Tiểu sử NSƯT Thanh Quý

12/01/2025.


Với kinh nghiệm gần 50 năm đóng phim và tham gia vào nhiều bộ phim truyền hình hấp dẫn, NSƯT Thanh Quý đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng các thế hệ khán giả Việt. Gần đây nhất, cô vào vai bà mẹ tảo tần trong bộ phim Thương ngày nắng về và nhận được rất nhiều phản hồi tốt đẹp. Tuy nhiên, có những điều về cuộc đời và sự nghiệp của NSƯT Thanh Quý mà nếu biết, hẳn bạn sẽ cảm thấy bất ngờ. Cùng tìm hiểu về tiểu sử của nữ diễn viên này nhé!

Tên thậtVũ Thị Quý
Năm sinh25/11/1958
Quê quánTây Hồ, Hà Nội, VN
Nghề NghiệpDiễn viên
Năm hoạt độngTừ năm 1976
Vợ/chồngHọa sĩ Thành Chương (1985 – 2004)
Giải thưởngBông sen vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1985
Thông tin tiểu sử NSUT Thanh Quý.

Thanh Quý – Mỹ nhân màn ảnh Việt một thời

NSƯT Thanh Quý tên đầy đủ là Vũ Thị Quý, sinh ngày 25/11/1958 tại Hà Nội, là một nữ diễn viên điện ảnh và truyền hình Việt Nam. NSƯT Thanh Quý sinh ra và lớn lên ở làng Bưởi, gia đình có rất đông anh chị em. Từ nhỏ, Thanh Quý đã có niềm đam mê to lớn với sách. Cô đam mê sách đến nỗi mà ước mơ muốn trở thành mội thủ thư để đọc sách mỗi ngày. Nhưng không ai ngờ sau này cô lại trở thành một diễn viên, nghệ sĩ ưu tú được khán giả yêu mến.

Đó là một lần tình cờ khi cô cùng chị gái đi ngang qua trường Trung học Điện ảnh Hà Nội. Cô được một vị đạo diễn chú ý đến bởi nhan sắc xinh đẹp, trong sáng. Ông đã ủng hộ cô theo nghề diễn xuất. Sau đó, cô đã đỗ vào lớp Điện ảnh khóa 2 của trường (niên khóa 1973 – 1977). Lúc đó, nữ diễn viên xinh đẹp vừa tròn 15 tuổi.

Đến năm 18 tuổi, Thanh Quý đã có nhiều vai chính đầu tay và cống hiến cho nghệ thuật đến thời điểm hiện tại, đã được trên 40 năm. NSƯT Thanh Quý trở thành một trong những diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam.

Bên cạnh tài năng diễn xuất, ít ai biết Thanh Quý còn được biết đến là “mỹ nhân màn ảnh” một thời với đôi mắt biết nói và nụ cười đẹp hút hồn. Cô được đánh giá là nữ diễn viên có vẻ ngoài sắc sảo và đầy cuốn hút. Vừa có tài, vừa có sắc, Thanh Quý gặt hái được thành công từ rất sớm và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

Cùng xem những hình ảnh khác của NSƯT Thanh Quý hồi còn trẻ:

Sự nghiệp thăng hoa từ phim điện ảnh đến phim truyền hình

Năm 1976, khi đang học năm 3 tại trường, cô Thanh Quý đã được đạo diễn Trần Vũ lựa chọn vào vai Vân trong phim Chuyến xe bão táp (phần 1 & 2). Hình ảnh một cố gái thanh niên xung phong xinh đẹp trong phim khiến nhiều khán giả chú ý. Diễn xuất tự nhiên, lột tả tính cách chân thực của diễn viên đã góp phần làm nên thành công. Bà được nhận bằng khen tại giải Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 (1977) tại Sài Gòn.

Đến năm 1984, cô tiếp tục góp mặt trong một bộ phim đề tài chiến tranh giải phóng. Với vai Ngân Hà trong “Tình yêu và khoảng cách”, cô Quý đã lột tả thành công tính cách mạnh mẽ của một người con gái yêu thích sự mới mẻ lúc bất giờ. Cũng nhờ vai diễn này mà bà đã nhận được giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” tại lễ trao thưởng Liên hoan phim Việt Nam lần 7 (1985).

Tiếp theo đó, cô tiếp tục đảm nhận các vai diễn nữ thanh niên xung phong trong các bộ phim như: Không có đường chân trời (1986), Chuyện tình bên dòng sông (1992), Cây xương rồng trên cát, Chuyện tình trong ngõ hẹp, Người đàn bà bị săn đuổi, Dòng sông cười,… Chỉ trong khoảng từ năm 1976 – 1992, NSƯT Thanh Quý đã có cho mình một kho tàng phim nhựa khổng lồ.

Sang đến năm 2000, nữ diễn viên Thanh Quý bắt đầu chuyển mình sang thể loại phim truyền hình. Trước đó, cô cũng đã tham gia các bộ phim thập niên 90. Phải kể đến như: Một thời đã sống, Sự thật, Một ông sao sáng, Cây phong lan nở hoa vàng, Suối Ngàn, Lau chảy mãi,..

Trước khi vào vai mẹ Nga tần tảo trong Thương ngày nắng về, cô được biết đến nhiều bởi những vai diễn có số phận éo le, phải đối mặt với sự lựa chọn ngang trái hay những người phụ nữ có tính cách ngang ngạnh, sắt đá. Nhưng dù ở vai diễn nào, nữ diễn viên đều có thể lột tả hết được những nét tính cách nhân vật và hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình.

Điển hình, trong phim Mùa lá rụng, Thanh Quý đảm nhận vai Lý, một người con dâu mạnh mẽ, sắt đá và có ước mơ làm giàu. Giai đoạn này, cô Thanh Quý cũng đã chuyển sang những vai diễn trung niên, mẹ chồng,..

Năm 2006, cô Thanh Quý vào vai bà Thanh Hương, một người mẹ đau khổ, bi thương và đau xé tâm can trong phim Chuyện phố phường. Vai diễn xúc động và chân thạt đến mức khiến nhiều người phải rơi nước mắt.

NSƯT Thanh Quý đóng cùng với diễn viên Hồng Diễm trong phim “Cả một đời ân oán”.

Sau đó, NSƯT Thanh Quý tiếp tục được các đạo diễn gửi gắm và tham gia trong nhiều bộ phim như: Người phán xử, Cả một đời ân oán,… Đặc biệt nhất phải kể đến dự án phim Thương ngày nắng về năm 2021. Đây là bộ phim được thực hiện bởi Đài truyền hình Việt Nam do hai đạo diễn Vũ Trường Khoa và Bùi Tiến Huy đảm nhiệm.

Vào vai bà Nga, một người bán bún riêu nuôi gia đình gồm em trai thiểu năng và ba cô con gái. Hình ảnh cuộc sống gia đình được tái hiện rõ rệt khiến người xem không thể rời mắt.

Với Thương ngày nắng về, NSƯT Thanh Quý một lần nữa khẳng định khả năng diễn xuất rất nhập vai của mình. Vai diễn của cô đã nhận được hiệu ứng tích cực, nhiều lần lấy đi nước mắt của khán giả trong những phân đoạn xúc động. Bởi vậy mà những khán giả yêu mến cô còn đặt cho nghệ sĩ biệt danh đó là “người mẹ quốc dân”.

Hôn nhân ‘hai lần đò’ nhưng vẫn dang dở

Dù thành công trong sự nghiệp nhưng hôn nhân của nghệ sĩ Thanh Quý lại là một nốt trầm. Không được may mắn như những người nổi tiếng thuộc cùng thế hệ, cô từng trải qua hai lần đổ vỡ hôn nhân và hiện tại đang sống đơn thân cùng con gái.

Thanh Quý từng thổ lộ người chồng thứ hai của cô là họa sĩ Thành Chương. Ông là con trai của nhà văn nổi tiếng Kim Lân. Sống cùng chồng hơn 20 năm và cả hai đã có một con gái chung. Nhưng rồi sóng gió xảy ra khiến cả hai không cùng chung lời nói, ý kiến riêng tư nên quyết định chia tay vào năm 2004.

Hồn nhan bạc phận, NSƯT Thanh Quý lựa chọn cách sống một mình để chăm con. Hiện tại, khi được hỏi có muốn đi thêm bước nữa để đỡ cô quạnh về già không thì cô Quý từ chối. Cô chọn cách sống bình yên bên con gái và cháu ngoại của mình.

“Đến tận bây giờ, tôi thấy nỗi cô đơn giống như một người bạn đồng hành với mình vậy. Cũng không cần thiết phải trốn tránh, vì đôi khi sự cô đơn cũng có cái thú vị của nó. Không phải là tôi thích gặm nhấm sự cô độc mà đơn giản vì mình đã quen với nó. Với tôi, sự cô đơn cũng là một phần tự nhiên như hơi thở, nước uống hàng ngày thôi. Không ai biết trước mọi chuyện sẽ thế nào, thay đổi ra sao nhưng với tôi, cuộc sống của một người “độc thân vui vẻ” đang rất ổn.

Bảo lạc quan cũng được mà bi quan cũng chẳng sao. Bởi vì có thể người ta nghe tiếng cười lại bảo mình lạc quan quá, chắc gì đã vậy. Cũng có khi trong lúc mọi người vui sướng nhất mình lại buồn thì sao. Mỗi người thưởng thức và cảm nhận cuộc sống theo cách riêng của mình mà. Tôi vẫn thấy cuộc sống của mình bình ổn, thoải mái và nhẹ nhàng.” – nữ nghệ sỹ gạo cội chia sẻ.

Trên đây là tổng hợp những thông tin tiểu sử về sự nghiệp và quãng đời mà nữ NSƯT Thanh Quý đã trải qua. Một nghệ sỹ gạo cội luôn hết mình vì những vai diễn nhưng đến tuổi xế chiều lại làm bạn với cô đơn. Hy vọng, dù thế nào, cô vẫn luôn giữ cho mình được một tinh thần, sức khỏe và nhịp sống cân bằng để lấy đó làm nguồn cảm hứng và động lực cho những vai diễn sắp tới của mình.



Sưu tầm – Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Share:

Các bài viết khác:
Hot nhất Đêm hội Weibo: Dương Tử – Lý Hiện làm hành động giống hệt Lâm Tâm Như – Hoắc Kiến Hoa “gây bão” một thời
Hot nhất Đêm hội Weibo: Dương Tử – Lý Hiện làm hành động giống hệt Lâm Tâm Như – Hoắc Kiến Hoa “gây bão” một thời
[ad_1] Đêm hội Weibo diễn ra tối 11/1 là sự kiện rình rang bậc nhất làng giải trí Hoa ngữ không chỉ vì loạt giải thưởng mà còn bởi những...

Tiểu sử đạo diễn, NSƯT Bùi Như Lai
Tiểu sử đạo diễn, NSƯT Bùi Như Lai
[ad_1] Đạo diễn – Tiến sĩ, NSƯT Bùi Như Lai, người đã dành phần lớn thời gian cho sân khấu kịch mới đây đã bất ngờ trở lại phim truyền...

Nhạc sĩ Vũ Huyến và ca khúc Cô Hàng Nước thập niên 1950
Nhạc sĩ Vũ Huyến và ca khúc Cô Hàng Nước thập niên 1950
[ad_1] Tân nhạc Việt Nam, khởi thủy từ những bài hát Ta giai điệu Tây từ thập niên 1930, sau đó đến thập niên 1940 được tiếp nối bằng những...

Ca khúc “Sầu Tím Thiệp Hồng” (nhạc sĩ Hoài Linh & Minh Kỳ) và dấu ấn của đôi song ca Giao Linh – Tuấn Vũ thập niên 1990
Ca khúc “Sầu Tím Thiệp Hồng” (nhạc sĩ Hoài Linh & Minh Kỳ) và dấu ấn của đôi song ca Giao Linh – Tuấn Vũ thập niên 1990
[ad_1] Trong làng nhạc Sài Gòn đầu thập niên 1960, nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng với biệt tài viết lời rất hay cho các ca khúc nhạc vàng, nên...

Ca khúc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” – Tuyệt phẩm nhạc vàng đẹp như tranh vẽ của nhạc sĩ Hoài Linh
Ca khúc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” – Tuyệt phẩm nhạc vàng đẹp như tranh vẽ của nhạc sĩ Hoài Linh
[ad_1] Nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng từ thập niên 1950-1960 với rất nhiều những ca khúc có ca từ mượt mà và lời ca đẹp như một bài thơ,...

Ca sĩ Dương Quốc Hưng tôn vinh giá trị truyền thống Việt dịp Tết
Ca sĩ Dương Quốc Hưng tôn vinh giá trị truyền thống Việt dịp Tết
[ad_1] Ca sĩ Dương Quốc Hưng mang không khí những ngày cuối năm ở TPHCM, Hà Nội vào MV, qua đó tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống...

Tiểu sử Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Tiểu sử Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
[ad_1] Người đẹp Nguyễn Thúc Thùy Tiên là đại diện của Việt Nam đã xuất sắc giành vương miện Miss Grand International 2021 – Hoa hậu Hòa bình Quốc tế....

Tiểu sử diễn viên Thạch Huyền
Tiểu sử diễn viên Thạch Huyền
[ad_1] Thông minh, xinh đẹp và tài năng là những lời khen mà mọi người dành cho diễn viên trẻ Thạch Huyền. Thật vậy, dù vào dạng vai nào, vai...

Bộ Văn hoá vinh danh ‘Anh trai vựơt ngàn chông gai’, ‘Anh trai say hi’
Bộ Văn hoá vinh danh ‘Anh trai vựơt ngàn chông gai’, ‘Anh trai say hi’
[ad_1] Tối 11/1 tại Nhà hát Lớn Thành phố Hải Phòng, Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương...

Tiểu sử ca sĩ Đức Phúc
Tiểu sử ca sĩ Đức Phúc
[ad_1] Giữa muôn vàn muôn vẻ cá tính khác nhau trong showbiz Việt, khó có thể tìm thấy ai hồn nhiên, dí dỏm, thật thà đến độ ngây ngô như...