Truyền thuyết loài hoa Thạch Thảo trong bài hát Mùa Thu Chết

21/01/2025.


“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi”

Câu chuyện bắt đầu với một cụm hoa Thạch thảo, một loài hoa nhỏ bé mong manh Thạch Thảo tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Hoa Thạch Thảo thường nở vào cuối Thu vì khi những bông hoa nhỏ bé ấy hé nở cũng là lúc mùa Thu sắp tàn.

Những hình ảnh đó đã đi vào bài thơ tiếng Pháp tuyệt tác: “L’adieu” của Guillaume Apollinaire:

L’adieu

J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Nhà thơ Bùi Giáng đã dịch sang thơ tiếng Việt:

Lời Vĩnh Biệt

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi

Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…

Loài hoa Thạch Thảo và bài thơ “Lời vĩnh biệt“ đã dẫn chúng ta tới truyền thuyết về một chuyện tình thật buồn nhưng cũng thật lãng mạn.

Truyện kể rằng:

Ngày xưa ở một ngôi làng nhỏ, có một đôi trai gái là Ami và Edible. Hai người này sống cạnh nhà nhau từ nhỏ và họ là một đôi bạn rất thân.

Ngày tháng dần trôi, cô bé và cậu bé của ngày ấy nay đã trưởng thành. Edible giờ đây là một chàng trai có gương mặt khôi ngô, tuấn tú, dáng người cao cao và là tầm ngắm của biết bao cô gái trong làng. Nhưng anh không để ý tới ai cả vì trong lòng anh đã có hình bóng của một người. Người con gái mà anh yêu chính là cô bạn hồi còn bé, bây giờ cũng đã trở thành một thiếu nữ. Với làn da trắng, đôi môi mỏng, nho nhỏ, hồng hồng, xinh xinh cùng với mái tóc bồng bềnh màu gỗ nâu, những đường cong xoăn ôm lấy bờ vai nhỏ bé và khuôn mặt khả ái của Ami làm bao nhiêu chàng trai say đắm và mong ước có được trái tim nàng. Nhưng Ami chỉ đồng ý lấy ai làm được một yêu cầu đó là đem về cho nàng một loài hoa lạ và nàng cảm thấy thích. Biết bao nhiêu chàng trai đã thử và đều lắc đầu bỏ cuộc. Không ai có thể tìm ra loài hoa mà nàng thích kể cả Edible người hiểu rõ tính tình của nàng nhất.

Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú. Vào ngày hôm ấy, lúc hoàng hôn khi mà giỏ nấm của Ami đã đầy và Edible cũng đã săn được một chú nai rừng. Hai người cùng nhau đi về, nhưng hôm nay họ không về đường cũ như mọi khi nữa mà họ đã rẽ sang đường khác. Trên đường về, họ cùng nhau trò chuyện và ngắm cảnh rừng núi. Bỗng Ami nói lớn, gọi Edible và chỉ cho anh một bụi hoa dại màu tim tím mọc trên vách núi cao: “Chính là nó, loài hoa ấy, Ami thích, rất thích”.

Edible nhìn lên bụi hoa rồi nói với Ami:

– Ami đứng đây chờ tôi, tôi sẽ hái xuống cho Ami

– Không, không được. Edible! vách núi cao và nguy hiểm lắm

– Nhưng đó là loài hoa Ami thích, Edible sẽ lấy xuống cho Ami.

– Không, Ami không cho Edible đi.

Lúc đó, Edible nhìn Ami mỉm cười rồi dùng ngón tay trỏ cốc nhẹ vào trán Ami: ”Ami ngốc, đứng đây chờ anh, anh sẽ quay trở lại, sẽ mang nó xuống cho Ami, sẽ mang hạnh phúc đến cho Ami mãi mãi”.

Nói xong anh từ từ leo lên vách núi. Mặc cho Ami ngăn cản. Vách núi cao dựng đứng thật nguy hiểm, không cẩn thận trượt chân là mất mạng ngay.

“Được rồi, cuối cùng thì Edible cũng làm được” – Edible nắm được bụi hoa trong tay quay xuống với Ami, nhưng tại sao tự nhiên anh lại cảm thấy chóng mặt quá.

Sao dưới mặt đất bây giờ lại có nhiều Ami thế. Anh bình tĩnh lại, quay xuống nói với Ami: “Ami! Edible làm được rồi, anh làm được rồi nhé!”

Anh thả bụi hoa xuống cho Ami rồi sau đó tìm cách leo xuống. Lạ quá, đầu anh đau lắm, mắt không còn nhìn thấy gì nữa chóng hết cả mặt. Đau quá, anh không thể minh mẫn được nữa. Tay anh mỏi dần, chân mềm nhũn ra…

– Edible… Không… Ami hét lên khi thấy Edible đang rơi xuống, thả người trong không trung.

Anh quay mặt về phía Ami nói: “Xin đừng quên tôi” rồi nở nụ cười mãn nguyện và anh đã đi xa xa mãi.

Ami ngồi đó, ngồi bên bờ vực thẳm, như người mất hồn, không nói, không cười tay cầm bụi hoa tim tím ấy. Cô ngồi đó cho đến khi người trong làng tìm kiếm và đưa cô về.

Một mình cô về được thôi còn Edible thì giờ đã không về được nữa rồi. Ami không khóc, cô không ăn uống gì cả, suốt ngày chỉ lặng lẽ ngồi trong vườn chăm sóc cho bụi hoa tim tím ấy, bụi hoa khiến cho Edible không về được nữa.

Cứ như thế trong suốt một thời gian, cho đến một ngày cô đã chìm vào giấc ngủ dài, dài đến nỗi không bao giờ tỉnh lại, và trong giấc ngủ đó chắc chắn một điều rằng cô và Edible đã gặp được nhau và họ là của nhau mãi mãi.

Sau khi Ami chết đi, loài hoa tim tím ấy được người dân trong làng chăm sóc cẩn thận. Ai ai cũng thương xót cho đôi tình nhân trẻ.

Và những đôi tình nhân trẻ thường tặng cho nhau loài hoa này như để ước nguyền sẽ mãi mãi không quên nhau, sẽ luôn ở bên nhau cho dù là khi đã chết.

Truyền thuyết về hoa Thạch Thảo với mùa Thu. Những vần thơ vĩnh biệt của Guillaume Apollinaire và dòng nhạc Phạm Duy là những mối duyên đã hợp thành bản nhạc “Mùa Thu Chết”, một ca khúc rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn :

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!

Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau…

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em

Vẫn chờ…
Vẫn chờ… đợi em!”

(Mùa Thu Chết – Phạm Duy)


Julie hát Mùa Thu Chết

Dù mùa Thu chẳng bao giờ chết, nó đi rồi lại trở về, nhưng có biết bao cuộc tình đã chết trong mùa Thu, có bao người tình yêu dấu đã chia tay và chẳng bao giờ trở lại theo mùa Thu. Và bản nhạc Mùa Thu Chết đã một thời làm ngấn lệ bao cặp tình nhân:

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo / Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!

Và :

Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em
Vẫn chờ đợi em! 

Phải chăng chỉ là điều vô vọng?


Thái Thanh hát Mùa Thu Chết trước 1975

Hoa Thạch Thảo ở Việt Nam

Hoa Thạch thảo (Bruyère – loài hoa trong thơ của Apollinaire) không có thực ở Việt Nam. Rất nhiều người Việt vẫn quen gọi cúc tím (như trong hình bên trên) hay cúc cánh mối là hoa Thạch Thảo. Bruyère trong từ điển Pháp – Việt là Thạch Thảo. Nhưng Bruyère là một loài hoa khác, không phải cúc và chỉ có mọc ở xứ ôn đới mà thôi (nguồn gốc Châu Âu). Bruyère cũng có màu tím.

Loài hoa Thạch Thảo (bruyère) trong thơ Pháp

Ở Việt Nam hoa Thạch Thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Thạch Thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh đơn xoè rộng ra. Hoa Thạch Thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch thảo ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép. Hoa Thạch thảo cánh mối cũng như các loại hoa cúc thường nở vào mùa Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.

Như vậy, hoa Thạch Thảo (hay cúc Sao, cúc Nhật, cúc Cánh Mối) là 1 tên Việt của loài Aster amellus L. thuộc họ Cúc (Asteraceae), tên Anh ngữ là Aster và Pháp là Astère. Nhóm Cúc (cả trồng làm hoa hay mọc hoang) thường được gọi chung là Chrysanthemum/Aster, trong đó các loài mọc hoang thường có 1 chùm lông ở cuối mỗi hột (khi trái chín) và phát tán nhờ gió (nên mọc hoang, rải rác vào mùa xuân khi có nắng ấm ở Âu châu, hoa chỉ sống trong vài tháng). Các loài cúc trồng thì không phát tán tự nhiên được vì hột không có lông như Vạn Thọ (marigold), cúc Giấy (zinnia). Có loại được trồng từ hột, có loại trồng bằng củ; cúc Thạch Thảo (cúc sao/Aster), và nói chung loại nhiều loại cúc thường trồng từ cây con nhảy chồi (do mọc thành bụi, hoa thường bất thụ).

Hoa Thạch Thảo ở Âu Châu

Hoa Thạch thảo Ấu châu là thuộc cây Bruyère (tiếng Pháp) hay Heather (tiếng Anh) còn gọi là Common Ling hay Briar.

Từ điển Sinh Học Anh Việt và Việt Anh, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật dịch Heather là cây Thạch nam. Erica. Trung hoa gọi là Hồng phương bách hay Thạch nam. Từ điển phổ thông Pháp Việt gọi là cây Thạch Thảo.

Nếu nói về ý nghĩa của màu hoa Thạch thảo thì Thạch thảo trắng tượng trưng cho sự che chở, cho sự mong mỏi. Thạch thảo mầu hồng tượng trưng cho may mắn, và màu xanh lạt lavender tượng trưng cho cô đơn, sự hâm mộ thán phục.

Vườn hoa Thạch Thảo Âu Châu

Nhà thơ Guillaume Apollinaire

Guillaume Apollinaire: tên thật Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris Kostrowitcki, nhà thơ Pháp gốc Ba Lan, sinh ở Roma, Italy.

Nãm 1887 Wilhelm Kostrowitzky cùng gia đình mẹ chuyển về Monaco và học ở Monaco, Cannes. Từ nãm 1899 chuyển về sống ở Paris, làm thơ, viết báo với bút hiệu Guillaume Apollinaire, ông cộng tác với một số tờ báo như La Revue blanche, La Plume và Le Mercure de France. Năm 1903, ông lập ra các tờ tạp chí của chính mình Le Festin d”Esope (November 1903-August 1904) và La Revue immoraliste (1905).

Năm 1912 ông cùng bạn bè thành lập tạp chí “Les soirées de Paris” và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này in bài thơ nổi tiếng nhất của ông: Le Pont Mirabeau và trường ca Zone. Năm 1913 ông phát hành tập thơ Alcools (Rượu), và năm 1914 có xuất bản một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình. Apollinaire mất ngày 9 tháng 11, năm 1918 tại Paris, Pháp. Mộ ông chôn ở nghĩa trang Père Lachaise ở Paris.

Apollinaire làm bài thơ L’Adieu làm sau khi đi thăm mộ con gái của Victor Hugo vào ngày 16 September 1913.

Nguồn: Lê Nguyên





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Diva Hồng Nhung viết tâm thư xúc động ngày cuối năm, cảm ơn các bác sĩ
Diva Hồng Nhung viết tâm thư xúc động ngày cuối năm, cảm ơn các bác sĩ
[ad_1] Nữ ca sĩ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước tình cảm và sự quan tâm của mọi người, coi đây là nguồn động lực quý báu giúp...

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Mỹ Thể – Tiếng hát lưu luyến của một thuở vàng son
Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Mỹ Thể – Tiếng hát lưu luyến của một thuở vàng son
[ad_1] Xứ Huế là nơi đã sản sinh ra nhiều giọng hát đã trở thành huyền thoại, từ thế hệ thập niên 1940 là danh ca Minh Trang, Minh Diệu,...

Xuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mật
Xuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mật
[ad_1] Chương trình Gặp nhau cuối năm 2025 đã lên sóng vào tối Giao thừa, thu hút sự quan tâm của đông đảo của khán giả. Bên cạnh các trend...

Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – “Đại gia” ngành xuất bản nhạc của Sài Gòn xưa và cuộc sống lay lắt những năm cuối đời
Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – “Đại gia” ngành xuất bản nhạc của Sài Gòn xưa và cuộc sống lay lắt những năm cuối đời
[ad_1] Làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975 có tới vài trăm nhạc sĩ, nhưng trong số đó chỉ có tương đối ít người dư dả về kinh tế, còn...

Nghe lại Phương Dung, Thanh Tuyền hát cổ nhạc thập niên 1960 và sự hình thành của “tân cổ giao duyên”
Nghe lại Phương Dung, Thanh Tuyền hát cổ nhạc thập niên 1960 và sự hình thành của “tân cổ giao duyên”
[ad_1] Trước năm 1975, âm nhạc của miền Nam đã phát triển rực rỡ với nhiều thể loại khác nhau. Bên cạnh dòng nhạc vàng nói riêng và tân nhạc...

Nhạc trend hot nhất Tết này: tlinh – Hoàng Thuỳ Linh quá viral, các nàng thơ tha hồ “giật giật” với Diễm Xưa
Nhạc trend hot nhất Tết này: tlinh – Hoàng Thuỳ Linh quá viral, các nàng thơ tha hồ “giật giật” với Diễm Xưa
[ad_1] Chỉ còn chưa đến 1 ngày, năm mới Ất Tỵ sẽ đến. Những ngày này, mạng xã hội ngập tràn nội dung nô nức đón Tết. Đến hẹn lại...

Tiểu sử nhạc sĩ Ưng Lang và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mưa Rơi” – Câu chuyện tình buồn của một “vương gia”
Tiểu sử nhạc sĩ Ưng Lang và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mưa Rơi” – Câu chuyện tình buồn của một “vương gia”
[ad_1] Nói về nhạc sĩ Ưng Lang, có thể sẽ ít người biết, nhưng tin chắc rằng đã có nhiều người nghe nhạc từng yêu thích các ca khúc của...

Những bài hát nổi tiếng được phổ từ thơ Du Tử Lê
Những bài hát nổi tiếng được phổ từ thơ Du Tử Lê
[ad_1] Thi sĩ Du Tử Lê là một trong những thi sĩ miền Nam nổi tiếng nhất và có nhiều bài thơ của ônẫng được phổ thành những ca khúc...

Nhạc sĩ Nhị Hà và ca khúc “Mẹ Tôi” được sáng tác khi mới 13 tuổi: “Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày…”
Nhạc sĩ Nhị Hà và ca khúc “Mẹ Tôi” được sáng tác khi mới 13 tuổi: “Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày…”
[ad_1] Trong các ca khúc trữ tình trước 1975 viết về mẹ, bài Mẹ Tôi của nhạc sĩ Nhị Hà xứng đáng là một trong những ca khúc hay nhất. Có một...

Nguồn gốc tên gọi của Sông Hương – Con sông xuất hiện trong nhạc vàng nhiều nhất
Nguồn gốc tên gọi của Sông Hương – Con sông xuất hiện trong nhạc vàng nhiều nhất
[ad_1] “Dạ thưa, xứ Huế bây giờVẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương” (Thơ Bùi Giáng) Sông Hương ở xứ Huế thơ mộng là một trong những con sông...