Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy


Khi nói về nền tân nhạc Việt Nam thì không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Ông là một người nghệ sĩ đa tài, thành công ở cả vai trò ca sĩ và nhạc sĩ. Khi còn là ca sĩ trong gánh hát Cải lương Đức Huy – Charlot, ông được nhạc sĩ Văn Cao gọi là “kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn”. Khi vào nghề sáng tác, ông cho ra mắt những nhạc phẩm bất hủ với các âm điệu dân ca thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

Nhắc đến cố nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Cẩm Vân phải thốt lên: “Chỉ cần nhìn vào gia tài hàng nghìn sáng tác của ông, mà phần lớn đều hay, đều đi vào lòng người nhờ sự hòa quyện giữa nét hiện đại và truyền thống, mới thấy được sức làm việc đáng nể cũng như đóng góp rất lớn của ông cho âm nhạc Việt Nam”.

Nhạc của Phạm Duy chưa bao giờ lỗi thời với giới mộ điệu bởi sự truyền cảm hứng lạ thường trong từng giai điệu. Amnhac.net xin giới thiệu đến quý khán giả top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy:

1. Tình ca

“Tình ca” là ca khúc được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác năm 1953. Khi ấy, ông mơ ước lớn lao là gắn kết tình cảm của con dân Việt Nam về một mối. Bởi vậy mà trong bản “Tình ca”, Phạm Duy chủ ý chia ca khúc thành 3 phần rõ rệt “Tôi yêu tiếng nước tôi, yêu đất nước và yêu người nước tôi”. Đó chính là ba thứ bản sắc cốt lõi của dân tộc Việt Nam, không trùng lặp với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Tình yêu đó được hình thành từ trong vô thức, trong sâu thẳm trái tim mỗi con người Việt Nam.



top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-pham-duy-0
“Tình ca” thể hiện rõ nét tình yêu nước của một người con Việt Nam

Ca khúc “Tình ca” mang đậm màu sắc dân ca với phần thể hiện vô cùng mượt mà của các giọng ca như Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương.

2. Bà mẹ Gio Linh 

“Bà mẹ Gio Linh” là nhạc phẩm được Phạm Duy sáng tác năm 1948 và được coi là ca khúc đầu tiên nói về bà mẹ liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp. Ca khúc này kể về một người mẹ có thât ở làng Mai Xá (xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). Đó là mẹ Diêu Cháu (bà Lê Thị Cháu, có chồng là Nguyễn Diêu, dân làng gọi là mẹ Diêu Cháu) và mẹ Hoàng Thị Sáng. Theo hồi ký của Phạm Duy, trong một lần đi công tác, ông được nghe kể về bà mẹ có con trai đi lính, bị giặc bắt chém đầu bêu ở chợ, không ai dám lại gần duy chỉ người mẹ mang thúng tới lấy đầu con về mai táng. Nghe câu chuyện xót xa này, nhạc sĩ Phạm Duy đã ghi lại và sáng tác nên ca khúc “Bà mẹ Gio Linh”.

Ca khúc này rất nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và trước năm 1975. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh chấm dứt 1975, ca khúc không phổ biến tại Việt Nam nữa. Nhưng đến 2005, “Bà mẹ Gio Linh” là 1 trong 10 bài hát đầu tiên của ông được phép lưu hành.

3. Áo anh sứt chỉ đường tà

“Áo anh sứt chỉ đường tà” được Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ “Màu tím hoa sim” của thi sĩ Hữu Loan. Ca khúc được phổ nhạc từ năm 1949 nhưng đến năm 1971 mới hoàn thành. Theo nhiều đánh giá, trong tất cả các bài hát phổ nhạc từ bài thơ “Màu tím hoa sim” thì ca khúc “Áo anh sứt chỉ đường tà” của nhạc sĩ Phạm Duy là sát theo nguyên tác của bài thơ nhất. 



top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-pham-duy-8
“Áo anh sứt chỉ đường tà”là ca khúc bi hùng, diễn tả nhiều cung bậc và sắc thái tình cảm

Ca khúc “Áo anh sứt chỉ đường tà” đã thảo lại một cách sống động về tình yêu người chiến sĩ, tình cảm người hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược. 

“Áo anh sứt chỉ đường tà” thuộc thể loại nhạc tiền chiến và được danh ca Thái Thai thu âm lần đầu tiên trong băng nhạc Shotguns 25 của nhạc sĩ Ngọc Chánh. Sau đó, ca khúc này được nhiều nghệ sĩ khác trình diễn như Duy Quang, Đức Tuấn, Cẩm Vân, Ý Lan, Chí Tài… 

4. Đưa em tìm động hoa vàng

“Đưa em tìm động hoa vàng” là ca khúc được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ “Động Hoa” của thi sĩ Phạm Thiên Thư từng đoạt giải thưởng Văn học toàn quốc năm 1971.

“Động Hoa” là bài thơ kể về mối tình éo le của một cậu học trò và một cô gái cùng làng với những ngã rẽ bất ngờ trong cuộc đời chàng trai. Phạm Thiên Thư đã thi hóa, diễn giải câu chuyện bằng 400 câu thơ, chia thành 100 khổ. Còn Phạm Duy chắt lọc lại bằng vài ba chục lời ca mà ông tâm đắc nhất. 

5. Nghìn trùng xa cách



top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-pham-duy-7
“Nghìn trùng xa cách” là ca khúc ghi dấu cuộc chia tay với mối tình văn thi ca trong sáng nhất đời Phạm Duy

Trong nhạc phẩm này, Phạm Duy đã nhắc đến những kỷ vật mà nàng đã tặng cho ông như: Vài cánh xương hoa, nằm ép trong thư, rồi cũng tan như bụi mờ. Vạt tóc nâu khô, còn chút thơm tho, thả gió bay đi mịt mù… 

6. Ngậm ngùi

“Ngậm ngùi” là ca khúc được Phạm Duy phổ nhạc từ thi phẩm của Huy Cận sau gần 20 năm kể từ lần đầu ra mắt độc giả trong tập thơ Lửa Thiêng (1940). 

Lúc sinh thời, Phạm Duy từng chia sẻ, ông mê thơ Huy Cận. Năm 1940, ông từng chọn 2 bài thơ của Huy Cận là Nhớ Hờ và Thu Rừng để tập tành phổ nhạc nhưng không thành. Thế rồi năm 1960, nàng Lệ Lan – người rất yêu thơ tiền chiến đã bày tỏ mong muốn ông phổ nhạc những bài thơ nàng thích trong đó có “Ngậm ngùi” của Huy Cận. Chiều lòng người đẹp, ông đồng ý “hát lên những bài thơ mà nàng thích”. Kỳ thực khi ấy lòng ông không hề kỳ vọng vào tác phẩm này.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là ca khúc “Ngậm ngùi” đã được đón nhận nồng nhiệt từ khi ra đời cho đến tận bây giờ. Có rất nhiều ca sĩ đã thể hiện ca khúc này như Thái Thanh, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Duy Quang, Ý Lan…

7. Kỷ vật cho em

“Kỷ vật cho em” là ca khúc được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” của thi sĩ Linh Phương. Ca khúc ra đời năm 1970 và nhanh chóng trở thành ca khúc nổi tiếng được công chúng đón nhận. 

“Kỷ vật cho em” được nhiều cả sĩ thể hiện, nhưng có lẽ thành công nhất là danh ca Thái Thanh. Thái Thanh hát ca khúc này được nhiều người đánh giá cao như nhạc sĩ Trần Quốc Sĩ, ký giả Việt Hải, Hồ Trường An…



top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-pham-duy-5
“Kỷ vật cho em” được Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ “Để trả lời một câu hỏi”

8. Nước mắt mùa thu

“Nước mắt mùa thu” được Phạm Duy sáng tác vào thập niên 1970. Nhạc sĩ sáng tác ca khúc này để tri ân giọng ca Lệ Thu – người đã làm sống lại ca khúc “Ngậm ngùi” của ông. 

Không phụ lòng Phạm Duy, danh ca Lệ Thu đã thổi hồn vào “Nước mắt mùa thu” giúp nó trở thành nhạc phẩm rất thành công trước và sau năm 1975. 

Với giai điệu êm ả nhưng đượm buồn, “Nước mắt mùa thu” thích hợp khi nghe vào những chiều thu trong trẻo, trong lúc nhâm nhi tác trà vẫn còn vương hơi nóng.

9. Trả lại em yêu

“Trả lại em yêu” là ca khúc nhạc trữ tình được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác năm 1972 – mùa hè đỏ lửa, khắp nơi trên miền Nam có tin tức chiến sự, các sinh viên gác lại sách bút lên đường nhập ngũ.

Tâm hồn nghệ sĩ đã nhạy cảm theo thời cuộc, nhạc sĩ Phạm Duy đã cho ra mắt ca khúc này thể hiện sự bi thương trong tình yêu thời lửa đạn. Ca giọng ca Elvis Phương, nhạc phẩm càng trở nên sâu sắc hơn.

10. Bao giờ biết tương tư

“Bao giờ biết tương tư” là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhạc sĩ Ngọc Chánh (phụ trách soạn nhạc” và nhạc sĩ Phạm Duy (phụ trách viết lời).

Ban đầu là bản nhạc nền của Ngọc Chánh viết cho phim “Điệu ru nước mắt” của đạo diễn Lê Hoàng Hoa (1970), chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Duyên Anh, kể về chuyện tình thơ mộng của trùm du đãng nổi tiếng là Đại Cathay. 

Sau khi phim được trình chiếu thành công, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã nhờ nhạc sĩ Phạm Duy sonaj lời ca cho đoạn nhạc phim ông viết và ca khúc “Bao giờ biết tương tư” ra đời. Sau đó, ca khúc được công chúng rất đón nhận qua giọng ca Elvis Phương, Anh Khoa…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...