Ca khúc Xa Vắng (Y Vân) và nỗi lòng người chinh phụ: “Vắng chàng, điểm phấn trang hồng với ai?”

10/01/2025.


Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên…

Đó là 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của tác giả Đặng Trần Côn sáng tác từ thế kỷ thứ 18, kể về nỗi khổ, những cô đơn buồn tủi của người chinh phụ phải xa chồng. Hoàn cảnh đó thật giống với hàng triệu kiếp má hồng truân chuyên của phụ nữ Việt từ nửa sau của thế kỷ 20, nên làng nhạc Việt thời kỳ này đã có nhiều nhạc sĩ mượn hình ảnh “chinh phụ ngâm” để sáng tác thành ca khúc, riêng nhạc sĩ Y Vân có 2 bài nhạc vàng nổi tiếng Xa VắngTình Chàng Ý Thiếp. 2 bài có giai điệu nội dung khá giống nhau, khán giả nghe một trong hai bài này nếu không để ý thì sẽ hay bị nhầm với bài còn lại.

Trong nhạc tờ ca khúc Xa Vắng phát hành trước năm 75 tác giả đã ghi 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để ca sĩ ngâm trước khi đi vào bài nhạc như sau:

Nương song luống ngẩn ngơ lòng
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?


Thanh Tuyền hát Xa Vắng trước năm 1975

Ngày anh xa vắng em không trang điểm đợi chờ.
Những đêm gió lạnh đầu hè, khuê phòng ủ kín tâm tư.
Nhìn từng hạt mưa sa, thương đời biển sầu bao la.
Để cho cành hoa héo khô, lỡ cung ái ân xuân thì.

Ngày anh xa vắng phấn son xếp lại chẳng dùng.
Trắng đêm đối ngọn đèn tàn, trăng mờ lạnh giấc cô miên.
Đợi chàng một hai năm hay là cả đời xuân xanh.
Ngày nao đầu pha tuyết sương vẫn mong tái ngộ một lần.

Một nửa đầu của bài hát đều là những tâm sự người chinh phụ, vì xa vắng chồng nên phấn son xếp lại chẳng dùng, không trang điểm, đợi chờ. Hình ảnh này cũng được nhạc sĩ Y Vân lặp lại trong bài hát Tình Chàng Ý Thiếp: “Vì chàng xa vắng, má hồng điểm trang với ai…”. Hình ảnh “Trăng mờ lạnh giấc cô miên” trong đoạn này đã thể hiện sự cô đơn đến tột cùng của người thiếu phụ.

Đêm qua đêm ngồi đối diện ngọn đèn tàn từ khuê phòng cô đơn gối chiếc, nàng nhìn từng hạt mưa sa xuống thế gian sầu và nghĩ đến phận mình như là cành hoa héo khô, vì thời cuộc nên đành “lỡ cung ái ân xuân thì”. Một người thiếu phụ nhỏ bé, mong manh như nàng không thể nào biết được rằng cuộc chờ đợi này sẽ là 1,2 năm, hay là cả đời xuân xanh, nàng chỉ biết một điều duy nhất là chờ đợi, mong có được ngày tái ngộ, dù đó có là ngày đã đầu pha tuyết sương…


Thanh Thúy hát Xa Vắng trước 1975

Chàng đi chinh chiến gieo neo rừng khuya.
Là mong chiến thắng vai mang vòng hoa.
Còn em khuya sớm chăm lo miền quê.
Cho lúa lên ngôi hai mùa, sống cho tình yêu thế hệ…

“Chàng” lên đường gian khổ, còn “thiếp” ở lại đốt tàn tuổi xuân trong mong chờ, đó là nỗi đau xót của cả một thế hệ thời ly loạn. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các bài nhạc vàng viết về tình yêu thời loạn, cả 2 ca khúc của nhạc sĩ Y Vân đều có nội dung mong mỏi có được một ngày người trai trở về bên vợ hiền, để nỗi mong chờ mòn mỏi được thỏa nguyện:

Ước mong ngấn lệ ngày về
Thay dòng nước mắt chia ly
Vì trời làm phong ba
Nên đời hội ngộ chia ly
Lệ rơi nhiều hơn nước mưa… 

Xa Vắng của nhạc sĩ Y Vân đã được các nữ danh ca trình bày rất thành công trước 1975, như Thanh Thúy, Thanh Tuyền. Sau năm 1975, giọng hát sầu buồn nức nở của Giao Linh cũng rất thích hợp với ca khúc này, mời các bạn nghe lại:


Giao Linh hát Xa Vắng

Đông Kha (nhacxua.vn)





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh năm 1971: “Hoàng Oanh – Người sinh viên ca hát”
Bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh năm 1971: “Hoàng Oanh – Người sinh viên ca hát”
[ad_1] Mời các bạn đọc lại bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh vào cuối năm 1971, đăng trên nhựt báo Sóng Thần. Lúc này Hoàng Oanh 25 tuổi, đang...

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
[ad_1] Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. (Trịnh Công Sơn – Nỗi lòng của tên tuyệt vọng – 11/1972) Từ...

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
[ad_1] Là người yêu nhạc, có lẽ không ai là không biết tới nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, tác giả của nhiều bài nhạc quê hương bất hủ hư Bến...

Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
[ad_1] Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay...

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
[ad_1] Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều bài hát quen thuộc đã trở thành bất tử,...

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
[ad_1] Âm nhạc xưa ở miền Nam vào vàng son đã từng phát triển rực rỡ với đa dạng thể loại, mỗi ca khúc như là một bông hoa rực...

Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
[ad_1] Trong lúc lục lọi chồng báo xưa, phát hiện một thông tin thú vị, xin chép lại hầu bạn đọc: Đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” Như hầu...

Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
[ad_1] Ca sĩ Hải Lý từng là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng (của 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) thời trước 1975, nhưng qua...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Đôi Mắt Người Xưa và Đường Tình Đôi Ngả là tên của 2 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngân Giang mà hầu hết những người nghe nhạc...

Ads Bottom