Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Tất cả danh vọng bắt đầu từ “Không”


HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9

  • Tên thật: Nguyễn Đình Ánh
  • Nghệ danh: Nguyễn Ánh 9
  • Ngày sinh: 1940 – 2016
  • Quê quán: Ninh Thuận
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công
  • Thể loại sáng tác: Nhạc vàng, Tình khúc 1954 – 1975
  • Ca khúc nổi tiếng: Không, Ai đưa em về, Buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa,…
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Khánh Ly, Elvis Phương, Thái Thanh,…
  • Thời gian hoạt động: 1958 – 2016

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là ai?

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sinh ngày 1/1/1940, tại Ninh Thuận, là con út trong một gia đình khá giả có 3 người con. Sau đó, gia đình ông chuyển vào Nha Trang, đến năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn sinh sống.

Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 là do người yêu đầu tiên đặt cho ông. Khi ấy, người yêu đầu nói với ông rằng: “Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà Nguyễn Ánh lại trùng với tên vua Gia Long. Mà tên nguyễn Ánh lại có 9 ký tự, mà số 9 lại là con số may mắn nên tôi mới có nghệ danh là Nguyễn Ánh 9”.

Thuở nhỏ, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 theo học trường Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa) ở Sài Gòn. Đến năm 14 tuổi thì học nội trú tại trường Yersin trên Đà Lạt. Năm 1955, trong lúc học ở Đà Lạt, ông quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên (cha đẻ ca khúc Ai Lên Xứ Hoa Đào). Cứ mỗi chủ nhật hàng tuần, ông lại được nhạc sĩ Hoàng Nguyễn đón về nhà để truyền đạt những kiến thức cơ bản về âm nhạc.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-2
Chân dung nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thời trẻ

Sau khi tốt nghiệp tú tài 2, thông qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được nhận tham gia vào chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Trong khoảng thời gian này, ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng Hát Sinh Viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 với cây đàn dương cầm đi biểu diễn khắp các bar, nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên ở Sài Gòn.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp sáng tác rất tình cờ. Trong một lần đi diễn ở Nhật cùng ca sĩ Khánh Ly. Trong lúc chờ thang máy, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly mới cất tiếng hỏi thăm: “Còn thương nó không bạn?”, ý muốn hỏi về người bạn gái mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 quen trong thời điểm ấy. Sẵn cây đàn guitar trên tay, ông gảy vài nốt rồi cất tiếng: “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa…”. Đến khi trở về Việt Nam, nhận được sự cổ vũ của Khánh Ly, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 soạn nhạc phẩm “Không” và mang đi thu âm bởi chính giọng hát của Khánh Ly.

Cứ thế, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 dấn thân vào con đường âm nhạc, mang đến cho đời những nhạc phẩm bất hủ như: “Buồn ơi chào mi”, “Tình khúc chiều mưa”,…



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-3
Nguyễn Ánh 9 là nhạc công có tiếng trước năm 1975

Trong những năm đầu thập niên 1970, ngoài viết nhạc, Nguyễn Ánh 9 còn cộng tác với những vũ trường lớn ở Sài Gòn để đệm đàn piano cho hầu hết những danh ca thời đó. Trong đó, hai người ông thích được đệm đàn nhất là danh ca Thái Thanh và Khánh Ly. Cũng trong khoảng thời gian này, ông quen biết với một nữ vũ công tên Ngọc Hân. Năm 1965, hai người kết hôn với nhau, lúc đó Nguyễn Ánh 9 vừa tròn 25 tuổi.

Sau năm 1975, thời gian đầu nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hợp tác cùng đoàn văn nghệ của ca nhạc sĩ Duy Khánh, biểu diễn ở khắp các tỉnh. Đến năm 1976, ông chuyển sang làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại xa cảng miền Tây đến năm 1978. Sau đó, ông lại mở một lớp dạy dương cầm để kiếm sống.

Năm 1982, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mới quay trở lại với âm nhạc. Ông tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở rất nhiều nơi. Đến cuối thập niên 1980, ông bắt đầu sáng tác trở lại, đem đến cho khán giả rất nhiều ca khúc hay như: “Mênh mông tình buồn”, “Cho người tình xa”,…

Sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh viêm phổi, suy tim vào ngày 14/04/2006, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hôn mê và trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Đại học Y Dược Sài Gòn, hưởng thọ 77 tuổi.

Hai mối tình khắc cốt ghi tâm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng chia sẻ, trong đời ông có 2 mối tình khắc cốt ghi tâm đó chính là mối tình đầu – bóng hồng trong nhạc phẩm “Không” và người vợ tào khang, gắn bó với ông đến hết cuộc đời.

Năm 18 tuổi, ông gặp gỡ mối tình đầu, tuổi thanh xuân mơ mộng cuốn cả hai vào những đam mê mãnh liệt, choáng váng. Nhưng tình đẹp thường khó vẹn toàn. Gia đình cô gái ra sức ngăn cản, không cho con gái yêu anh nhạc công nghèo, sống đời lang bạt kỳ hồ. Nhưng cả hai yêu nhau quá nhiệt thành, sau nhiều lần không can ngăn được, gia đình nàng quyết định dùng kế ly gián, khiến cả hai nghi ngờ hờn giận rồi chia xa. Trong lúc cô gái đau buồn, cha mẹ liền đưa cô sang Pháp sống để cô xa mặt cách lòng, không còn một mực đâm đầu vào mối tình “rồ dại” với chàng nhạc công trẻ.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-4
Chân dung nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và vợ ngày cưới

Mãi đến sau này, khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã có vợ con đề huề, hai người mới gặp lại nhau. Lúc này, cả hai mới vỡ lẽ ra, sự chia xa ngày trước là do bố mẹ cô gái gây ra. Dù trong lòng vẫn còn tình cảm, nhưng chuyện đã lỡ làng, có xót xa thì cũng chẳng thể quay lại vì thế họ quyết định không gặp lại nhau thêm lần nào nữa, để những dấu yêu xưa cũ chôn sâu dưới đáy lòng.

Một thời gian dài sau mối tình đầu tiên, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lại một lần nữa mở cửa trái tim với nàng vũ công tên Ngọc Hân, làm việc tại phòng trà Anh Vũ. Năm 1965, hai người tiến tới hôn nhân, khi ấy Nguyễn Ánh 9 25 tuổi và Ngọc Hân vừa tròn 20 tuổi.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-5
Hai vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng chia sẻ, vợ mình là diễn viên múa thiết hài đầu tiên của Việt Nam. Hai người quen nhau tại phòng trà, khi ấy ông đánh đàn, còn bà thì nhảy thiết hài. Sau khi kết hôn, bà Ngọc Hân quyết định bỏ nghề vũ công, lui về làm nữ công gia chánh, toàn tâm toàn ý làm hậu phương, lo cho gia đình để chồng an tâm theo đuổi sự nghiệp. Cả hai gắn bó với nhau hơn nửa thế kỷ, có với nhau hai người con trai là nhạc sĩ Nguyễn Quang và Nguyễn Đình Quang Anh. Cả hai đều nối nghiệp cha theo con đường âm nhạc.

Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Giai đoạn trước năm 1975: Sự nghiệp âm nhạc bắt đầu từ “Không”

Cách đây 5 thập niên, những tưởng cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh 9 chỉ dừng lại ở vai trò nhạc công, chuyên đệm đàn cho các ca sĩ hát ở khắp các phòng trà ở Sài Gòn. Nhưng nhờ chuyến đi nhật vào tháng 8 năm 1970 cùng với danh ca Khánh Ly biểu diễn tại hội chợ Osaka mà cuộc đời nghệ thuật của ông bước sang một trang khác với vai trò nhạc sĩ.

Ban đầu, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 định lấy tựa ca khúc đầu tay là “Không, không… tôi không còn yêu em nữa”, với cảm hứng từ ca khúc mang tên “Non, Non, Je ne t’aime plus” của Christopher. Nhưng, về sau ông thấy dài quá nên cắt gọt tất cả còn lại một chữ “Không” duy nhất. Và bài hát đầu tiên này của ông được ca sĩ Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa mang tên “Tình ca quê hương”.

Vào đầu thập niên 1970, phong trào nhạc trẻ đang lan rộng ở Sài Gòn, ca khúc “Không” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vừa ra mắt đã được nhóm nhạc trẻ đón nhận, hát lại với tiết nhanh hơn, trở thành một nhạc phẩm vui nhộn với lời ca buồn. Cũng từ cách thể hiện mới lạ ấy, tên tuổi của Elvis Phương bay lên như diều gặp gió và nhạc phẩm “Không” cũng trở thành ca khúc gắn liền với cuộc đời ca khúc của nam danh ca này. Không chỉ được yêu thích trong nước, ca khúc này của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 còn nổi tiếng toàn Châu Á qua tiếng hát của Đặng Lệ Quân – một ca sĩ người Đài Loan.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-6
Ca khúc “Không” nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Sau thành công vang dội từ nhạc phẩm đầu tay, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mạnh dạn bước trên con đường sáng tác, lần lượt cho ra đời thêm nhiều ca khúc nữa như “Buồn ơi chào mi”, “Tình khúc chiều mưa”, “Xin như làn mây trắng”, “Mùa thu cánh nâu”,…

Ông sáng tác không nhiều, những mỗi bài đều gắn liền với một kỷ niệm, về những mất mát trong đời sống của chính ông. Như “Buồn ơi là mi” là cách ông chủ động đón nhận nỗi buồn của chính mình, tìm thấy được niềm vui len lỏi trong những nỗi buồn đó.  Hay “Cô đơn” là tiếng lòng của Nguyễn Ánh 9 về một mối tình được ông coi lớn hơn cả tình yêu, đó chính là tình nghệ sĩ, tình tri âm: “Tình yêu đã chết trong tôi/ Nụ cười đã tắt trên môi/ Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi/ Cô đơn/ Bơ vơ/ Tiếng hát lạc loài/”. Thậm chí ông từng tâm sự rằng: “Nếu một ngày nào đó tôi không còn nữa, thì tôi chỉ mong quý khán giả nhớ đến một bài hát mà tôi yêu thích và trân trọng nhất chính là bài Cô Đơn”.

Giai đoạn sau năm 1975:  Người sáng tác tử tế

Sau năm 1975, thay vì bỏ xứ ra đi như những nhạc sĩ cùng thời, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chọn ở lại quê hương và tiếp tục dấn thân trên con đường âm nhạc. Dù phải đi làm thuê, chật vật kiếm sống từng đồng để nuôi sống gia đình. Nhưng ông vẫn miệt mài tìm cảm xúc để sáng tác. Chỉ khi cảm xúc chín muồi, ông mới đặt bút xuống viết, bởi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 quan niệm rằng: “Trong cuộc đời cần nhất là mình phải sống cho tử tế. Người hát tử tế, người sáng tác tử tế và người chơi nhạc tử tế”. Làm bất cứ điều gì cũng phải đặt cái tâm của mình vào trong đó, có như vậy mới đem đến cho đời những nhạc phẩm hay, mới tận đáp được tấm lòng yêu thương của người yêu thích mình.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-7
Năm 1982, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mới quay trở lại sáng tác

Với tâm thế đó, ông tiếp tục viết nhạc và cho ra đời những tình khúc bất hủ như “Mênh mông tình buồn”, “Cho người tình xa” và đặc biệt nổi tiếng với chuỗi 3 bài hát có phần liên quan đến nhau là: “Cô đơn”, “Bơ vơ” và “Tiếng hát lạc loài”.

Ngoài viết ca khúc, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 còn viết nhạc cho các bộ phim như: Lệnh truy nã, Mối tình nghiệt ngã, Mênh mông tình buồn, Ráng chiều, Những đứa con thành phố,…

Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, hầu hết những ca khúc nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sáng tác đều là những tình khúc buồn, phản ánh tâm sự của chính ông. Ông viết với một ý niệm rằng, những gì từ trái tim sẽ chạm đến trái tim. Những bài hát của ông cứ vậy, trở thành “chốn nương thân” của những tâm hồn cô đơn.

Dấu ấn tiếng dương cầm trong âm nhạc

Gần cả cuộc đời gắn bó với cây đàn piano, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 yêu nó như máu thịt của mình. Những ngón tay gầy guộc của ông như sinh ra để dành cho cây đàn vậy, bàn tay lướt phím, ông trút vào đó những buồn vui trong cuộc đời mình.

Cho đến những năm cuối đời, Nguyễn Ánh 9 vẫn khẳng định mình muốn mọi người biết đến với vai trò nghệ sĩ dương cầm hơn là một nhạc sĩ sáng tác. Thậm chí, ông từng “nói dại” rằng, nếu được chọn lựa cho mình một cái chết, thì ông mong mình sẽ được gục xuống êm ái bên “phím tơ loan”. Nhưng chuyện đời không ai ngờ được, người ta mê và biết tới những ca khúc của ông nhiều hơn là những ngón đàn.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-8
Cả cuộc đời nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đều gắn liền với cây đàn dương cầm

Tuy nhiên, dấu ấn của cây đàn dương cầm trong những tác phẩm của người nhạc sĩ tài hoa này được thể hiện rất rõ. Lắng nghe giai điệu của “Không”, “Buồn ơi ta xin chào mi” hay “Mùa thu cánh nâu”, … ta đều thấy rõ lối hòa âm dựa trên những phím đàn, mềm mại nhưng rất chặt chẽ về phần cấu tứ. Giai điệu trong âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 mang nhiều âm hưởng phương Tây, nhưng câu từ lại mang đậm chất Việt không thể trộn lẫn được.

Kho tàng âm nhạc và những nhạc phẩm đặc sắc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

So với các nhạc sĩ cùng thời đó thì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 30 ca khúc trong suốt sự nghiệp viết nhạc của mình.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-9
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chỉ sáng tác khoảng 30 ca khúc

Một số ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9:

Ai đưa em về, Biệt khúc, Bơ vơ, Buồn ơi chào mi, Chia phôi, Cho người tình xa, Cô đơn, Đêm tình yêu, Hạnh phúc ngọt ngào, Không, Không 2, Kỷ niệm, Lặng lẽ tiếng dương cầm, Lối về, Màu tím tình yêu, Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây (thơ Hoàng Phong Linh), Mênh mông tình buồn, Một lời cuối cho em, Mùa hè 42 (viết lời Việt), Mùa thu cánh nâu, Ngày xưa có mẹ, Những đứa con thành phố, Tiếng hát lạc loài (Cô đơn 3), Tình khúc chiều mưa, Tình yêu đến trong giã từ, Trọn kiếp đơn côi, Trôi theo dòng đời (nhạc phim Nợ đời), Xin đừng nói yêu tôi, Xin như làn mây trắng,…

Một số băng đĩa, chương trình nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tham gia:

  • CD Lặng lẽ tiếng dương cầm gồm 13 ca khúc (Viết Tân – Kim Lợi Studio)
  • Đĩa LP (33 vòng) Nguyễn Ánh 9 – Lặng lẽ tiếng dương cầm gồm mười ca khúc (nhạc sĩ Đức Trí và Gia Định Audio hợp tác).
  • Liveshow Nguyễn Ánh 9 – Nửa thế kỷ âm nhạc diễn ra tối ngày 29 tháng 12 năm 2011 tại Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được vinh danh:

  • Vinh danh trong chương trình: Paris By Night 83 – Những Khúc Hát Ân Tình năm 2006.
  • Vinh danh trong chương trình “Con đường âm nhạc” tháng 11 năm 2010 tại Nhà hát Quân Đội, TP. Hồ Chí Minh và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3.
  • Vinh danh trong đêm gala “Vàng son một thời” tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2016.

Sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sĩ Nguyễn ánh 9 dành cả cuộc đời chỉ để làm nghệ thuật. Dù sáng tác không nhiều, chỉ mấy chục bài, nhưng bài hát nào của ông cũng có sức sống lâu bền, làm nên tên tuổi nhiều thế hệ ca sĩ, nghệ sĩ. Suốt mấy chục năm qua, nhạc của ông vẫn được dân sành điệu yêu chuộng, trân quý, được trân trọng trình bày qua tiếng hát của các danh ca như Khánh ly, Elvis Phương, Thanh Lan, Tuấn Ngọc, Bằng Kiều… và thế hệ ca sĩ sau này như Hồng Hạnh, Xuân Phú, Ánh Tuyết, Hồ Trung Dũng,… Cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy,… nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã trở thành cái tên quen thuộc, là biểu tượng của ký ức một thời.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-10
Nguyễn Ánh 9 – Ký ức một thời của làng nhạc Việt

Ngoài vai trò sáng tác, Nguyễn Ánh 9 còn là nghệ sĩ biểu dưỡng dương cầm nổi tiếng, thường có mặt trên nhiều sân khấu lớn, với tiếng đàn khiến người nghe say mê, thích thú. Từ những năm 70, tiếng đàn của ông đã vang khắp các ngóc ngách Sài Gòn, góp phần đưa tiếng hát của các danh ca thời ấy như Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu,… bay cao, bay xa trong lòng người hâm mộ.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Âm nhạc là cuộc sống

Ai trong nghề, khi được tiếp xúc với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, được ông đệm đàn đều có chung một nhận định về ông đó là: Tài năng, đức độ và khiêm nhường.

NSƯT Đức Long kể rằng, ông rất bất ngờ khi được đích thân nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gọi điện đến kết bạn vì nghe bản ghi âm anh hát “Cô đơn” hay quá, rung động quá.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục cũng từng nhận xét về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 như sau: “Trong con mắt của bạn bè đồng nghiệp, anh Nguyễn Ánh 9 là một nhạc sĩ vừa có tài, vừa giản dị lại rất khiêm tốn. Tuy là một nhạc sĩ có nhiều ca khúc nổi tiếng, nhưng suốt một đời anh chỉ nhận mình là một tay sáng tác ca khúc chơi chơi và với anh việc sáng tác cũng chỉ là nghề tay trái bên cạnh vai trò diễn tấu piano”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 xa gia đình từ sớm, không có điều kiện học âm nhạc một cách hệ thống bài bản. Nhưng với tinh thần vượt khó tự học, ông đã mạnh dạn bước trên con đường âm nhạc, say sưa, thả hồn vào giai điệu, mang đến cho đời những bản nhạc tình khoắc khoải, rung động tâm can.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-dau-an-duong-cam-trong-nhac-nguyen-anh-9-11
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chia sẻ: Âm nhạc là cuộc sống của tôi!

Như ông từng tâm sự: “Bài hát cũng như đứa con tinh thần của tôi vậy. Dù ở tuổi xưa nay hiếm, tôi vẫn để mình phiêu với những cung bậc cảm xúc, để được sống với chính tình lòng của mình. Có điều tôi viết nhưng rồi lại để một chỗ, đến khi có thời gian rảnh thì đêm ra nghiền ngẫm, nhâm nhi lại! Mỗi người đều có một cuộc sống riêng, tôi nhận ra, âm nhạc là cuộc sống của mình. Mình phải đi đến tận cùng với nó!”.

Dù Nguyễn Ánh 9 chẳng mấy khi nói to, làm lớn một chuyện gì đó. Dù ông chẳng khi nào khoe khoang về chuyện thành công trong nghệ thuật hay chuyện đào hoa với phụ nữ ra sao… Nhưng dù vậy, tất cả chúng ta đều thấy một chân dung đặc biệt của người nhạc sĩ tài hoa hiện lên qua lao động và qua cách đối nhân xử thế. Một Nguyễn Ánh 9 lãng mạn, yêu thương gia đình, chung thủy với vợ và hết lòng vì con cái. Dẫu trong lòng vẫn đau đáu về mối tình đầu nhưng đó chỉ là chất xúc tác, là nguồn cảm hứng để ông viết nhạc, chỉ vậy mà thôi.

Mang trong mình trái tim đa cảm, nên âm nhạc của Nguyễn Nhật Ánh cũng ẩn chứa những nỗi buồn mang mác, nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng không hề bi lụy… Dẫu người nhạc sĩ tài hoa, vang bóng một thời đã về với đất mẹ, nhưng những bản tình ca của ông sẽ còn sống mãi với thời gian. Dẫu không đem lòng chen chân thể hiện, nhưng tên tuổi của của ông – Nguyễn Ánh 9 vẫn luôn có một chỗ đứng rộng rãi trong cuộc đời…

Những câu nói hay của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Mỗi người có một cuộc sống riêng, tôi nhận ra, âm nhạc là cuộc sống của mình. Tại sao mình không đi đến tận cùng với nó”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Sứ mệnh của tôi hiện diện trong đời là để chia sẻ nỗi đau, niềm hạnh phúc với mọi người. Tôi không mưu cầu cho mình điều gì, ngoài việc được chơi đàn hằng ngày. Còn đời sống vật chất ư, đâu có quan trọng, khi tâm hồn mình nghèo nàn”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Trong cuộc đời, cần nhất là mình phải sống cho tử tế. Người hát tử tế, người sáng tác tử tế và người chơi nhạc tử tế”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Tôi không nghĩ việc tôi sáng tác là một nghề. Và tôi làm nghệ thuật cũng không phải vì tiền, nó là niềm đam mê, là cái nghiệp mà mình không thể giã từ”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Âm nhạc là cuộc sống, là xã hội phản chiếu cho lăng kính của mình”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Nếu trên đời không có tình yêu thì đừng nên sống, có yêu là trái tim còn đập, là trái tim còn yêu. Ai cũng



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca sĩ Bích Chiêu – ngôi sao thoát ly khỏi vòm trời ca nhạc quê hương và nỗi lòng tuổi xế chiều: “Biết vậy mình về nước từ lâu rồi!”
Ca sĩ Bích Chiêu – ngôi sao thoát ly khỏi vòm trời ca nhạc quê hương và nỗi lòng tuổi xế chiều: “Biết vậy mình về nước từ lâu rồi!”
[ad_1] Xa xứ từ năm 1962, gần 40 năm mới trở lại Việt Nam, khán giả quê nhà vẫn mở rộng vòng tay chào đón Bích Chiêu. Điều này khiến...

Nhạc sĩ Lê Thương và quan điểm làm nhạc: “Không mang đậm phong vị dân tộc, chớ mong tác phẩm sống lâu được”
Nhạc sĩ Lê Thương và quan điểm làm nhạc: “Không mang đậm phong vị dân tộc, chớ mong tác phẩm sống lâu được”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ LÊ THƯƠNG Tên thật: Ngô Đình Hộ Nghệ danh: Lê Thương Năm sinh - năm mất: 1914 - 1996 Quê quán: Hà Nội...

Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
[ad_1] Vào tháng 7/2008, Tuần báo Văn Nghệ đã có một buổi phỏng vấn với nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. Trong buổi phỏng vấn này, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm...

Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
[ad_1] CA KHÚC "ĐÓN XUÂN" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời: 1953 Thể hiện: Thái Thanh Ca khúc "Đón xuân" ra đời trong hoàn...

Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ THANH LOAN Tên thật: Nguyễn Thị Loan Nghệ danh: Thanh Loan, Cô Ba Thanh Loan Ngày sinh: 12/01/1917 - Ngày mất: 13/10/1982....

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
[ad_1] Khúc Lan là nữ nhạc sĩ xinh đẹp của làng nhạc hải ngoại và được khán giả vô cùng yêu thích qua những ca khúc nhạc ngoại lời Việt....

Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
[ad_1] Danh ca Bạch Yến tên đầy đủ là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Vừa lên 10 tuổi, bà đã bước chân lên sân khấu...

Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ KHÁNH BĂNG Tên thật: Phạm Văn Minh Nghệ danh: Khánh Băng, Nhật Hà, Anh Minh, Thanh Hà, Thủy Thanh Lam Ngày sinh: 1935...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời
Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ MỸ CHÂU Tên thật: Nguyễn Thị Mỹ Châu Nghệ danh: Mỹ Châu. Ngày sinh: 21/08/1950. Quê quán: Long An. Nghề nghiệp: Nghệ...

Ads Bottom