Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị


CA KHÚC “XÓM ĐÊM”

  • Sáng tác: Phạm Đình Chương
  • Thể loại: Nhạc quê hương
  • Năm ra đời: 1955
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long

Ca khúc “Xóm đêm” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Theo tài liệu lịch sử âm nhạc, thập niên 1950 là thời điểm tân nhạc bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở miền Nam với thế hệ các nhạc sĩ đình đám như Văn Cao, Phạm Duy, Lê Thương, Lam Phương, Phạm Đình Chương,… Ở thời kỳ này có 3 nhạc phẩm nói về tầng lớp lao động bình dân sống trong xóm nghèo nơi vùng ven Sài Gòn là: Kiếp nghèo (nhạc sĩ Lam Phương), Phố buồn (nhạc sĩ Phạm Duy) và Xóm đêm (nhạc sĩ Phạm Đình Chương).

Trong đó, ca khúc “Xóm đêm” được nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết về hoàn cảnh khó khăn nhưng ngập tràn niềm tin yêu, lạc quan về cuộc sống về tương lai của người dân ở xóm nghèo vùng ven Sài Gòn, cạnh đó là hình ảnh phồn hoa rực rỡ của ánh đèn đô thị. 

Ca khúc “Xóm nghèo” được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác vào năm 1955. Đây là giai đoạn mà chàng nhạc sĩ đang thăng hoa trong âm nhạc và tình yêu. Vì thế thật dễ hiểu khi ca khúc viết về dân nghèo của ông không hề nhuốm màu buồn chán, u ám…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-xom-dem-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-9
Tờ nhạc ca khúc “Xóm đêm”

Có một số tư liệu chép rằng, ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương được sáng tác vào năm 1962. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác. Bởi trong tập nhạc Phạm Đình Chương phát hành tại hải ngoại có ghi rõ năm sáng tác là 1955. Ông sáng tác “Xóm đêm” gần như cùng thời điểm với “Kiếp nghèo” của nhạc sĩ Lam Phương và “Phố buồn” của nhạc sĩ Phạm Duy (năm 1954).

Ca khúc “Xóm đêm” được thể hiện rất thành công qua giọng ca của danh ca Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long. Về sau này, ca khúc được “cover” lại bởi giọng ca Quang Dũng. Khi đó anh đang là giọng ca trẻ được yêu thích nhất. Cũng nhờ tiếng hát Quang Dũng mà ca khúc “Xóm đêm” bật dậy trở lại thị trường âm nhạc trong nước và được khán giả đón nhận. Điều này cũng chứng minh được sức sống vượt thời gian của ca khúc và tài năng sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. 

“Xóm đêm” – Bức tranh về cuộc sống của xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950

Mở đầu ca khúc “Xóm nghèo” của Phạm Đình Chương không hề u ám, ảm đạm như nhiều ca khúc cùng thời kỳ:

“Đường về canh thâu

Đêm khuya ngõ xâu như không mầu,

qua phên vênh có bao mái đầu

hắt hiu vàng ánh điện câu”

Đây là một trong những sản phẩm âm nhạc hiếm hoi của Phạm Đình Chương có giai điệu bolero. Và cũng là một trong những ca khúc giai điệu bolero đầu tiên của tân nhạc. Tuy là bolero nhưng màu sắc của bài hát khác hẳn với những giai điệu bolero của thập niên 1960 mà người ta thường hình dung.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-xom-dem-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-7

Chính nhờ sự độc đáo này mà ca khúc có sức sống trường tồn theo năm tháng. Đầu tiên, ca khúc được thể hiện bởi Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long (có sự góp giọng của chính Phạm Đình Chương). Sau nửa thế kỷ, ca khúc được Quang Dũng “cover” lại và một lần nữa tạo tiếng vang trên thị trường âm nhạc trong nước. Nhưng ca sĩ Quang Dũng đã hát sai câu hát “qua phên vênh có bao mái đầu” thành “qua chênh vênh có bao mái đầu” làm cho câu hát trở nên tối nghĩa.

“Phên” là tấm che được đan bằng vật liệu là tre. Những nhà nghèo thập niên 1950 ở xóm nghèo có nhiều vách nhà được che bằng phên (hay còn gọi là vách nứa). Lâu ngày mưa nắng làm tấm phên bị cong vênh nên tạo thành các khe hở. Trong một lần bước chân lang thang qua xóm nhỏ, Phạm Đình Chương nhìn qua khe “phên bị vênh” ấy của một vách nhà nghèo, thấy có những mái đầu trong một gia đình đông con chụm lại dưới ánh đèn “hắt hiu” vàng ánh điện câu”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-xom-dem-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-6
Tấm phên làm bằng tre được người dân xưa dùng để làm vách nhà

“Đêm khuya ngõ xâu như mầu,

qua phên vênh có bao mái đầu

hắt hiu vàng ánh điện câu”

Trong những câu hát này có đến 3 chi tiết dễ gây hiểu lầm cho khán giả trẻ. Nhiều người tưởng là “ngõ sâu” nhưng thực chất, nếu xem lại tất cả các tờ nhạc đã phát hành, cả trước 1975 thì thấy đều là ‘ngõ xâu’. Có thể đó là câu hát ngắn gọn nhất mô tả những quanh co hẻm nhỏ trong xóm nghèo đan xâu chằng chịt vào nhau. Khi ấy, cả xóm nghèo chỉ có một công tơ điện, mỗi nhà chỉ có một bóng đèn vàng hắt hiu nên tác giả viết “ánh điện câu”. Dòng “điện câu” thường rất yếu, những ngọn đèn vẫn sáng, nhưng là một thứ ánh sáng yếu ớt, vàng vọt…

“Đường dài không bóng.

Xa nghe tiếng ai ru mơ màng.

Mưa rơi rơi xóa lối đi mòn.

Có đôi lòng vững chờ mong.

Ai chia tay ai đầu xóm vắng im lìm.

Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm.

Mong sao cho duyên nghèo mai nắng gieo thêm.

Đẹp kiếp sống thêm.

Màn đêm tịch liêu.

Nghe ai thoáng ru câu mến trìu.

Nghe không gian tiếng yêu thương nhiềụ

Hứa cho đời thôi đìu hiu.

Đêm tha hương ai vọng trông.

Đêm cô liêu chinh phụ mong.

Đêm bao canh mưa âm thầm,

Theo gió về khua cơn mộng,

hẹn mai ánh xuân nồng.

Cho nên đêm còn dậy hương,

để dìu bước chân ai trên đường,

để nhìn xóm khuya không buồn

vì người biết mang tình thương”

Ở thời điểm năm 1955, Phạm Đình Chương cũng đang sống trong nỗi niềm của người tha hương – thứ ám ảnh nhất với những người di cư, luôn trong tâm trạng nhớ thương cố xứ:

“Đêm tha hương ai vọng trông

Đêm cô liêu chinh phụ mong”

Cũng giống như “Kiếp nghèo” của Lam Phương, hình ảnh “Êm êm tiếng hát ngân nga ôi lời mẹ hiền ru thiết tha” trong ca khúc “Xóm đêm” cũng có bóng dáng của mẹ. Ở ngõ tăm tối của xóm nghèo, trong cái vàng vọt của ánh điện câu lại bừng lên tiếng hát ru thật trìu mến của mẹ – vốn cũng là người cô phụ có chồng xa nhà. Họ chia tay ở nơi đầu xóm vắng, trao đổi với nhau bằng đôi mắt ngấn ngàn yêu thương, hứa hẹn hôi lòng vững vàng niềm đợi mong nhau và hi vọng về ngày mai tươi sáng.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân: Từ cô đào nức tiếng một thời đến tuổi già cô độc, bán vé số, nhặt ve chai, ăn bánh mì từ thiện
Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân: Từ cô đào nức tiếng một thời đến tuổi già cô độc, bán vé số, nhặt ve chai, ăn bánh mì từ thiện
[ad_1] Đào chính nức tiếng một thời Nghệ sĩ cải lương Trang Thanh Xuân tên thật là Đào Thị Thanh Xuân, sinh năm 1952 tại TP Hồ Chí Minh. Bà...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
[ad_1] Âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 giống như tính cách trong con người ông, du dương, nhẹ nhàng đi vào lòng người theo cách êm dịu nhưng vô cùng...

Xúc động lá thư nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gửi người con trai bên kia chiến tuyến: “Dù chưa một lần gặp nhưng ba luôn có con và mẹ trong lòng, trong tâm hồn ba”
Xúc động lá thư nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gửi người con trai bên kia chiến tuyến: “Dù chưa một lần gặp nhưng ba luôn có con và mẹ trong lòng, trong tâm hồn ba”
[ad_1] Trước khi vào Nam lập nghiệp năm 1954 và nên duyên vợ chồng với ca sĩ Thúy Nga năm 1957, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng có mối tình...

Nhạc sĩ Đức Quỳnh: Nhạc ai cũng thuộc nhưng tên người sáng tác lại bị lãng quên
Nhạc sĩ Đức Quỳnh: Nhạc ai cũng thuộc nhưng tên người sáng tác lại bị lãng quên
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ ĐỨC QUỲNH Tên thật: Nguyễn Đức Quỳnh Nghệ danh: Vân Thanh, Đức Quỳnh Ngày sinh: 1922 - 1994 Quê quán: Hà Nội Nghề...

Lối hát phụ diễn – “nước đi” giúp ban hợp ca Thăng Long nổi đình nổi ở Sài Gòn thập 1950
Lối hát phụ diễn – “nước đi” giúp ban hợp ca Thăng Long nổi đình nổi ở Sài Gòn thập 1950
[ad_1] Thăng Long là ban nhạc gia đình nổi đình nổi đám và có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển tân nhạc ở Sài Gòn trong thập...

NSND Lệ Thủy: “Cô đào ngoại hạng” mới 15 tuổi đã lên hát chính, nức tiếng giới cải lương một thời
NSND Lệ Thủy: “Cô đào ngoại hạng” mới 15 tuổi đã lên hát chính, nức tiếng giới cải lương một thời
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND LỆ THỦY Tên thật: Dương Thị Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy). Nghệ danh: Lệ Thủy. Ngày sinh: 20/05/1948. Quê...

Chuyện tình nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thúy Nga: Từ duyên thầy trò đến nghĩa vợ chồng
Chuyện tình nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thúy Nga: Từ duyên thầy trò đến nghĩa vợ chồng
[ad_1] Xưa nay, chuyện tình giữa nghệ sĩ với nhau không hẳn là lạ, nhưng để cùng nhau đầu bạc răng long thì không nhiều. Trong số những cặp đôi...

Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG LANG Tên thật: Phạm Phúc Hiển Nghệ danh: Hoàng Lang Ngày sinh: 1930 - 2004 Quê quán: Sài Gòn Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
[ad_1] Ca sĩ Sơn Tuyền sở hữu giọng ca ngân vang như tiếng chuông, có nhiều ca khúc hit để đời. Nguồn: Internet Ca sĩ Sơn Tuyền là một trong...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Ads Bottom