Ca khúc “Con Thuyền Không Bến” và cuộc đời như con thuyền lờ lững buông xuôi của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

13/01/2025.


Có một dòng sông nổi tiếng ở xứ Bắc đã nhiều lần đi vào trong những áng thơ, bài nhạc bất hủ, đó là con sông Thương, nơi đã trở thành nguyên liệu, chất xúc tác để nhạc sĩ Đặng Thế Phong sáng tác Con Thuyền Không Bến hơn 80 năm trước.


danh ca Anh Ngọc hát Con Thuyền Không Bên trước 1975

Sông Thương không có nước chảy cuồn cuộn như sông Đà hay sông Lô, cũng không mênh mông như sông Hồng, sông Đáy, không trầm mặc như sông Hương, mà nó gợi lên sự êm đềm với những gợn nước lăn tăn nhẹ nhàng trên mặt sông, như là có thể dìu hồn người nghệ sĩ vào trong những cơn đắm mê trong một đêm thu buồn, để rồi phát tiết thành giai điệu:

Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng.

Trong cây hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ vàng.

Điểm đặc biệt của những ngày chớm thu ở xứ Bắc là nhưng cơn gió heo may nhè nhẹ, dù không rét mướt ê chề nhưng cũng đủ để len vào lòng người lạnh băng những nỗi niềm, đặc biệt là với những người đang có nhiều tâm sự, như là chàng nhạc sĩ Đặng Thế Phong vào một đêm thu buồn cảm thấy cô đơn và lạc lõng, thấy mình như là con thuyền đang lờ lững chơi vơi giữa dòng, tơ lòng chùng lại vì nỗi “nhớ thương ai”, và giấc mộng vàng trong thoáng chốc đã vỡ tan như mảnh trăng lấp loáng trên mặt nước.

Chàng nhạc sĩ trẻ đó đang ngồi ở bên sông, mơ màng nhìn lên những hàng cây đang rung gió nhẹ nhàng vi vu qua muôn cành, tưởng như đó là lời gió ở một miền xa xăm đang vọng về những lời than oán buồn thương.


Thái Thanh hát trước 1975

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong là người quê ở Nam Định, tuy nhiên lúc sáng tác ca khúc này, ông có việc phải lên Bắc Giang. Trong tâm trạng nhớ người yêu vào một đêm buồn nhìn ra sông, nghe gió heo may tràn về thổi tuôn nguồn thơ ý nhạc trong lòng chàng nhạc sĩ mới 23 tuổi.

Con sông Thương này có đi qua cả Lạng Sơn nữa, nhưng phần lớn là nằm gọn trong lòng tỉnh Bắc Giang, và đặc biệt là hiện tượng “nước chảy đôi dòng” của sông Thương ngày xưa là ở khu vực Bắc Giang, như là trong bài Con Thuyền Không Bến nhắc tới:

Lướt theo chiều gió
Một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng…

Nước chảy đôi dòng trên sông Thương là do sự nhập giang của một dòng nước chảy ra từ cánh đồng chiêm đục màu phù sa, hòa vào nước sông vốn rất trong xanh, tạo thành 2 dòng chảy khác màu dần hòa quyện vào nhau. Ngày nay thì hiện tượng này đã không còn vì sự thay đổi của địa chất và hạ tầng, nhưng “sông Thương nước chảy đôi dòng” đã in sâu vào tâm khảm của nhiều người, được nhắc đến trong nhạc và cả ca dao:

Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên Trong bên đục em trông bên nào (Ca Dao)

Trên dòng Thương bên đục bên trong, chàng nhạc sĩ nhìn theo con thuyền lướt nhẹ theo bóng trăng, tưởng như là nó đang trôi trong vô định không bờ bến, chẳng khác nào lòng người cũng đang không nơi neo đậu:

Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương
Nào ai biết nông sâu.

Nhớ khi chiều sương
cùng ai trắc ẩn tấm lòng
Biết bao buồn thương
Thuyền mơ buông trôi xuôi dòng

Bến mơ dù thiết tha
Thuyền ơi đừng chờ mong


Hà Thanh hát Con Thuyền Không Bến trước 1975

Trong một bài viết, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã nhận xét về câu hát này như sau: “Hình như không phải chỉ là con thuyền buông trôi theo dòng mà có cả kiếp người trôi trong dòng đời, cái có thật và cái tưởng tượng đều lẩn khuất sau một màn sương, chúng ta nhìn nhau với lòng trắc ẩn, hạnh phúc khó khăn hay chỉ sống không thôi đã là một điều khó khăn, “bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong”, chúng ta chẳng thể nào tới được nơi mong ước, cũng không biết đã ra đi từ đâu…”

Ánh trăng mờ chiếu
Một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la
Thuyền mơ bến nơi đâu…


Khánh Ly hát Con Thuyền Không Bến

Bài hát như là một bức tranh thủy mặc, phác họa một cảnh sông buồn có bóng trăng soi nước, có con thuyền lững lờ lướt trôi, và có những hàng cây rung nhẹ theo gió heo may. Tất cả những hình ảnh đó gợi lên một nét rất mong manh và dễ dàng bị lướt trôi theo cùng mây gió. Nhiều tài liệu nói rằng thời trẻ, nhạc sĩ Đặng Thế Phong có mơ ước trở thành họa sĩ, ông đã từng thi vào trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, nơi mà sau này cũng đã có nhiều nhạc sĩ theo học như Phạm Duy Văn, Văn Cao, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Đình Phúc. Không chỉ thích vẽ tranh bằng cọ, Đặng Thế Phong còn vẽ tranh bằng nốt nhạc, một bức tranh thật buồn trong bài Con Thuyền Không Bến, và buồn như chính cuộc đời của ông.

Ca khúc này được nhạc sĩ Đặng Thế Phong sáng tác khi ông đã chớm phát những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh nan y, có lẽ vì vậy mà ông đã có những dự cảm buồn cho cuộc tình, cũng như cuộc đời của mình. Con Thuyền Không Bến ở trên sông Thương đó có lẽ cũng chính là hình tượng của cuộc đời ông, lờ lững, chơi vơi, không tìm thấy bến bờ neo đậu.

Sau khi hoàn thành xong ca khúc này, chính Đặng Thế Phong đã hát để trình làng với công chúng tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da, Hà Nội) vào năm 1941 và ngay lập tức được công chúng đón nhận, rồi trở thành bất tử suốt 80 năm qua. Tuy nhiên chỉ một năm sau đó nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã qua đời bị bạo bệnh, chỉ kịp để lại cho đời 3 bài hát đều thật buồn: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa ThuĐêm Thu. Chỉ với vỏn vẹn 3 bài hát, nhưng nền tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu vĩnh viễn ghi danh nhạc sĩ Đặng Thế Phong là tên tuổi tiêu biểu nhất vào đầu thập niên 1940.

Có một điều trùng hợp, đó là cả 3 ca khúc của Đặng Thế Phong đều viết về mùa Thu, và ông cũng ra đi vào một đêm chớm mùa thu, ngày 2 tháng 8 năm 1942.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Ca khúc “Bông Bí Vàng” (nhạc sĩ Bắc Sơn) – Bài hát cho những mối tình dở dang chốn miệt vườn
Ca khúc “Bông Bí Vàng” (nhạc sĩ Bắc Sơn) – Bài hát cho những mối tình dở dang chốn miệt vườn
[ad_1] Trong các bài hát mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, người yêu nhạc có lẽ ấn tượng với ca khúc Bông Bí Vàng của nhạc sĩ Bắc Sơn....

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Sơn Ca – Bùi Thiện
Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Sơn Ca – Bùi Thiện
[ad_1] Vào đầu thập niên 1970, nữ ca sĩ Sơn Ca được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhận làm học trò, đó có thể xem là bước ngoặt lớn lao...

Tiểu sử MC, diễn viên Trường Giang
Tiểu sử MC, diễn viên Trường Giang
[ad_1] Xuất phát điểm từ một diễn viên hài khu vực miền Nam, Trường Giang ngày càng nổi tiếng và trở thành gương mặt hot được nhiều show chương trình...

SOOBIN – Vũ Cát Tường – Lil Wuyn hoà giọng Việt Nam Tôi Đó quá ngọt, kết lại mùa giải thành công rực rỡ
SOOBIN – Vũ Cát Tường – Lil Wuyn hoà giọng Việt Nam Tôi Đó quá ngọt, kết lại mùa giải thành công rực rỡ
[ad_1] Tối 12/1/2025, đêm Gala Vinh danh và Trao giải WeChoice Awards đã chính thức diễn ra. Sự kiện lần lượt vinh danh, điểm lại những câu chuyện, cái tên...

Tiểu sử ca sỹ Tuấn Hưng
Tiểu sử ca sỹ Tuấn Hưng
[ad_1] Dù đã tuyên bố giải nghệ 2 năm nay nhưng ca sỹ Tuấn Hưng vẫn luôn là cái tên ‘nóng’ trong thị trường âm nhạc Việt với phong cách...

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Tôi Được Một Lần” – Lời cầu hôn của nhạc sĩ Bảo Thu
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Tôi Được Một Lần” – Lời cầu hôn của nhạc sĩ Bảo Thu
[ad_1] Ca khúc Cho Tôi Được Một Lần là một trong những bài nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Bảo Thu. Trên chương trình Jimmy Show, ông đã kể về...

Nghe lại đôi song ca Thế Sơn – Thủy Tiên cách đây 30 năm với ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân
Nghe lại đôi song ca Thế Sơn – Thủy Tiên cách đây 30 năm với ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân
[ad_1] Mời các bạn nghe lại ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân (nhạc sĩ Nguyễn Hiền, thơ Kim Tuấn) với giọng hát của đôi song ca trẻ và rất...

Ca khúc “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè” của nhạc sĩ Bắc Sơn – Nỗi lòng của người ly hương
Ca khúc “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè” của nhạc sĩ Bắc Sơn – Nỗi lòng của người ly hương
[ad_1] Nhắc đến nhạc sĩ Bắc Sơn, khán giả Việt đồng thời nhớ đến gương mặt điện ảnh thuần chất Nam Bộ của ông với mái tóc dài bạc phơ,...

“Công chúa bong bóng” đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: Nhan sắc lên hương dữ dội, tỏa sáng rực rỡ hậu Đêm Hội Weibo
“Công chúa bong bóng” đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: Nhan sắc lên hương dữ dội, tỏa sáng rực rỡ hậu Đêm Hội Weibo
[ad_1] Sau khi gây chú ý với màn đổ bộ Đêm Hội Weibo 2024 vào tối ngày 11/1, đến ngày 12/1, Bạch Lộc tiếp tục có màn khoe nhan sắc...

Khung hình gấp đôi visual tỉ lệ vàng tại WeChoice Awards 2024: Hoa hậu Tiểu Vy – Thanh Thủy xuất hiện sáng bừng sân khấu
Khung hình gấp đôi visual tỉ lệ vàng tại WeChoice Awards 2024: Hoa hậu Tiểu Vy – Thanh Thủy xuất hiện sáng bừng sân khấu
[ad_1] Hoa hậu Tiểu Vy và Huỳnh Thị Thanh Thủy được biết tới là những người đẹp có khuôn mặt "tỉ lệ vàng" theo nhân trắc học tại cuộc thi...