Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”

11/01/2025.


Nghệ thuật thường bắt đầu với sự cô đơn.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 1.

Không phải là một lời khẳng định tuyệt đối, nhưng gần như, mọi nghệ sĩ đều bắt đầu việc sáng tạo của mình từ những ưu tư mà gần như họ không thể san sẻ với thế giới bên ngoài. Cảm giác cô quạnh, khác thường, bị tách biệt khỏi những luồng suy nghĩ của đám đông – là thứ dinh dưỡng nuôi lớn luồng cảm xúc mãnh liệt, tạo nên trí tưởng tượng trù phú, bồi đắp những thế giới quan độc đáo và nhấn mạnh cái tôi. Cho đến một ngày, khi tâm hồn không còn có thể làm bể chứa những khối cảm xúc khổng lồ cứ thế lớn dần, họ buộc phải để chúng tuôn trào qua hình hài của những tác phẩm.

Dù vui. Dù buồn. Dù lạc quan hay bi đát. Mỗi nghệ sĩ đều sẽ có một ngôn ngữ riêng để biểu đạt tâm hồn mình. Và nếu đủ may mắn, thứ nghệ thuật ấy sẽ chạm đến số đông và nhận về những tiếng vọng đồng cảm.

Với JustaTee, hành trình 20 năm với âm nhạc của anh cũng bắt đầu như thế, từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 2.

Năm 2004, lần đầu tiên, JustaTee tự mày mò cách sản xuất âm nhạc.

Vốn đam mê kỹ thuật và thích tìm hiểu về máy tính, nghiên cứu các phần mềm, JustaTee nhanh chóng làm quen và thành thạo các thiết bị. Ban đầu mọi thứ chỉ dừng lại ở một sở thích phục vụ cho bạn bè xung quanh. Thế nhưng nhanh chóng, JustaTee nhận ra mình thật sự đam mê việc tỉ mỉ chơi đùa, căn chỉnh với từng âm thanh để tạo ra những bản nhạc. Từ một công việc thuần túy kỹ thuật, Tee chuyển sang tập tành sáng tác và ca hát cũng chỉ để phục vụ cho niềm đam mê này.

Nhưng đam mê chưa chắc đã kiếm ra tiền. Ngày ấy, dù đã có một chút tiếng tăm trong cộng đồng underground khi tham gia rất nhiều bài hát – từ Click Click Boom cho đến sau này là Lady Killah – nhưng việc coi đây là một sự nghiệp nghiêm túc và ổn định để theo đuổi lâu dài lại là điều rất không nên. Năm 2014, như mọi nghệ sĩ cùng lứa, Tee quyết định bỏ lại tất cả ngoài Hà Nội và… Nam tiến. Giấc mơ về việc sống với đam mê ở miền đất hứa đủ lấp lánh và mãnh liệt để khiến cho một thanh niên vốn rụt rè sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Dù vậy, không phải câu chuyện nào cũng dễ dàng như trên báo. JustaTee buộc phải trở lại Hà Nội không lâu sau đó vì… không trụ được.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 3.

Thất bại vào năm 2014 không khiến Tee buông bỏ mục tiêu Nam tiến của mình. Năm 2016, The Remix mang đến một cơ hội nữa. Lại là một chuyến đi với đầy hy vọng nhưng rồi tiếp tục bị dập tắt sau đó với cùng một lý do. “Không trụ được” – Tee nói. Thời điểm này, Tee bắt đầu nhận ra rằng mình không thể theo đuổi âm nhạc khi không có tiền. Thậm chí, anh đã chấp nhận rằng mình không thể sống được với nghề. Tee chuyển hướng sang kinh doanh và nếu bạn ở Hà Nội những năm 2010 – 2015, hẳn bạn đã từng ăn đồ Thái ở Chai Talay và uống trà sữa Aroi ở trước cổng trường Việt Đức. Đó là hai tiệm ăn/ uống cho giới trẻ nổi tiếng nhất nhì Hà Nội thời điểm đó, và đều có sự góp mặt của JustaTee trong đội ngũ “cổ đông”.

Mở tiệm được 1 năm rưỡi, Tee tích góp được cho mình 200 triệu và quyết định lại một lần nữa Nam tiến. “Vào bằng được thì thôi” – anh nói. Với 200 triệu đó, Tee quyết định đầu tư làm MV Đã Lỡ Yêu Em Nhiều với chi phí… 150 triệu, tức là chỉ giữ lại 50 triệu để sống. “50 triệu đấy có thể ở lại Sài Gòn được bao nhiêu lâu nữa?” – Tee hỏi tôi.

Và thế là MV huyền thoại Đã Lỡ Yêu Em Nhiều đã ra đời như vậy, trong sự nơm nớp lo sợ của cha đẻ rằng có thể sẽ thất bại và phải trở về Hà Nội thêm một lần nữa. Sau 2 tuần ra mắt, Đã Lỡ Yêu Em Nhiều gần như không sủi tăm. Chỉ đến tuần thứ 3 anh mới có thể thở phào nhẹ nhõm khi bài hát lọt vào Top Trending. Và kể từ sau đấy, mỗi lần trở về Hà Nội của JustaTee là chỉ để đi diễn hoặc thăm gia đình.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 4.
JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 5.

Trên Rap Việt mùa 1, Binz từng nói rằng bất cứ bài hát nào có sự góp giọng của JustaTee trong phần hook đều là một sự may mắn.

Nhưng rất nhiều người từng không nghĩ vậy. Ngày mới bắt đầu sự nghiệp, JustaTee từng bị đánh giá là không thể hát một cách chuyên nghiệp vì giọng quá mỏng. Nghe vậy, Tee quyết định chuyển sang nghĩ cách để… bè, từ đó làm dày thêm sắc độ cho các câu hát của mình trong bài. “Ở nước ngoài cũng thế mà, nhiều người giọng mỏng sẽ tìm ra những cách để bù trừ cho những thiếu hụt của mình”. Cho đến bây giờ, chất giọng suôn mềm, nhẹ nhàng với những câu bè tinh tế và mượt mà đã trở thành dấu ấn đặc biệt của JustaTee trong làng nhạc, là thứ mà chỉ cần cất lên cũng đủ để đảm bảo sự thành công của một bản hit.

Không thể hát chuyên nghiệp không phải là thứ duy nhất mà người ta nói với JustaTee rằng anh không thể, không nên, không được.

Trong suốt những năm đầu tiên, hoặc thậm chí là khi đã yên vị trong Sài Gòn để gây dựng sự nghiệp, âm nhạc của JustaTee luôn bị đánh giá là kén người nghe, không phù hợp với thị hiếu đại chúng và (lại) không trụ được lâu. Với thị trường âm nhạc chuộng ballad và những bản nhạc dance pop sôi động của Việt Nam lúc bấy giờ, việc một nghệ sĩ underground, nhỏ bé, rụt rè, lại vừa hát nhạc Rn’B là điều nghe đã thấy… flop.

Bằng một cách nào đấy, những bài hát của JustaTee – dù không đi theo công thức chung của thị trường – nhưng vẫn có được sức sống và chỗ đứng cho riêng nó trong làng nhạc. Đã Lỡ Yêu Em Nhiều và Thằng Điên là hai sản phẩm đánh dấu sự độc nhất vô nhị của JustaTee trên thị trường, khi thổi một làn gió dìu dặt, lãng mạn và đầy chất thơ vào bầu khí quyển Vpop vốn đang bão hòa với những bản ballad buồn tan nát. Kể từ sau đó, nhắc đến JustaTee là nhắc đến thứ âm nhạc hiện đại và đi trước thị hiếu. Dù có thể không tạo ra một cú nổ lớn khi ra mắt, nhưng chắc chắn, và bất cứ thời điểm nào, bất cứ giai đoạn nào – bạn cũng có thể quay lại nghe mà không thấy lỗi thời.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 6.

Nhảy vọt thời gian đến Rap Việt mùa 3, khi JustaTee quyết định nhận lời trở thành Giám đốc Âm nhạc của Rap Việt. Sự ra đi của SpaceSpeakers để lại một chỗ trống khó lấp đầy và tạo ra một áp lực khủng khiếp tới bất cứ người đến sau nào. Mùa Rap Việt đó thậm chí còn được tiên đoán sẽ trở thành một cú flop, bởi gần như không chương trình truyền hình giải trí nào tại Việt Nam có thể duy trì sức hút qua mùa thứ 2. “Không thể hot nổi” – là điều mà người ta nói đi nói lại khi chương trình công bố casting thí sinh. Chỉ cho đến lúc Người Miền Núi Chất, Từ A-Z hay Từ Chối Hiểu thống trị Top Trending và tạo ra những xu hướng mới trên khắp mạng xã hội, người ta mới phải công nhận rằng Rap Việt đã thực sự vượt qua được “lời nguyền gameshow”, và thậm chí còn tạo nên những dấu ấn riêng của mình với dàn thí sinh đến bây giờ vẫn đang khuynh đảo Vpop như Rhyder, Pháp Kiều…

Sau Rap Việt mùa 3, JustaTee bắt đầu một hành trình mới mẻ với vai trò Giám đốc âm nhạc. Người ta thường nghĩ rằng để đứng ở vị trí Giám đốc âm nhạc đòi hỏi một người phải có đủ sự hiểu biết về âm nhạc, có kiến thức sâu rộng và đóng góp rất nhiều cho thị trường. “Chắc chắn không phải kiểu người như tôi” – Tee vừa nói vừa đưa tay lên xoa mái đầu nay đã rất thưa thớt… tóc.

Với Rap Việt, JustaTee được vùng vẫy trong thế mạnh của mình là hiphop, nhưng Anh Trai Say Hi lại là câu chuyện của âm nhạc đại chúng, của nhiều dòng nhạc khác nhau. Đó cũngi là thử thách tiếp theo mà anh đón nhận. Có thể nói, đó là một thử thách ở một đẳng cấp khác. Với 30 anh trai cùng đủ màu sắc âm nhạc khác nhau, và áp lực khủng khiếp từ guồng sản xuất nhạc mới gần như là mỗi tuần – việc sản xuất được đủ bài hát của từng tập là một khối lượng công việc khổng lồ. Sau 4 tháng, Anh Trai Say Hi trở thành một trong những chương trình có độ nhận diện cao nhất năm 2024. Nhưng bỏ qua những thành tích về mặt chương trình, nếu chỉ nói về âm nhạc, đã có thời điểm Top 10 Trending của Youtube gần như thuộc về các bài hát đến từ Anh Trai Say Hi. Theo số liệu từ nhà sản xuất, lượt xem Anh Trai Say Hi đã chạm mốc 5 tỷ – một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử các show âm nhạc tại Việt Nam. Mà đó là chúng ta còn chưa nói đến 4 concerts được tổ chức tại cả Hà Nội lẫn Sài Gòn, đi kèm theo một thông báo về concert thứ 5 sẽ được tổ chức trong tương lai gần.

Những thành tích mà rất có lẽ, chính cả những ngườitrong cuộc cũng đôi lần từng nghĩ rằng mình “không thể”.

“Đây gần như là một lý tưởng của bản thân tôi. Từ xưa đến nay, tôi luôn muốn chứng minh những điều ngược lại với các định nghĩa vốn dĩ của mọi người. Ai đó nói rằng không được thì tôi sẽ chứng mình là nó được. Hầu hết những thứ tôi đạt được mà người ngoài nhìn thấy đều là những thứ được định nghĩa không thể với số đông”.

“Tôi nghĩ rằng, nếu chỉ mãi loanh quanh với những điều “không thể” và “không nên” thì chúng ta sẽ khó mà phát triển được. Dù ở bất cứ thời điểm nào tôi cũng có thể tự viết nên được những định nghĩa riêng cho cuộc đời âm nhạc của mình. Miễn sao đấy là sự làm nghệ thuật, cống hiến và khát khao đúng nghĩa.” Tee nói.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 7.
JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 8.
JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 9.

“Nếu ai biết thì sẽ biết, là dù tôi có đi cùng đội nhóm nào thì về cơ bản – những thứ tôi làm đều là… tự. Tự theo đuổi những lý tưởng của mình, tự làm những thứ để bám theo và thực hiện hóa những lý tưởng ấy thành sự thật”.

JustaTee đã nhận ra một điều, dẫu ở trong một đám đông hay có những bạn bè, những người cộng sự xung quanh, anh vẫn không hoàn toàn thuộc về họ hay là một trong số họ. Dù được kết nối bằng tình yêu âm nhạc, tình cảm bạn bè hay tình thân gia đình, sự khác biệt trong suy nghĩ, mục tiêu và lý tưởng của JustaTee vẫn là thứ khiến anh luôn chọn đi một con đường riêng rẽ với những người xung quanh, con đường mà rất có lẽ khi anh đặt chân xuống, sẽ chẳng ai hiểu nổi lý do vì sao.

Sự cô độc này nhen nhóm khởi phát từ những ngày đầu tiên, khi JustaTee đã có một chút tiếng tăm, đi thi và lên sóng truyền hình – Tee cùng những người anh em của mình bị cộng đồng underground cho rằng họ đã… mất chất, đã trở thành những nghệ sĩ thị trường. “Lúc ấy, cộng đồng underground nói tôi rằng mình không còn thuộc về cái giới này nữa rồi”. JustaTee rơi vào tình thế mắc kẹt ở đoạn giữa, nơi mà anh không thể trở lại phía dưới vì không còn được chấp nhận, nhưng cũng không đủ mạnh để vụt lên phía trên và “chơi với những người ở tầm như thế”. Trong suốt nhiều năm, JustaTee quanh quẩn ở giữa lằn ranh của underground và mainstream, cho đến lúc anh không còn đặt nặng việc mình thật sự thuộc về nơi nào nữa, mà chỉ đơn giản là mình chọn-cách-sống-như-thế-nào. “Tôi không vỗ ngực rằng mình là underground, nhưng cá tính, lối sống, cách làm âm nhạc lẫn cách đối xử với âm nhạc của tôi thì nó là… kiểu underground. Tôi không thể đi đôi co và đối chất với mọi người về khái niệm đó nữa. Suy cho cùng, tôi cũng chỉ là một người cống hiến và làm nghệ thuật mà thôi”.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 10.

Trong suốt một thời gian dài tuổi đôi mươi, khi chưa định hình được con đường mình cần đi, JustaTee bị giằng xé trong quyết định theo đuổi nghệ thuật của mình mà không thể san sẻ với ai. “Không hẳn là tiêu cực nhưng sẽ có những góc nhìn của bản thân những khi ở một mình, và rồi lại gặp phải những chuyện không hay – tôi tự xây cho mình những bức tường kiên cố để tự bảo vệ bản thân. Những ngày trước năm 2017, cứ nằm xuống là nội tâm lại xảy ra những cuộc xung đột dữ dội. Tôi mất ngủ trong một thời gian dài là vì như vậy”.

Trong mắt người ngoài, những gì JustaTee có được dường như rất dễ dàng, quá nhanh và quá thuận lợi. Nhưng với Tee, đó là cả một hành trình lăn lộn suốt 20 năm để có được. “Tròn 20 năm làm nhạc và ăn ngủ với âm nhạc, mười mấy năm không có gì trong tay, cũng từng ấy năm lúc nào cũng trong tâm thế không biết ngày mai như thế nào, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo. Những thứ mà tôi đã trải qua cũng đủ lâu để một người bình thường – nếu đứng ở vị trí của tôi – cũng đã sẵn sàng để chuyển hướng từ lâu. Câu hỏi thường trực của tôi luôn là: “Phải làm như thế nào?” – và nếu có một đường lùi, hẳn tôi cũng suy nghĩ đấy. Nhưng rồi cuối cùng tôi vẫn quyết tâm sẽ theo đuổi đến cùng, vậy nên mới có được ngày hôm nay.”

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 11.
JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 12.

Một buổi tối quen thuộc ở tầng 4 trong căn nhà của JustaTee bên quận 2 sẽ đón tiếp rất nhiều vị khách. Êkip một chương trình nào đó đến họp, các producers của Tee làm việc, nghệ sĩ đến thu hoặc sửa bài hát, và cả những nghệ sĩ khác đến… chơi. Thỉnh thoảng, Cici hoặc Mino sẽ phá tan bầu không khí làm việc ồn ào khi chạy lên gọi bố xuống ăn cơm.

Ngày hôm ấy, tôi gặp MCK trên studio của anh Tee, cũng đang kiên nhẫn ngồi chờ “ông anh” họp cho xong để khoe nhạc mới. Cũng phải mất 2 tiếng và hàng chục câu chuyện trên trời dưới biển, chúng tôi mới đợi được đến lúc JustaTee được “thả” ra để về lại phòng làm việc và giao lưu âm nhạc cùng các anh em. Một lúc sau, anh Hải Bột tìm đến để viết nhạc. Căn phòng chỉ vỏn vẹn 20 mét vuông này đã đón tiếp không biết bao những nghệ sĩ lớn nhỏ, già trẻ, cũ mới của showbiz tìm đến, khoe nhau nhạc mới, cho nhau những lời khuyên và lắng nghe nhau tâm tình. Anh Tee khoe rằng trong căn phòng này, anh đã từng “chữa lành” cho rất nhiều nghệ sĩ đang lạc lối và không tìm được hướng đi tiếp theo cho bản thân mình.

JustaTee bây giờ đã không còn làm nhạc một mình. Ở bên cạnh anh đã có những người đồng hành, những người mà anh tự hào nói rằng đã “nhặt” họ về ở một xó xỉnh nào đó trong tình trạng gần như là chuẩn bị bỏ cuộc với đam mê âm nhạc, những người mà anh biết họ đã cố gắng trong nhiều năm nhưng chưa gặt hái được một dấu ấn nào để khiến người khác nhớ đến mình. Cùng nhau, họ tạo nên những điều tưởng như không thể ở Anh Trai Say Hi, và họ khiến nhau cảm thấy từ nay mình không còn cô độc trên con đường này.

“Một bạn tôi gặp khi đến đây cùng bạn bè để làm Rap Việt. Tôi thấy bạn cũng lành, ham học hỏi và chân chất, thế nên rủ rê bạn ấy làm cùng mình. Mãi sau này, bạn kể thì tôi mới biết, bạn chuẩn bị bỏ làm nhạc đến nơi để đi… chạy xe công nghệ. Mọi cuộc gặp gỡ và đồng hành ở đây đều là cái duyên, bắt đầu từ sự thôi thúc của tôi khi cứ phải trả lời những câu hỏi của các bạn rằng nên làm gì, nên bỏ cái gì ở đoạn nào? Tôi thấy với năng lượng và góc nhìn về âm nhạc của mình, sẽ phần nào giúp được các bạn không phải hỏi nữa. Mỗi chặng đường là một hành trình mà càng đi, tôi càng thấy mình được mở mang. Để đến bây giờ nhìn lại, tôi thấy sự trưởng thành của những người đi bên cạnh mình. Không chỉ về khả năng, mà còn là về tinh thần và sự công nhận. Tôi cũng đã có cái để nhìn vào và có chuyện để kể cùng các bạn rồi. Từ những người sắp bỏ cuộc, các bạn đều đã có những thành tựu nho nhỏ riêng, cùng tôi làm Anh Trai Say Hi và bắt đầu nhận làm những set diễn cho nghệ sĩ ở ngoài, đều nhận được sự công nhận, yên tâm và tin tưởng từ những người trong nghề. Đó là sự đảm bảo mà tôi có thể mang lại được cho các bạn khi đồng hành cùng mình ở đây”.

“Đây có là một câu chuyện xa xôi hay không thì tôi không biết, nhưng nếu đã chọn về đây thì các bạn đều quan tâm đến việc phát triển của mình như thế nào. Bản thân sự quây quần của các bạn ấy, người này đỡ người kia cũng đã tốt hơn rất nhiều so với việc cứ một mình ngoài kia rồi loanh quanh làm một thứ một mình. Tôi cứ rút kinh nghiệm từ chính mình tôi, nếu cứ đơn độc làm mọi thứ một mình thì sẽ lâu và bỏ phí rất nhiều trải nghiệm. Quan trọng là tôi đã từng như vậy nên tôi không muốn các bạn phải trải qua điều đó nữa khi tôi có đủ điều kiện. Tôi chỉ mong những bạn trẻ yêu âm nhạc ở ngoài kia, ít nhất là những bạn mà tôi gặp thì đều xứng đáng được làm nghệ thuật đúng nghĩa và không cảm thấy những gì mà các bạn từng cảm thấy như trước khi làm việc với tôi”. Anh Tee nói, trước khi mở cửa chạy vụt sang phòng họp tìm một ly nước, khi quay lại vừa kịp lướt qua Pháp Kiều đang đứng thu âm và kịp cho một lời khuyên: “Anh nghĩ đoạn này giọng em cần phải nhẹ nhàng hơn vì cái beat nó đã rất mạnh rồi”.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 13.

Qua nhiều ngày đến gặp JustaTee trong căn phòng đặc biệt này, tôi nhận ra trên vai người đàn ông bé nhỏ này là cả một gánh nặng khổng lồ mà anh vui vẻ khoác lên mình. Đó không chỉ giống những bức hình chế trên mạng khi Tee khom khom ngồi trước dàn máy tính và đằng sau là hàng loạt chương trình “chủ nợ” đang đòi nhạc, mà còn là gánh nặng của tình yêu với âm nhạc, của lý tưởng bản thân, và giờ đây là cả giấc mơ của những người đồng hành.

Tee nói rằng anh vốn là người sẽ không thể ngủ khi chưa hoàn thành công việc. Và khi đã không thể ngủ thì anh chỉ còn có thể ngồi làm nốt đến bao giờ xong thì thôi. Vậy nên với JustaTee, điều anh tự hào nhất và coi là thành tựu sáng chói của bản thân không phải là những con số triệu view hay bộ sưu tập Top Trending, mà đó là nỗ lực chinh phục sự lao động của mình. “Tôi đâu chủ động để trở thành một giám đốc âm nhạc, một producer như ngày hôm nay khi vẫn đang là một nghệ sĩ? Mọi thứ đều đến rất tự nhiên và tôi chỉ đang cố gắng dùng sức lao động, dùng những gì mình hiểu biết để đóng góp cho các chương trình mình tham gia, rồi từ đấy mới có thêm những người đồng hành và cùng phát triển. Mọi thứ đều đến một cách tự nhiên.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 14.

Tôi không có tham vọng gì quá cao siêu hay trở thành một ai đấy thay đổi cuộc chơi đâu. Chỉ đơn giản là tôi có một công việc, có một thứ giúp mình nuôi sống đam mê. Tôi tìm kiếm được những bạn trẻ đang bơ vơ ngoài kia không có việc làm, rất muốn được làm nghề nhưng không biết việc đến từ đâu – đưa họ về cùng làm những thứ mà tôi có cơ hội để làm. Thế thôi”.

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 15.
JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 16.

Thật khó để hỏi một người nghệ sĩ rằng: “Bao giờ anh mới hết cảm giác cô độc?”, nhưng tôi tin rằng, JustaTee đang ở một trạng thái mà anh dần cảm thấy trọn vẹn. Đôi khi, những suy tư không cần nói ra bằng lời một cách cụ thể vẫn sẽ được xoa dịu bằng sự hiện diện của những người thân yêu xung quanh, hay bằng việc cất lên một tiếng hát và được hàng triệu người lắng nghe. Trong căn phòng 20 mét vuông ấy, JustaTee không chỉ chữa lành cho những người bạn, cho những người đồng hành, mà còn chữa lành cả cho chính tâm hồn nghệ sĩ của mình. Một căn phòng mà mỗi khi bước ra, ai cũng cảm thấy mình có một câu chuyện để tiếp tục kể với nghệ thuật. Với sự tình yêu cùng sự gắn bó tinh khiết của những con người đồng điệu, dường như, không còn gì là không thể trở thành hiện thực.

Và từ những vết thương đang dần liền lại của mỗi con người tìm đến căn phòng này, những bản nhạc tuyệt đẹp cứ thế ra đời…

JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 17.
JustaTee: Hành trình 20 năm với âm nhạc bắt đầu từ nỗi cô đơn và rất nhiều từ “không”- Ảnh 18.

 





Theo Kenh14

Share:

Các bài viết khác:
Như Quỳnh nghẹn ngào ôm Hồ Văn Cường trước 2000 khán giả
Như Quỳnh nghẹn ngào ôm Hồ Văn Cường trước 2000 khán giả
[ad_1] Đêm nhạc "Người tình & quê hương" của Như Quỳnh diễn ra tối 4/1 tại Nhà hát Hòa Bình (TPHCM). Đây là năm thứ 3 nữ danh ca tổ...

Thả 2 diễn viên, truy tố 16 ‘ông trùm’ và 1 MC vụ lừa đảo chấn động Thái Lan
Thả 2 diễn viên, truy tố 16 ‘ông trùm’ và 1 MC vụ lừa đảo chấn động Thái Lan
[ad_1] Tài tử Yuranan 'Sam' Pamornmontri được thả khỏi Nhà tù đặc biệt Bangkok lúc 20h ngày 8/1, sau khi công tố viên quyết định hủy bỏ cáo buộc đối...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)
[ad_1] Chúng mình không còn yêu nhau thì thôiAnh nói ra đi trắng đen một lờiCó gì mà ngại anh ơi, có gì mà đành gian dốiEm không hề kết...

‘Đi về miền có nắng’ tập 1: Thư ký chủ tịch nhận kết đắng khi dạy dỗ thiếu gia
‘Đi về miền có nắng’ tập 1: Thư ký chủ tịch nhận kết đắng khi dạy dỗ thiếu gia
[ad_1] Đi về miền có nắng - bộ phim mới lên sóng VTV3 tối nay xoay quanh Ánh Dương (Hoàng Khánh Ly) - một cô gái lỡ dở tình duyên,...

Tiểu sử diễn viên Việt Hoa “Nơi giấc mơ tìm về”
Tiểu sử diễn viên Việt Hoa “Nơi giấc mơ tìm về”
[ad_1] Việt Hoa có lẽ không còn là cái tên quá xa lạ với khán giả truyền hình vài năm trở lại đây. Với diễn xuất linh hoạt, tự nhiên...

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm
Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm
[ad_1] Trong tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy có thể không phải là người tài năng nhất, không phải là người được yêu mến nhất, tuy nhiên, chắc...

CEO SpaceSpeakers lên tiếng khi cư dân MXH Threads hỏi “SlimV là ai mà được nhiều vote thế?”
CEO SpaceSpeakers lên tiếng khi cư dân MXH Threads hỏi “SlimV là ai mà được nhiều vote thế?”
[ad_1] Những ngày qua, trên mạng xã hội Threads, nhiều ý kiến thắc mắc “SlimV là ai mà có nhiều fan tới vậy” khi chứng kiến lượt bình chọn của...

Chị Dâu: Bất ngờ lớn nhất của điện ảnh Việt 2024
Chị Dâu: Bất ngờ lớn nhất của điện ảnh Việt 2024
[ad_1] Khương Ngọc là một ẩn số khá thú vị của showbiz Việt khi từng tham gia đủ các vai trò diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình, nhạc...

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn) – “Sơn nữ ơi, hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?”.
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn) – “Sơn nữ ơi, hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?”.
[ad_1] Trần Hoàn là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng từ thời tiền chiến, dù sau năm 1954 ông sinh sống và công tác ở miền Bắc nhưng những...

Tiểu sử ca sĩ Noo Phước Thịnh
Tiểu sử ca sĩ Noo Phước Thịnh
[ad_1] Không chỉ sở hữu ngoại hình chuẩn soái ca, Noo Phước Thịnh còn chinh phục người nghe bởi chất giọng nam trầm, đầy cảm xúc thông qua những bản...