CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)


Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn đồi ở Bergamo, trong một gia đình bình dân, là người con thứ năm trong số sáu người con của Andrea Donizetti và Domenica Nava.

Gaetano Donizetti (1797 – 1848)

Vào năm 1806, cậu bé Gaetano được Quỹ khuyến khích học nhạc (Charity Lessons in Music) nhận vào học, tổ chức này do Simone Mayr thành lập và điều hành để rèn luyện trẻ em trong dàn hợp xướng và giúp các em có một nền móng âm nhạc vững chắc. Cậu bé sớm trở thành một học sinh giỏi, đặc biệt tỏa sáng và Mayr, người đã nhận ra năng khiếu tuyệt vời của cậu, đã quyết định tự mình giúp đỡ riêng cậu học đàn harpsichord và sáng tác. Vào năm 1811, Donizetti viết tác phẩm “Il Piccolo compositore di Musica” cho dàn nhạc của trường, với sự giúp đỡ và chỉnh sửa của người thầy vô cùng yêu mến của cậu, người đã ủng hộ cậu trong suốt cuộc đời và đó cũng là người mà Donizetti luôn kính trọng. Vào năm 1815, nhờ sự giới thiệu của Mayr, chàng trai trẻ Gaetano tới Bologna để hoàn thành việc học của mình ở trường trung học âm nhạc của thành phố với cha Stanislao Mattei, người đã từng dạy Rossini. Có thể nói rằng việc Donizetti được Mayr giúp đỡ là một điều vô cùng may mắn. Cậu theo học về đối âm trong 2 năm với ông thầy theo dòng Franciscan này, một nhà soạn nhạc và thầy giáo nổi tiếng và rõ ràng cậu đã nhận được một sự dạy dỗ hoàn hảo không thể chê vào đâu được mặc dù thực tế là người thầy dòng này khá cục cằn, ít nói tới mức cậu chưa từng có cảm giác thân thiết với ông.

Trong những tháng cuối cùng của năm 1817, ông trở lại Bergamo, nơi mà nhờ có lòng tốt của Mayr, Donizetti đã ngay lập tức ký được hợp đồng viết bốn vở opera cho ông bầu Zancla. Vở opera đầu tiên của ông là Enrico di Borgogna, được trình diễn ở Venice vào năm 1818, tiếp nối sau đó vào năm 1819 là vở Il falegname di Livonia; cả hai tác phẩm đều khá thành công và trở nên khá là nổi tiếng thời bấy giờ, người ta có thể nhận thấy ảnh hưởng của Rossini trong hai tác phẩm đó.

Công việc của ông vẫn trôi chảy nhờ một thực tế, theo như chính Donizetti kể cho chúng ta, rằng ông đã trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự: Marianna Pezzoli Grattaroli, một nhân vật trong giới tư sản giàu có ở Bergamo, bị cuốn hút bởi tài năng hiếm có của Donizetti tới mức đã giúp ông được miễn đi phục vụ trong quân đội.

Vào năm 1822 ông giới thiệu tác phẩm Chiara e Serafina ở La Scala – vở opera này thất bại thảm hại và cánh cửa của Nhà hát lớn thành Milan đã khép lại trong 8 năm với ông (Ngoài ra, ông còn có một tác phẩm thất bại nặng nề khác, đó là Alfredo il grande). Buổi biểu diễn opera đầu tiên của ông thực sự đã đến khi Mayr bãi bỏ sự cấm đoán trước đây và cố gắng thuyết phục các nhà tổ chức bỏ qua cho Donizetti. Kết quả là Zoraida di Granata, được biểu diễn vào năm 1822 ở Teatro Argentine ở Rome, nơi mà khán giả say mê đón nhận.

Ông bầu nổi tiếng Domenico Barbaja, người đã mang đến vận may cho Rossini, Bellini, Pacini và rất nhiều nhà soạn nhạc khác, đã yêu cầu ông viết một vở opera semi-seria (nửa nghiêm túc) cho San Carlo Theatre ở Naples. Tác phẩm La Zingarađược trình diễn thành công nhất trong cùng năm đó. Ông đã từng bị các nhà phê bình Pháp (đứng đầu là Hector Berlioz, người đã công kích ông dữ dội trên tờ Journal des Débats) cho rằng ông là “ướt át và lặp đi lặp lại”.

Điều này đã đánh dấu giai đoạn đầu của một sự nghiệp sáng tác rực rỡ các tác phẩm opera của ông. Không giống như Rossini và Bellini, và sau này là Verdi, tất cả đều có thể quản lý được tác phẩm của họ, Donizetti sáng tác một cách vội vàng và không có lựa chọn cẩn thận, và quan trọng nhât là đi theo hướng các giai điệu “cuồng tín”, căng thẳng do tính chất đời sống âm nhạc thời bấy giờ chi phối.

Năm 1826, lần đầu tiên ông thử sức với thể loại opera mang màu sắc bi kịch Gabriella di Vergy (trình diễn năm 1842 ở Naples), từ năm 1827 ông lại tập trung vào thể loại opera anh hùng tân cổ điển (L’esule di Roma (trình diễn năm 1828)) và những vở opera giống như kịch bản về cuộc sống thám hiểm của những người hoa tiêu, thủy thủ (Otto mesi in due ore (1827), Il castello di Kenilworth (1829) và Emilia di Liverpool (1824 và sửa lại vào năm 1828)) vượt qua thập kỷ của kịch melo lãng mạn đẫm máu (Il Paria (1829) và Imelda de’Lambertazzi (1830)). Những vở opera vui nhộn cũng thành công cùng lúc trong suốt thời gian hành hương của ông (vở L’ajo nell’imbarazzo (1824), vở Le convenienze ed inconvenienze teatrali (1827) và Il giovedi grasso (1829)).

Gaetano Donizetti và khía cạnh kinh dị của opera

Ông sáng tác nhiều tới mức đáng kinh ngạc như vậy chủ yếu để mong kiếm tiền trong khoảng thời gian mà như chúng ta biết nhà soạn nhạc không nhận được tiền nhuận bút, nhưng cũng chả kiếm thêm được gì ngoài tiền thù lao được chấp thuận khi có người đặt viết một vở opera. Khả năng sắp xếp của ông phát triển cùng với kỹ năng sáng tác và trình độ chuyên môn mà ông đã đạt được qua những năm tháng học cùng Mayr, ông hầu như không bao giờ để tính nghệ thuật trong các tác phẩm bị tuột xuống mức “không chấp nhận được”: điều mà ông đã đạt được là “nét nên thơ trong sự vội vàng”, điều đó có nghĩa là khả năng tưởng tượng sáng tạo của ông không bị đánh mất hay suy giảm bởi những giới hạn mà còn được khuyến khích, động viên và luôn giữ được quyết tâm cao.

Vào năm 1830, với người chuyên viết lời cho những vở opera Felice Romani, ông đã giành chiến thắng lần đầu tiên với Anna Bolena, trình diễn ở Teatro Carcano, Milan và sau đó là những lần thử sức ở Paris và London chỉ trong vài tháng.

Tuy nhiên, mặc dù thành công và một viễn cảnh thực tế về một sự nghiệp mang tầm quốc tế có thể cho phép ông nghỉ ngơi một chút, nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác với một tốc độ không thể tin được: 5 vở opera chỉ trong chưa đến một năm, trước khi giành được một mốc khác quan trọng trong sự nghiệp của ông, kiệt tác opera buffo (opera hài hước) L’elisir d’amore, viết trong chưa đầy một tháng cũng với phần lời do Romani viết, trình diễn thành công rực rỡ ở Teatro della Cannobbiana, Milan năm 1832. Ở Rome vào năm 1833, ông đã giới thiệu IL furioso all’isola di San Domingo và Lucrezia Borgia ở La Scala, mà đã được cả khán giả lẫn giới phê bình dự đoán trước là một kiệt tác.

Mặc dù thất bại trầm trọng như vậy nhưng với sự tự rút lui khỏi lĩnh vực opera của Rossini vào năm 1829 và sự ra đi sớm của Bellini, một cái chết không ngờ tới vào năm 1835, Donizetti đã tận hưởng một thời kỳ huy hoàng không có địch thủ vì sau đó ông là một điển hình vĩ đại duy nhất của opera Ý.

Rossini cũng giúp ông đến với những nhà hát của thủ đô nước Pháp (và vì đó mà có thể cho phép ông có được tiền thù lao lớn, cao hơn nhiều so với khi còn ở nước Ý), và vào năm 1835 đã mời ông sáng tác Marin Faliero cho sân khấu Paris. Cũng trong năm đó Naples đã mang đến cho ông một thành công đặc biệt của vở Lucia di Lammermoor  với phần lời của Salvatore Cammarano, người kế tục Romani, nhà viết lời quan trọng nhất của thời kỳ lãng mạn, người đã từng làm việc với Mercadente và Pacini và là người sẽ viết 4 libretto cho Verdi, gồm có Luisa Miller và Il Trovatore.

Vào năm 1836, vở Belisario của ông lần đầu tiên được trình diễn trên sân khấu Venice, trong khi Naples lần đầu được biết tới các vở opera buffo Il Campanello và Betly (phần lời do chính ông viết và điều đó cho thấy rõ ràng một tài năng văn chương và một khả năng “nhại văn”). Những tác phẩm này cũng sớm được nối tiếp bằng tác phẩm L’assedi di Calais, được hình thành, như chính Donizetti kể với chúng ta, “cho phù hợp với thị hiếu Pháp”, đây là vở opera cuối cùng mà trong tác phẩm đó, ông đồng tình với truyền thống về một nhân vật nam anh hùng cho giọng nam giả giọng nữ trầm (contralto en travesti).

Ông đã phải chịu đựng việc một loạt người thân trong gia đình ra đi, tuy nhiên khả năng sáng tác không ngừng nghỉ của ông vẫn tiếp tục, không hề suy giảm. Giữa hai năm 1836 và 1837 ông mất cha mẹ, con gái và người vợ yêu thương Virginia Vasselli, mà ông đã cưới vào năm 1828. Vốn là con gái của một luật sư Roma nổi tiếng, bà đã sinh cho Donizetti ba đứa con, và tất cả chúng đều chết yểu. Donizetti gắn bó sâu đậm với người vợ, và khi bà mất vì dịch tả thi ông ngập sâu trong nỗi buồn phiền và ngày càng bộc lộ rõ qua tâm trạng u uất theo suốt cho đến cuối đời ông.

Cũng trong khoảng thời gian đó, ông sáng tác Pia de’ Tolomei cho Venice và “Roberto Devereux”cho Naples, trong khi vào năm 1838, vở Poliuto của ông bị các nhà kiểm duyệt ở Naples cấm trình diễn, vì nó đưa lên sân khấu sự tử vì đạo của một vị thánh – vở opera không được biểu diễn cho tới năm 1848, sau cái chết của tác giả. Thất vọng cay đắng về việc không được chỉ định để nối tiếp Nicola Antonio Zinarelli làm giám đốc nhạc viện (loại bỏ để ủng hộ cho người “Naples thuần túy” hơn, Mercadente), vào tháng 10 năm 1838 ông quyết định rời Naples và định cư ở Paris, nơi mà ông đã sáng tác Il Duca di Alba(được trình diễn sau cái chết của ông vào năm 1882, khi một hội đồng đứng đầu là Ponchielli đã hoàn thành bản tổng phổ) và soạn lại bản tiếng Pháp của vở Poliuto, mà lần đầu tiên công diễn vào năm 1840 dưới tiêu đề Les Martrys. Ông bắt đầu một mối quan hệ cộng tác mật thiết với Opéra-Comique, Opéra et Théâtre des Italiens, một lần nữa chứng minh ông có thể dễ dàng bắt nhịp với rất nhiều thị hiếu khác nhau của các tầng lớp khán giả.

Vào năm 1840, ông viết vở La fille du régiment và La Favorita. Cũng trong năm ông sáng tác một vở opera buffo một màn Rita(vở này cũng được trình diễn sau cái chết của ông vào năm 1860) và quyết định chuyển tới Milan. Ông đã có cơ hội theo dõi các buổi diễn tập vở Nabucco của Verdi vào năm 1842 và quá ấn tượng tới mức mà sau đó ông đã bắt tay vào giới thiệu nhà soạn nhạc trẻ này ở Vienna, nơi mà ông là giám đốc âm nhạc của “mùa diễn Ý” (Italian season). Cũng trong năm đó, với lời mời của chính tác giả, ông đã chỉ huy một buổi trình diễn không thể nào quên được (lần đầu tiên ở Ý) tác phẩm “Stabat Mater” của Rossini, Rossini đã cố gắng thuyết phục Donizetti đồng ý chấp thuận vị trí quan trọng là nhạc trưởng của nhà thờ ở San Petronio, tuy nhiên Donizetti không đồng ý với vị trí đó, vì ông đang theo đuổi một vị trí danh tiếng và có thể kiếm được nhiều tiền hơn, vị trí nhạc trưởng của cung điện Habsburg.

Vào năm 1842, ông giới thiệu tác phẩm Linda di Chamonix ở Vienna. Vở opera được đón nhận thành công rực rỡ và mang tới cho ông niềm vinh dự khi được triều đình đồng ý cho ông làm việc ở vị trí mà ông đã mong mỏi và với một hợp đồng đáng ghen tị đã cho phép ông sáu tháng trong một năm không phải làm việc để theo đuổi sự nghiệp của mình khi ông thấy cần.

Những vở tiếp theo là Don Pasquale (Paris, 1843), Caterina Cornaro (Naples, 1844), Maria di Rohan (Vienna, 1843) và Dom Sébastien, roi de Portugal (Paris, 1843). Trong suốt các buổi tập của Dom Sébastien, roi de Portugal mọi người đều quá ngạc nhiên trước thái độ lố bịch, vô lý của tác giả. Ông đã chịu đựng sự mất trí nhớ thường xuyên và dù ông được biết đến là người hòa nhã, hóm hỉnh và một người rất nhạy cảm, nhưng ông lại tỏ ra ngày càng dễ nổi nóng.

Nhiều năm trước Donizetti mắc bệnh giang mai (sau khi ông mất người ta đã khẳng định sự thoái hóa tủy sống do ảnh hưởng của chứng bệnh giang mai) và vào cuối năm 1845 ông bị chứng liệt não, do lần đau ốm sau buổi biểu diễn cuối cùng và triệu chứng của bệnh tâm thần mà ông mắc phải những dịp trước. Vào ngày 28 tháng 1, cháu trai Andrea của ông, được cha mình – Giuseppe, người sống ở Constantinople và đã được bạn bè của nhạc sĩ thông báo -cử đi, đã tổ chức một buổi hội chẩn. Một vài ngày sau Donizetti được giữ lại trong một bệnh viện chuyên khoa ở gần Ivry, gần Paris, nơi mà ông đã nằm trong 17 tháng. Những lá thư cuối cùng ông viết từ ngày đầu tới bệnh viện này đã cho thấy những điều mà một tâm hồn tuyệt vọng cần tới.

Chỉ tới khi bị đe dọa bởi những rắc rối quốc tế về mặt ngoại giao, vì Donizetti là công dân của đế chế Áo-Hungary và là nhạc trưởng của nhà thờ tới Ferdinand I của Habsburg, cháu trai của nhà soạn nhạc mới được phép mang ông về Bergamo vào ngày 6 tháng 10 năm 1847, khoảng thời gian mà ông đã hoàn toàn bị liệt và chỉ có thể thốt ra vài lời, thường là những lời vô nghĩa, những từ đơn tiết. Ông được đưa tới nhà những người bạn, họ chăm sóc ông chu đáo cho tới khi ông mất vào ngày 8 tháng 4 năm 1848. Vào lúc kết thúc một cuộc đời không quá dài, nhà soạn nhạc không mệt mỏi này đã để lại cho chúng ta khoảng chừng bảy mươi tác phẩm opera seria; opera semi-seria, opera buffo, grand-opéra và opera-comique. Ngoài ra các tác phẩm này, còn có 28 cantata với phần đệm của dàn nhạc hoặc piano, rất nhiều tác phẩm mang tính tôn giáo (gồm 2 Requiem Mass nhằm tưởng niệm Bellini và Zingarelli và các oratorio Il diluvio universale và Le sette Chiese), các tiểu phẩm cho dàn nhạc giao hưởng, hơn 250 bài hát trữ tình cho một hay nhiều giọng hát và piano và các tác phẩm âm nhạc thính phòng, bao gồm 19 tứ tấu là minh chứng rõ ràng cho sự ảnh hưởng của trường phái cổ điển Vienna vĩ đại, Mozart, Gluck và Haydn, mà ông đã từng tiếp xúc và nghiên cứu với hai người thầy giáo của mình.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT THANH NGA Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga Nghệ danh: Thanh Nga. Ngày sinh: 31/07/1942 - Ngày mất: 26/11/1978. Quê quán: Tây Ninh....

Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
[ad_1] Có không ít ý kiến cho rằng, ca khúc "Nửa hồn thương đau" là sản phẩm được viết sau nhiều năm đau đớn, giằng xé vì bị vợ -...

Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh Nghệ danh: Thanh Bình Ngày sinh: 1932 - 2014 Quê quán: Bắc Ninh Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND GIANG CHÂU Tên khai sinh: Trần Ngọc Châu Nghệ danh: Giang Châu Biệt danh: Trùm Sò NS - NM: 1952 - 2019 Quê...

Ads Bottom