Tiếng hát Như Quỳnh và ca khúc Thành Phố Sương Mù (nhạc sĩ Huỳnh Anh)

11/01/2025.


Thành Phố Sương Mù là 1 trong 2 bài hát hiếm hoi của nhạc sĩ Huỳnh Anh sáng tác sau năm 1975 (bài còn lại là Rừng Lá Thay Chưa). Cả 2 ca khúc Thành Phố Sương MùRừng Lá Thay Chưa đều gắn liền với giọng hát Như Quỳnh, trong đó Thành Phố Sương Mù được nhạc sĩ Huỳnh Anh sáng tác riêng cho giọng hát Như Quỳnh.

Trọn vẹn bài hát này, không có bất kỳ chữ nào nhắc đến cái tên Đà Lạt, nhưng giai điệu và lời hát mang được cái không khí lãng đãng đặc trưng của thành phố sương mù Đà Lạt, xen lẫn trong đó là tâm sự của một người trải qua câu chuyện tình buồn:

Thành phố sương mù, mưa mùa chớm thu
Trời mây xanh nhạt màu, ôi buồn sao
Tôi hay lang thang đường phố nhỏ quán đìu hiu
Một mình đêm đêm tìm về
Một người bỏ quên thành phố

Từ thuở xa người, mấy mùa lá rơi
Người đi xa thật rồi, xa tầm với
Nên đêm thâu đêm nằm nhắc chuyện cũ ngày xưa
Để nghe cay tìm mắt, để nhớ thương nghẹn ngào

Đà Lạt là thành phố của tình yêu, là nơi mà từ xưa đến nay đã từng ghi dấu biết bao nhiêu chuyện tình của nhân gian. Rất nhiều người đã từng được tận hưởng cảm giác đi bên cạnh người thương trên những đường dốc quanh co dưới hàng thông già của xứ sở sương mù, để nghe cái lạnh thoáng len vào người mà vẫn nghe con tim rạo rực vì được tình yêu sưởi ấm. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn giữ mãi được tình yêu bên mình, vì sẽ đến một ngày “một người bỏ quên thành phố”, rồi sẽ xa người mấy mùa lá rơi, chỉ còn một người cô đơn lẻ loi trở lại con đường nhỏ có quán đìu hiu của thành phố sương mù và nghe dư âm tình cũ về nghẹn ngào, nghe niềm cay đắng tìm vào trong mắt buồn, nghe sương lạnh tê tái vào buốt giá tim mình… Có lẽ là không còn cái lạnh nào nhiều hơn như vậy được nữa.

Mây vẫn bay trên vùng thương nhớ
Mưa vẫn rơi trên thành phố quạnh hiu
Em ra đi thành phố xa đất lạ
Quên một người, quên cả lối trăng sao

Rồi có đêm nào, mưa về nhớ nhau
Đọc thư xanh ngày nào, thêm buồn đau
Đêm nay qua con đường xưa lạnh buốt bờ vai
Đường khuya ta một bóng
Giữa thành phố sương mù…

Dù thực tế là bài hát này không phải viết về thành phố Đà Lạt, nhưng trong đó Đà Lạt vẫn hiện lên tuyệt đẹp cùng với một câu chuyện tình buồn. Đà Lạt lúc nào cũng dịu dàng, đằm thắm và man mác buồn, đúng như cảm nhận của nhiều người về vùng đất này. Hãy nhắm mắt và tưởng tượng bạn đang ở Đà Lạt, thức dậy trong một căn nhà gỗ giữa đồi thông, sương mù giăng ngang, có một vài giọt mưa bay ngoài khung cửa. Hãy bật nhạc và nghe giọng Như Quỳnh thổn thức: “Mây vẫn bay trên vùng thương nhớ, mưa vẫn rơi trên thành phố quạnh hiu..”. Đó là cảm giác thật khó tả mà có lẽ là mỗi người nên có một lần trong đời.

Ảnh: Pham Anh Dung

Sau đây, mời các bạn nghe lại MV tuyệt vời của Như Quỳnh do trung tâm Thúy Nga thực hiện năm 1999, hòa âm của Tùng Châu, Đinh Anh Dũng làm đạo diễn với những hình ảnh thực của Đà Lạt hơn 20 năm trước, khi Đà Lạt vẫn còn là Đà Lạt:


Nhạc sĩ Huỳnh Anh sáng tác ca khúc này vào khoảng thập niên 1990, khi ông đang là tài xế lái taxi ở thành phố San Francisco, là nơi có nhiều sương mù. Thực ra bài hát Thành Phố Sương Mù viết về thành phố này, chứ không phải Đà Lạt, nhưng với những người yêu nhạc người Việt thì nội dung bài hát, cái không khí lãng đãng của bài hát rất gần với thành phố sương mù Đà Lạt, nên khi nghe bài hát này, người ta vẫn liên tưởng đến Đà Lạt ngày xưa…

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
[ad_1] Tiếng Dân Chài là một trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ra đời từ những năm đầu thập niên 1950....

Chuyện hậu trường sáng tác và xuất bản nhạc thời 60 năm trước được nhạc sĩ Trúc Phương tiết lộ qua bài phỏng vấn năm 1963
Chuyện hậu trường sáng tác và xuất bản nhạc thời 60 năm trước được nhạc sĩ Trúc Phương tiết lộ qua bài phỏng vấn năm 1963
[ad_1] Nếu bạn là một người quan tâm đến các hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn thập niên 1960, chắc chắn bài viết này sẽ vô cùng bổ ích...

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…
Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…
[ad_1] Năm 14 tuổi, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên sáng tác bài thơ mang tên Khúc Tình Buồn để tặng cho người bạn gái xinh xắn học chung lớp ở...

Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
[ad_1] Có những lần ở một mình trong căn nhà vắng bóng người thân yêu, mới cảm thấy buồn bã và cô đơn tưởng như cuộc đời hoang vu cô...

Quan điểm sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương qua bài phỏng vấn hiếm hoi trước 1975
Quan điểm sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương qua bài phỏng vấn hiếm hoi trước 1975
[ad_1] Khi bài phỏng vấn này được thực hiện, nhạc sĩ Lam Phương mới 26 tuổi (năm 1963), được xem là một nhạc sĩ trẻ, nhưng đã có rất nhiều...

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”
[ad_1] Trước 1975 có chùm 3 ca khúc về mưa với nét nhạc tương đồng nhau, được đông đảo khán giả yêu thích, đó là Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ (sáng...

Chuyện ít người biết về hậu trường âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua bài phỏng vấn nhạc sĩ Minh Kỳ năm 1963
Chuyện ít người biết về hậu trường âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua bài phỏng vấn nhạc sĩ Minh Kỳ năm 1963
[ad_1] Nếu bạn là một người quan tâm đến các hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn thập niên 1960, chắc chắn bài viết này sẽ vô cùng bổ ích...

Cảm xúc về bài hát Đường Về Khuya của nhạc sĩ Minh Kỳ – Lê Dinh: “Đường khuya vắng người, mến thương xa rồi…”
Cảm xúc về bài hát Đường Về Khuya của nhạc sĩ Minh Kỳ – Lê Dinh: “Đường khuya vắng người, mến thương xa rồi…”
[ad_1] Những cơn mưa thường gợi nhớ kỷ niệm để cho lòng nhớ nhung những ngày đã xa. Một người đã đi xa để lại cho một người ở lại...

Lược sử hình thành và phát triển tân nhạc Việt Nam (bài viết của nhạc sĩ Thẩm Oánh năm 1963)
Lược sử hình thành và phát triển tân nhạc Việt Nam (bài viết của nhạc sĩ Thẩm Oánh năm 1963)
[ad_1] Hồi 1936-37, ở Hà Nội, khi viết được vài bản nhạc theo phương pháp ký âm Tây phương, có nhạc điệu na ná hơi Bắc hơi Nam, nhịp nhàng...

Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”
Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”
[ad_1] Tháng 7 năm 1954, sau khi đã định cư ở Sài Gòn được khoảng 2 năm, nhạc sĩ Phạm Duy giã từ gia đình, vợ con để lên đường...

Ads Bottom