NGHỆ NHÂN MASARU KOHNO – NIỀM TỰ HÀO CỦA NGÀNH CHẾ TÁC GUITAR CỔ ĐIỂN CHÂU Á


Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ lược về đôi nét về cuộc đời ông Masaru Kohno để tìm hiểu lý do tại sao, những cây đàn guitar cổ điển do ông làm ra lại được giới chơi guitar trên toàn thế giới công nhận là số 1 tại đất nước hoa anh đào.

Tuy không phải là bậc thầy làm đàn guitar quan trọng nhất nước Nhật, nhưng Masuru Kohno là được công nhận là một trong những bậc thầy làm đàn guitar cổ điển giỏi nhất trên toàn thế giới. Ông sinh năm 1926 tại thành phố Mito, Nhật Bản – mất năm 1998, hưởng thọ 72 tuổi. Năm 22 tuổi, ông tốt nghiệp trường nghệ thuật và thủ công Tokyo với tấm bằng thợ thủ công chuyên nghiệp. Trong suốt quãng thời gian sau khi tốt nghiệp, ông đã chế tác guitar với vai trò là một người thợ đơn thuần.

Kohno 15 – Solid Top Cedar
Kohno 15 – Solid Indian RoseWood, 2 chỉ cần tuyệt đẹp

Nhiều người đã tự hỏi rằng tại sao một người Nhật Bản lại có thể trở thành bậc thầy làm đàn guitar và bằng cách nào Masaru Kohno học được cách làm đàn guitar truyền thống bằng tay. Câu trả lời nằm ở chỗ, thời gian cuối năm 1959, ông ta đã đến Marid – Tây Ban Nha, tìm cách vào làm việc tại xưởng đàn của ông Arcangel Fernandez tại số 12, đường Maria. Masaru Kohno đã tạo mối quan hệ tốt đẹp với ông Arcangel Fernandez, để đáp lại tấm chân tình đó ông Arcangel Fernandez đã đồng ý cho Kohno được quan sát và học hỏi quá trình làm đàn guitar, nhưng với điều kiện không được hỏi bất cứ điều gì. Ông Masuru Kohno đã chăm chỉ ngày ngày quan sát cách làm đàn của các bậc thầy tại đó, cẩn thận ghi chép ròng rã suốt 6 tháng trời. Sau đó, ông trở về Tokyo thành lập xưởng đàn cho riêng mình và tồn tại cho tới ngày hôm nay, hiện giờ xưởng đàn được kế thừa lại bởi người học trò cũng là một người bạn, một tên tuổi huyền thoại không kém ông là Masaki Sakurai.

Kohno 15 – Đầu đàn chịu ảnh hưởng Fleta
Kohno 15 – Bộ khoá vàng, núm vặn cao cấp, hoạ tiết khác biệt

Sau khi trở về Tokyo, Ông đã thành lập xưởng đàn riêng cho mình và nhanh chóng được được giới chơi guitar Nhật công nhận. Để khẳng định vị thế của mình, Masaru Kohno đã đem đứa con của mình tham dự giải Liege Concours National de Guitares (Giải dành cho những bậc thầy làm guitar hàng đầu thế giới) vào tháng chín năm 1967 và đã giành được giải vàng danh giá vượt qua 31 đối thủ tham dự. Chủ tịch của hội đồng giám khảo thời bấy giờ cũng là một người bạn của ông, đó là Ignacio Fleta (bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng thế giới thời bấy giờ và đã mất năm 1977) đã chia sẻ, khi đó những bài kiểm tra cây guitar Kohno đều được diễn ra bởi những tay chơi guitar hàng đầu và được test mù (không cho thấy nhãn hiệu) và ông ta đã rất thích nó. Bảng thành tích thời bấy giờ gồm có Ignacio Fleta, Robert Bouchet, Joaquin Rodrigo, and Alirio Diaz, bậc thầy người Pháp Daniel Frederich đã giành được giải bạc và cây guitar đó đã được đấu giá 60.000 USD vào năm 2015.

Kohno 15 – Hoạ tiết trên Bridge trùng với hoạ tiết miệng đàn

Kể từ đó, Masaru Kohno nghiễm nhiên sánh ngang đẳng cấp với những tên tuổi bậc thầy nổi tiếng thế giới thời bấy giờ là Ignacio Fleta, Robert Bouchet, Joaquín Rodrigo, và Alirio Díaz. Kể từ dạo ấy, Kohno’s guitar được giới nghệ sĩ đẳng cấp thế giới tin dùng, đáng kể có Julian Bream, Oscar Gighlia, và Sharon Isbin.

Giai đoạn 1960 – 1982: Kohno đã đặt tên cho các đứa con của mình bởi ký tự số, khởi thuỷ bằng 3 con số như 411, 421, 821, “trước năm 1967 khi Masaru Kohno còn là thợ, chưa thành lập xưởng đàn” … Nếu ai đã từng sở hữu hoặc bắt gặp guitar Kohno với ký tự số trên là đã hoặc đang được chiêm ngưỡng những cây Kohno đầu đời. Và những cây guitar 3 ký tự số này thực sự rất rất hiếm bắt gặp ở thời kỳ hiện nay.

Không lâu sau đó, Masaru đã đặt lại tên cho những cây guitar của mình cho dễ nhớ, phù hợp theo phong trào thời đó nhưng được lược giản hơn một chút. Nghĩa là nhìn ký hiệu thì biết được giá trị của đàn. Dòng No được khai sinh và đây thực sự là những con số huyền thoại, có thể phân khúc như sau:

  • Dòng sơ cấp: No3, No5, No7, No8
  • Dòng trung cấp: No10, No15
  • Dòng cao cấp: No20, No30, No40, No50
  • Dòng cao cấp nhất: No60, No70 và đỉnh nhất là No80 “hiện nay hầu như ko thấy xuất hiện”.
Kohno 7 – 1970, tương đương 70.000 yên
Kohno 10 – 1975, tương đương 100.000 yên

Như vậy, chúng ta dễ nhận thấy rằng Kohno tập trung cho đối tượng phân khúc từ khá giả trở lên bởi đa số, lượng sản phẩm được sản xuất ra tập trung từ phân khúc trung cấp trở lên. Chúng ta có thể biết được giá trị cây đàn thông qua ký hiệu của nó ví như: Kohno5 = 50,000 yên nhật, Kohno 10 = 100.000 yên nhật, tương tự cho Kohno 20, 30, 40, 50, 60, 70 và đẳng cấp nhất là Kohno 80 = 800.000 yên nhật, tương đương hơn 1 năm tiền lương trung bình của dân nhật thời bấy giờ, thập niên 1970. Với giá đó thì rõ ràng chỉ có giới thượng lưu mới kham nổi thú đam mê đó thời bấy giờ.

Kohno 30 – 1976, giá trị 300.000 yên

Nếu ta làm thử phép tính ví von với tỷ giá VND hiện giờ thì 500.000 yên tương đương 100 triệu tiền đồng, nhưng chắc chắn với số tiền 100 triệu đồng hiện giờ thì cũng khó mà mơ tới được phiên bản No50 này, bởi lẽ Kohno’s guitar ngoài là một nhạc cụ ra, thì nó cũng đã trở thành vật phẩm nằm trong danh sách các tay chơi guitar cần sưu tầm.

Kohno 50 – 1982, giá trị 500.000 yên

Ở Việt Nam, Kohno Vintage là dòng đàn có thể nói khá hiếm gặp, nếu không muốn nói là rất hiếm bởi giá trị khá là cao so với mặt bằng lương bổng ở nước ta. Trên thị trường, thỉnh thoảng tôi có bắt gặp một vài cây Kohno dòng trung cấp như No10, No15 hoặc cao cấp hơn là No20 và cao cấp nhất từng về VN là No30. Quả thật chỉ với Kohno No10 trong tình trạng ngoại hình còn khá, công năng còn tốt thì phải bỏ ra số tiền 1.500 USD để sỡ hữu được em nó, thì điều kiện đó cũng không nhiều người đáp ứng được. Mà nếu có thể đáp ứng được, thì chúng ta cũng rất đắn đo để quyết định có rước em nó hay không? Nhưng ai biết được, một khi máu đam mê đã lên thì rất có thể… Câu trả lời còn lại là tuỳ sự lựa chọn của các bạn.

Kohno 50 – 1982

Giai đoạn từ 1982 trở về sau (tham khảo thêm dòng hiện giờ do Sakurai làm chưởng quản – www.kohno-guitar.org), Kohno không còn dùng ký tự No đặt cho guitar của mình mà thay vào đó là ký tự chữ, gồm 4 dòng sau: Maestro, Special, Professional (cao cấp nhất là ký tự J), Concert. Các dòng đàn Kohno này thì tương đối còn khá mới nên người chơi vẫn để dùng, ít xuất hiện ở thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

(Nguồn: Nghia Le – vintagejapaneseguitar.blogspot.com)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT THANH NGA Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga Nghệ danh: Thanh Nga. Ngày sinh: 31/07/1942 - Ngày mất: 26/11/1978. Quê quán: Tây Ninh....

Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
[ad_1] Có không ít ý kiến cho rằng, ca khúc "Nửa hồn thương đau" là sản phẩm được viết sau nhiều năm đau đớn, giằng xé vì bị vợ -...

Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh Nghệ danh: Thanh Bình Ngày sinh: 1932 - 2014 Quê quán: Bắc Ninh Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND GIANG CHÂU Tên khai sinh: Trần Ngọc Châu Nghệ danh: Giang Châu Biệt danh: Trùm Sò NS - NM: 1952 - 2019 Quê...

Ads Bottom