Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân

10/01/2025.


Nhạc sĩ Viễn Chinh, tác giả 2 ca khúc xuân nổi tiếng là Mùa Xuân Trong Thư Em và Thư Xuân đã vừa qua đời tại nhà riêng ở Thủ Đức hôm 31/1/2024, hưởng thọ 78 tuổi.

Vợ chồng nhạc sĩ Viễn Chính tại nhà riêng năm 2021. Ảnh: nhacxua.vn

Mỗi dịp Xuân về trong mấy chục năm qua,  những ca khúc nhạc xuân sáng tác trước 1975 luôn được nghe lại trong những ngày đầu năm, một trong số đó phải kể tới tiếng hát Chế Linh và ca khúc Mùa Xuân Trong Thư Em:

Thư viết từ miền xa
Gửi về em gái anh chưa quen mặt
Năm nay đơn vị anh vui đón xuân
Bằng những lời em gái viết trong thư.


Chế Linh hát Mùa Xuân Trong Thư Em trước 1975

Nhạc sĩ Viễn Chinh tên thật là Nguyễn Quốc Việt, và bút hiệu Viễn Chinh được ông kết hợp từ tên của 2 người bạn thân thuở nhỏ là Viên Và Chinh. Ông thêm dấu (~) để thành tên Viễn Chinh. Ông xuất thân trong gia đình có nhiều người phục vụ trong quân đội, cha của ông là nguyên tỉnh trưởng tỉnh Phước Tuy, tham mưu SĐ7BB (đại tá Nguyễn Bá Trước), các người chú là đại tá Nguyễn Bá Trang (tư lệnh lực lượng thủy bộ 221 tại vùng 4), trung tá Nguyễn Bá Tùng.

Vì yêu thích văn nghệ nên nhạc sĩ Viễn Chinh không trở thành sĩ quan như các bậc cha chú, mà chỉ phục vụ tại tiếp vận của sư đoàn Nhảy Dù với cấp bậc Trung sĩ. Đó cũng là thời gian ông sáng tác 2 ca khúc nhạc xuân nổi tiếng là Thư Xuân và Mùa Xuân Trong Thư Em.

Gặp nhạc sĩ Viễn Chinh hồi năm 2021, ông kể lại rằng thời còn đi học, mỗi dịp Noel hoặc Tết thì thầy cô thường khuyến khích học trò viết thư gửi đến người ở tiền tuyến để ủy lạo tinh thần. Sau này khi vào quân ngũ, ông lại làm đúng ở bộ phận mà khi đến dịp Noel, Tết, ông gửi công văn đến các trường học để lấy thư của các học sinh gửi lính, các khăn thêu của nữ sinh tặng người chiến sĩ. Cảm xúc vì những lá thư này, nhạc sĩ Viễn Chinh đã sáng tác Thư XuânMùa Xuân Trong Thư Em:

Xuân núi rừng rộn vui
Mấy thằng khoe có khăn thêu em tặng…


Nghe Thanh Phong hát Thư Xuân trước 1975

Nhạc sĩ Viễn Chinh cũng khẳng định rằng tên đúng của bài hát là Mùa Xuân Trong Thư Em, chứ không phải là Mùa Xuân Trông Thư Em như bấy lâu bị ghi sai.

Bản sheet ca khúc này do chính nhạc sĩ Viễn Chinh cung cấp

Vì không xuất thân trong gia đình văn nghệ nên từ nhỏ Viễn Chinh tự mày mò sáng tác, sau khi được học chút ít nhạc lý với một ma soeur (gia đình ông theo công giáo). Những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của ông là kích động nhạc, những bài hát được sáng tác riêng cho Hùng Cường và Mai Lệ Huyền là Hiểu Lầm, Chuyện Dài Hai Đứa, Phân TrầnÔng Mai Bà Mối.

Năm 1971, tình cờ Viễn Chinh gặp nhạc sĩ Anh Việt Thu tại nhà hàng Kim Sơn, sau một hồi trò chuyện, Anh Việt Thu đã thuyết phục Viễn Chinh chuyển sang viết nhạc tình cảm, và gợi ý đề tài sáng tác là một chuyện tình buồn có thật ở vùng sông nước miệt vườn, từ đó ông sáng tác thành ca khúc Nhật Thực, rất ăn khách với giọng hát Giao Linh.  Tiếp sau đó, Viễn Chinh sáng tác thêm nhiều ca khúc nhạc vàng khác, mà nổi tiếng nhất là Mùa Xuân Trong Thư Em Thư Xuân.


Giao Linh hát Nhật Thực trước 1975

Sau 1975, gia đình nhạc sĩ Viễn Chinh phải đi kinh tế mới, sau đó vì cực khổ cùng nhau về quê ngoại là An Giang Long Xuyên làm ruộng tới năm 2000 dọn về lại Sài Gòn, sống ở Thủ Đức cho tới khi qua đời đầu năm 2024. Lại một lần nữa, một nhạc sĩ nhạc vàng vang danh với ca khúc nhạc xuân, thì đã nằm lại vĩnh viễn trong một mùa xuân.

nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963 về thể loại “quốc nhạc” (nhạc dân tộc cổ truyền)
Bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963 về thể loại “quốc nhạc” (nhạc dân tộc cổ truyền)
[ad_1] Mời các bạn đọc lại bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963, nói về nhạc cổ truyền dân tộc Việt, mà thời đó được người trong giới...

Câu chuyện về “nàng Ẩn Lan” trong ca khúc Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư)
Câu chuyện về “nàng Ẩn Lan” trong ca khúc Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư)
[ad_1] Trong âm nhạc xưa, đã có không ít lần tên người nữ được nhắc đến trong lời nhạc, đó có thể là tên “người thật việc thật” như là...

Bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh năm 1971: “Hoàng Oanh – Người sinh viên ca hát”
Bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh năm 1971: “Hoàng Oanh – Người sinh viên ca hát”
[ad_1] Mời các bạn đọc lại bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh vào cuối năm 1971, đăng trên nhựt báo Sóng Thần. Lúc này Hoàng Oanh 25 tuổi, đang...

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
[ad_1] Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. (Trịnh Công Sơn – Nỗi lòng của tên tuyệt vọng – 11/1972) Từ...

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
[ad_1] Là người yêu nhạc, có lẽ không ai là không biết tới nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, tác giả của nhiều bài nhạc quê hương bất hủ hư Bến...

Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
[ad_1] Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay...

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
[ad_1] Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều bài hát quen thuộc đã trở thành bất tử,...

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
[ad_1] Âm nhạc xưa ở miền Nam vào vàng son đã từng phát triển rực rỡ với đa dạng thể loại, mỗi ca khúc như là một bông hoa rực...

Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
[ad_1] Trong lúc lục lọi chồng báo xưa, phát hiện một thông tin thú vị, xin chép lại hầu bạn đọc: Đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” Như hầu...

Ads Bottom