh 9 là nghệ sĩ đệm đàn cho Khánh Ly hát tại Nhật). Bài Không với những câu hát vô cùng quen thuộc như “tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa” không chỉ trở thành bất hủ trong làng nhạc Việt mà cũng được làng nhạc Hoa ngữ yêu thích qua giọng hát của diva huyền thoại người Đài Loan – Đặng Lệ Quân.

Vào năm 1971, Đặng Lê Quân mới chỉ 18 tuổi nhưng đã nổi tiếng toàn Châu Á, cô đã sang Việt Nam trong một chuyến lưu diễn và hát ở rạp Lệ Thanh. Khi đó, các ca sĩ nước ngoài đến lưu diễn ở Việt Nam thường chọn 1 hoặc vài bài hát nổi tiếng của nước sở tại để hát, như là một cách giao lưu giữa 2 nền văn hóa với nhau, và ekip của Đặng Lệ Quân chọn một ca khúc đang được giới trẻ Sài Gòn yêu thích là Không của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

Sau đó, trong suốt thập niên 1970, khi trình diễn tại các thị trường nhạc Đài Loan, Nhật Bản, ca sĩ Đặng Lệ Quân đã hát bài “Không” bằng các tiếng Nhật, tiếng Quảng Đông, tiếng Quan Thoại, và được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Hầu hết khán giả tại đây đều tưởng rằng đây là một ca khúc nhạc Hoa lời Nhật, chứ không hề biết là nhạc Việt Nam.

Mời bạn nghe lại phiên bản bài hát Không tiếng Nhật qua phần trình bày của Đặng Lệ Quân dưới đây:

 


Đặng Lệ Quân hát “KHÔNG” tiếng Nhật

Ngoài ra, mời bạn nghe lại một phiên bản rất độc đáo củ bài Không, khi ca sĩ Đài Loan tên là Dương Tiểu Bình (楊小萍 – Yang Xiao Ping) hát bài Không cả lời Hoa lẫn lời Việt:


3. Sài Gòn (Y Vân)

Nếu chọn một bài hát hay nhất viết về đô thành Sài Gòn ngày xưa, trước hết nhiều người sẽ nghĩ đến ca khúc mang tên Sài Gòn của nhạc sĩ Y Vân với giai điệu và ca từ rất vui tươi, ca ngợi nếp sống văn minh sôi động của Hòn Ngọc Viễn Đông một thời. Giai điệu chachacha của bài hát thật rộn rã, dễ nhớ, nhất là điệp khúc “Sài Gòn đẹp lắm” đơn giản và dễ nghe, dễ thuộc khiến lâu nay ai cũng tưởng nhạc phẩm tên “Sài Gòn Đẹp Lắm”.

Năm 1971, nữ ca sĩ người Singapore là Trương Tiểu Anh (Zhang Xiao Ying) đã cover lại bài này với lời tiếng Hoa và chinh phục được khán giả Singapore lúc ấy qua giọng ca trong trẻo dễ thương của mình. Mời các bạn nghe Sài Gòn phiên bản Singapore sau đây:


Ngoài ra, bài Sài Gòn cũng được một danh ca Hongkong hát nhạc Quảng Đông là Từ Tiểu Phụng hát phiên bản lời Hoa từ năm 1972 sau đây:


Từ Tiểu Phụng hát Sài Gòn

4. Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn)

Đây là ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Dù Nắng Chiều là bài hát có nội dung buồn nhưng có giai điệu rộn rã phối hợp giữa ngũ cung và thất cung, lời ca đầy hình ảnh, màu sắc. Phần lời nói lên tâm trạng hoài tiếc của một người khi thăm lại cảnh xưa:

Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh

Năm 1957, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn từ Quảng Nam vào Sài Gòn, đúng dịp đoàn ca nhạc Nhật Bản sang Miền Nam để giao lưu âm nhạc, và ban nhạc Toho Geino có nhờ bên Việt Nam chọn ra 12 bản nhạc Việt đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt và trình diễn tại Sài Gòn lẫn Nhật Bản. Nắng Chiều trở thành 1 trong 12 bài được chọn để nữ ca sĩ người Nhật là Midori Satsuki hát.

Năm 1960 Ki Lo Ha, một ca sĩ người Hoa, cô yêu mến bản Nắng Chiều nên viết sang lời Hoa ngữ và phổ biến bản này sang Ðài Loan và Hongkong.


Nắng Chiều tiếng Nhật

Nắng Chiều tiếng Hoa

Trong bài này, người viết chỉ xin liệt kê ra 4 ca khúc nhạc Việt Nam được các ca sĩ ngoại quốc hát, và vinh hạnh được công chúng ngoại quốc (chủ yếu là người Nhật và cộng đồng Hoa ngữ) đón nhận nồng nhiệt suốt nhiều năm qua, chứ không tính đến rất nhiều bài nhạc Việt khác đã được ca sĩ Việt Nam dịch ra tiếng Anh để hát.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc
[ad_1] Mỗi năm vào dịp trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, Netflix Hàn đều cho ra mắt những series mới. Năm nay series được gọi tên là Trung Tâm...

Minh Thư phim ‘Gái nhảy’ than nhầm giờ bay, hoa hậu Thùy Tiên đẹp trong veo
Minh Thư phim ‘Gái nhảy’ than nhầm giờ bay, hoa hậu Thùy Tiên đẹp trong veo
[ad_1] Sao Việt 26/1: Diễn viên Quỳnh Nga vừa giành Quán quân Bước nhảy hoàn vũ 2025. Cô được hội bạn thân quây quần chúc mừng chiến thắng. MC Hồng...

Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài
Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài
[ad_1] Ba thế hệ trong gia đình Hồ Ngọc Hà cùng diện áo dài hồng. Nữ ca sĩ gốc Quảng Bình luôn tự hào khi có mẹ đồng hành trong...

Nhớ về ban Tam Ca Sao Băng một thời: Thanh Phong, Phương Đại, Duy Mỹ
Nhớ về ban Tam Ca Sao Băng một thời: Thanh Phong, Phương Đại, Duy Mỹ
[ad_1] Cho đến nay, vẫn còn nhiều người yêu nhạc vàng nhớ về ban tam ca Sao Băng với những ca khúc nổi tiếng như Ly Cafe Cuối Cùng, Tôi...

Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm “fanmeeting” để báo cáo tình hình năm qua
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm “fanmeeting” để báo cáo tình hình năm qua
[ad_1] Dương Domic năm vừa qua đã tạo nên làn sóng gây sốt khi tham gia Anh Trai Say Hi. Lấy làm bàn đạp, sự nghiệp của anh chàng vụt...

Song Hye Kyo lộ khoảnh khắc nhan sắc kém lung linh, da mặt lão hóa không chống lại được tuổi tác
Song Hye Kyo lộ khoảnh khắc nhan sắc kém lung linh, da mặt lão hóa không chống lại được tuổi tác
[ad_1] Mới đây, đoạn clip Song Hye Kyo trả lời phỏng vấn tại họp báo đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nữ diễn viên xuất hiện...

Đỗ Thị Hà, Huyền My trang hoàng nhà cửa đón Tết
Đỗ Thị Hà, Huyền My trang hoàng nhà cửa đón Tết
[ad_1] Hoa hậu Đỗ Thị Hà cắm một cành đào cỡ lớn trong không gian phòng khách để chuẩn bị đón Tết. Người đẹp trang trí cho cành đào bằng...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Một đời sáng tác tình ca
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Một đời sáng tác tình ca
[ad_1] Cùng với Ngô Thuỵ Miên, nhạc sĩ Từ Công Phụng là 1 trong 2 nhạc sĩ hiếm hoi cả đời gần như chỉ viết tình ca, hoặc ít nhất...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Băng Châu – Người đẹp Tây đô có gương mặt khả ái
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Băng Châu – Người đẹp Tây đô có gương mặt khả ái
[ad_1] Vào đầu thập niên 1970, làng văn nghệ Sài Gòn có sự xuất hiện của một khuôn mặt rất trẻ, vẫn còn mang dáng dấp một nữ sinh với...

Cặp đôi diễn viên Vbiz công khai bên nhau hậu bị tóm 1001 hint yêu đương?
Cặp đôi diễn viên Vbiz công khai bên nhau hậu bị tóm 1001 hint yêu đương?
[ad_1] Sau khi đường ai nấy đi với chồng, diễn viên Quỳnh Nga sống kín tiếng hơn. Trong suốt thời gian qua, cô chưa từng công khai chuyện tình cảm...