Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”. Hiroshi là bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar cổ điển thập niên 1960, có thể sánh ngang với Masaru Kohno.
Chúng ta, chỉ biết rằng Hiroshi Tamura đã được đào tạo ở Tây Ban Nha bởi nhiều bậc thầy nổi tiếng, đáng chú ý hơn cả là Ramirez. Chính vì vậy, Hiroshi Tamura cũng đạt được nhiều giải thưởng quốc tế về tài nghệ làm đàn guitar cổ điển. Hiroshi Tamura được ghi nhận là một trong những bậc thầy giỏi nhất của Nhật Bản. Thậm chí, có một số chuyên gia cho rằng Hiroshi Tamura thực sự là bậc thầy giỏi nhất Nhật Bản hơn cả Masaru Kohno. Tuy nhiên, đấy cũng chỉ là ý kiến, vì cũng chưa có tài liệu nào chính thức ghi nhận điều đó trong giới chuyên gia Nhật. Xét ở quy mô rông hơn trên thế giới, tôi vẫn thấy Masaru Kohno hơn hẳn Tamura bởi lẽ không phải tự nhiên mà Kohno có tên trong bản đồ những bậc thầy có sức ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật đóng đàn guitar cổ điển sau Fleta.
Hiroshi Tamura chế tác hai dòng đàn chính được ký hiệu là C – Flameco và P – Classical.
- Dòng C: phổ biến có các model C40, C50, C60, C70, C80
- Dòng P: phổ biến có các model P30, P40, P50, P60, P70, P80
Xét riêng thị trường Việt Nam, vì là dòng đàn khá cao cấp nên Tamura thật sự không phổ biến tương tự như Kohno bởi giá trị cũng khá cao và sản lượng ít. Dòng Flamenco-C (ở Việt Nam thì không nhiều người chơi Flameco) model số lớn nhất từng về là C40, còn ở dòng Classical-P thì model từng về là P50, số lớn hơn có thể một số nhà sưu tầm ở Việt Nam chưa show ra, nhưng riêng cá nhân tôi từng thấy thì con số lớn nhất từng xuất hiện ở Việt Nam là P150 (rất là hiếm kể cả trên thế giới).
Chúng ta, cùng điểm qua một vài mức giá các model sau để tham khảo:
Như vậy, chúng ta thấy rằng tuy cùng một phiên bản nhưng năm sản xuất khác nhau thì có giá trị khác nhau, càng về gần 1968 thì càng có giá trị. Lý do bởi rằng giới chuyên gia đánh giá 1967-1968 là năm hội tụ rất rất nhiều nhân tài làm đàn guitar trên toàn thế giới tụ về và tranh tài thi thố với nhau và Hiroshi Tamura là một trong những người xuất sắc đoạt được giải thưởng danh giá. Chính vì vậy, những cây đàn được sản xuất 1968 nói chung và những bậc thầy đoạt giải thưởng nói riêng sẽ rất có ý nghĩa về mặt lịch sử cho nên giá trị của chúng được tăng lên nhiều bậc.
(Nguồn: Nghia Le – vintagejapaneseguitar.blogspot.com)