Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

18/01/2025.


Những người thích nghe nhạc kích động trước năm 1975 không ai là không biết đến ca khúc 100 Phần Trăm của nhạc sĩ Ngọc Sơn và Tuấn Hải qua tiếng hát Hùng Cường. Trong một buổi trò chuyện trên Jimmy Show vừa qua, nhạc sĩ Ngọc Sơn đã chia sẻ một câu chuyện tình buồn khắc cốt ghi tâm của ông đằng sau ca khúc này. Không chỉ trong bài hát 100 Phần Trăm, nhiều ca khúc khác như Còn Gì Nói Đêm Nay Nét Son Buồn của Ngọc Sơn cũng đều mang dấu ấn của cùng một mối tình sâu sắc.

Xin được nói cho rõ, nhạc sĩ Ngọc Sơn của ca khúc 100 Phần Trăm này sinh năm 1934, năm nay đã 86 tuổi, là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng: 100 Phần Trăm, Đẹp Lòng Người Yêu, Nét Son Buồn… đặc biệt là 3 bài cùng viết chung với nhạc sĩ Đài Phương Trang là Màu Tím Pensee, Mùa Pensee NởHoa Mười Giờ… Nhiều người nhầm những tác phẩm này của nhạc sĩ Ngọc Sơn trước năm 1975 là của ca sĩ Ngọc Sơn “tấm thân bé nhỏ” sau này.

 

Về hoàn cảnh sáng tác ca khúc 100 Phần Trăm, nhạc sĩ Ngọc Sơn chia sẻ đó là vào năm 1968, ông ở trong quân ngũ. Khi xảy ra biến cố Mậu Thân diễn ra ở đô thành, đơn vị của ông đóng quân ở Trường trung học Bác Ái Học viện (Collège Fraternité), nay là Đại Học Sài Gòn ở đường Nguyễn Trãi.

Thời điểm đó bên Quận 8 có trận đánh, người dân chạy loạn qua bên trường để tản cư và tạm trú. Khi đó đơn vị của nhạc sĩ Ngọc Sơn nhận được lịnh sắp xếp cho những người này có chỗ ở tạm thời, chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người dân.

Nhạc sĩ Ngọc Sơn

Trong số những người tị nạn này có một cô gái còn rất trẻ, 17-18 tuổi, đang học trung học ở trường Hưng Đạo ở đường Cống Quỳnh (nay là trường Sân Khấu Điện Ảnh). Ngọc Sơn và cô gái phải lòng nhau. Tuy nhiên cô gái trẻ này không hề biết gì về chuyện những người lính đang bị cấm trại 100% ở vào lúc dầu sôi lửa bỏng đó (Mậu Thân), không người lính nào được ra đường. Cô gái rủ đi xem phim, rủ đi Vũng Tàu… nhưng chàng lính Ngọc Sơn không thể đi được. Sợ người yêu giận nên ông đã viết thành bài 100 Phần Trăm để giải thích cho người yêu, mong sự thông cảm của cô gái:

Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Người yêu anh ơi giờ đây lại cấm trại rồi
Nào đâu nào biết tâm tư người lính
Lòng anh nao nao mỗi khi ta hẹn nhau với em tâm tình…

Xin em nhớ cho rằng chuyện lính biết trước được đâu
Mà dẫu lính hay đa tình nhưng
mãi mãi vẫn yêu chỉ yêu một người
một người mà thôi và yêu trọn đời
một giây về phép anh xin dành cho em đó

Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Này em yêu ơi vì anh là lính chung tình
Đừng ghen và nhớ xin em đừng hờn dỗi
Chiều nay không em thấy yêu em nhiều hơn cớ sao em buồn…


100 Phần Trăm – Hùng Cường hát trước 1975

Nhạc sĩ kể thêm, lúc đó ông có người bạn là nhạc sĩ Tuấn Hải, cùng làm việc chung trong hãng dĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Lúc dó Ngọc Sơn có ý tưởng để viết bài hát, nhưng không thể hoàn thiện thành bài được, nên rủ nhạc sĩ Tuấn Hải viết chung. Trong phần nhạc tờ phát hành trước 1975, bài hát được ghi tên tác giả là Ngọc Sơn – Tuấn Hải. Có một quy luật bất thành văn trong việc ghi tên sáng tác nhạc trước 75, đó là người viết lời được ghi tên trước và người viết nhạc được ghi tên sau.

Bài hát 100 Phần Trăm được nhạc sĩ Ngọc Sơn tự nhận xét là không phải là xuất sắc, nhưng lại rất được công chúng yêu mến thời đó qua tiếng hát Hùng Cường. Sau khi viết nhạc xong, nhạc sĩ Ngọc Sơn nghĩ ngay đến người bạn lúc trẻ của mình là Hùng Cường, ông cho rằng chỉ có giọng ca này mới truyền tải được trọn vẹn tinh thần của bài hát.

Khi 100 Phần Trăm được phát hành nhạc tờ thì bán rất chạy và tái bản nhiều lần, ông giám đốc nhà in cho biết là 4 máy in hoạt động hết công suất chỉ để in bài hát này nhưng cũng không kịp để phát hành.

Trở lại câu chuyện tình trong bài hát, họ yêu nhau được hơn 1 năm thì phải chia tay vì gia đình của cô gái không đồng ý, một phần là do không muốn cô gái quen với nghệ sĩ. Đêm chia tay, họ đứng yên lặng bên nhau trong sân trường Bác Ái. Cô gái đã khóc không ngừng. Dù rất yêu nhưng cô cùng đành vì chữ hiếu mà lìa xa. Sau đêm đó, nhạc sĩ Ngọc Sơn đã viết ca khúc Còn Gì Nói Đêm Nay để ghi dấu đêm buồn định mệnh đó:

Đêm nay là đêm cuối,
ngày mai đôi đứa đôi đường,

nghìn sầu trút hết đêm này
lệ buồn chỉ thay lời nói.

Em ơi đời ngang trái thì trách duyên kiếp đôi mình,
đau thương mới biết yêu nhiều
nghẹn ngào tiếc đêm không dài…

Đêm chia ly, họ đã khóc rất nhiều. Dường như chỉ một ca khúc Còn Gì Nói Đêm Nay thì không thể nói hết được tâm tư đau đớn của mình, nhạc sĩ Ngọc Sơn viết tiếp Nét Son Buồn để gửi cố nhân:

Khóc đi khóc cho vơi sầu
Em khóc đi, khóc duyên hững hờ.
Để lại dấu tích trong đời

Một mai em về với chồng
Mang theo một mối u hoài
Chất ngất thiên thu…

Nhạc sĩ Ngọc Sơn giải thích về tên bài hát Nét Son Buồn, đó là cô gái còn rất trẻ, môi còn trinh nguyên, ông đã gọi tên Nét Son Buồn để ghi dấu lần đầu được kề môi, rồi để lại nỗi buồn “chất ngất thiên thu”.


Nét Son Buồn – Thanh Lan hát trước 1975

Nét Son Buồn được hoàn thành năm 1969 và ca sĩ Thanh Lan hát đầu tiên. Sau năm 1975, có nhiều nữ ca sĩ trình bày lại ở hải ngoại, như Khánh Ly, Lệ Thu, nhưng Ngọc Sơn cho biết ông thích nhất bản thu của cố ca sĩ Ngọc Lan.

Nói về mối tình không thể nào quên này, người nhạc sĩ cho biết ông vẫn còn lưu luyến trong rất nhiều năm sau đó. Liên tục vài tháng sau khi chia tay, mỗi buổi sáng ông vẫn theo dõi người yêu từ xa, chỉ đứng ở bên kia đường lén nhìn theo hình dáng cũ rồi lặng lẽ ra về…

Trong tất cả những sáng tác sau này của nhạc sĩ Ngọc Sơn vẫn còn phảng phất cuộc tình tiếc nuối năm xưa. Ông chưa bao giờ giấu giếm chuyện tình mà ông nói rằng đã “khắc cốt ghi tâm” này với ai, thậm chí là với chính người vợ của mình. Sau này, khi viết nhạc cho nhiều bộ phim mang nội dung tình buồn, ông lại liên tưởng đến câu chuyện thời tuổi trẻ đó để sáng tác.

———

Hơn 40 năm sau đó, nhạc sĩ Ngọc Sơn đã viết về những kỷ niệm của mối tình này như sau:

Vòng xoáy tháng năm vô tình
Dòng đời phiêu lãng vô tâm…

Giật mình thương lại 42 mùa xuân đã vô tình trôi qua thật nhanh… Nhìn gương đời thấy tóc mình bạc trắng mái đầu mà ngậm ngùi theo mệnh số.

Suốt 44 năm tôi cõng tình đau lận đận đi gần hết những chặng đường đời, dù người chối bỏ ra đi từ dạo ấy. Người ơi, nhưng tôi vẫn ấp ủ mang theo tình chết trong dại khờ.

Đêm nay trong căn phòng yên tĩnh chỉ có tôi, và tôi ngồi lặng lẽ suy ngẫm lại chuyện đời mình sao quá bẽ bàng. Đâu đây nhà ai văng vẳng vọng lại tiếng hát Giao Linh nghe buồn thảm, xoay xoáy nhẹ vào hồn tôi từng lời ca đau…

Đêm nay là đêm cuối,
ngày mai đôi đứa đôi đường,
nghìn sầu trút hết đêm này
lệ buồn chỉ thay lời nói.

Em ơi đời ngang trái
thì trách duyên kiếp đôi mình,
đau thương mới biết yêu nhiều
nghẹn ngào tiếc đêm không dài.

Mai em về với chồng, lặng nhìn em bước sang sông
Buồn giấu nước mắt, pháo hồng đốt chết tuổi xuân
Em lên xe hoa rồi tình đầu dở dang,
tình em người đón người đưa.

Trời giăng mưa ngâu thấy buồn không em
Đêm nay ngồi bên nhau nhẹ vuốt tà áo em thương
Nâng niu mái tóc buông dài, lệ buồn nói câu từ giã
Em ơi vầng trăng đó, ngày xưa đã chứng câu thề
Yêu nhau đến thác cho trọn, nào ngờ giấc mơ không tròn… 

(Còn Gì Nói Đêm Nay, sáng tác Ngọc Sơn, tiếng hát Giao Linh trong dĩa nhựa Dư Âm)

Dĩ vãng đã chợt hiện về như những đoạn phim buồn cứ chập chờn vờn trong tôi. Nhớ vào một đêm ấy, người và tôi ngồi bên nhau nơi góc sân trường “Bác Ái”, hai người cứ lặng im không nói một lời gì, thỉnh thoảng nghe tiếng thở dài, hòa lẫn đâu đây vài điệu buồn của loài dế đêm buông tiếng than nức nở, như đồng cảm xót xa cho một cuộc tình sắp ly tan.

Người đã khóc, khóc rất nhiều cho đêm hạ vàng đầy suối lệ, rơi xuống đời sầu ánh lên lẻ loi. Giọt lệ người chìm sâu vô vọng cô liêu, cũng đành thôi, xin nói lời giã biệt. Hai đường đời hai lối tuyệt vọng yêu, thôi em, thôi nhé thôi đừng khóc, cứ để hồn tôi tuyết phủ sâu, người dựng nên thập giá, treo ta lên mộ tình… Người khóc, ta khóc, giọt lệ này có nghĩa gì đâu hỡi người, rồi mai chúng mình cũng đôi ngả chia ly mà thôi.

Người vì chữ hiếu phụ tình tôi, còn tôi son sắc nợ tình người…

Sóng đời một kiếp long đong
Hồn ai lạc bước xuống đời trần ai
Khẽ buông lên tiếng thở dài
Dư âm lắng đọng mi ai đẫm sầu

Một mình độc ẩm đêm thâu
Ôm vầng trăng lạnh điểm mầu hơi sương
Ru ta giấc mộng bình thường
Ru đời gió bụi đau thương ngậm ngùi…

Sao trách người xa lại lỗi thề, có lẽ vì đêm nay ta thức bồi hồi cùng ta ư? Ta nghe bóng tối miệt mài trong ta, hai phương trời hoang phế vẫn chia hai. Ta giấu tương tư vào giấc mộng, ta âm thầm dỗ giấc ngủ tôi.

Khóc đi khóc cho vơi sầu
Em khóc đi, khóc duyên hững hờ.
Để lại dấu tích trong đời

Một mai em về với chồng
Mang theo một mối u hoài
Chất ngất thiên thu.

Em khóc đi, em khóc đi
Khóc cho đêm dài
Khóc cho cuộc đời
Đổi trắng thay đen

Khóc cho tình mình
Còn nhiều gian dối
Nên đôi ta còn
Nước mắt chua cay
Em khóc đi mà thôi.

Nét son dở dang môi sầu.
Ngõ hoang bước chân gục đầu.
Tiếc thương trăm chiều.

Giòng đời nước cuốn hoa trôi.
Một mai em về với chồng.
Thương em một mối tình sầu
Giấu kín trong tim. (Nét Son Buồn, sáng tác Ngọc Sơn)

Người về bên ấy vui không
Còn tôi cõng sầu bên này song tương…

Nghĩ xưa hai tôi gặp nhau quen nhau rồi yêu nhau, người 18 tuổi đời, tôi là người lính trong thời loạn, tình hoa bướm nảy sinh. Cũng từ đó tình tôi lận đận, cuối cùng tôi rước tình sầu thiên thu.

44 năm tình tôi dâng nấm độc, đếm từng ngày qua bài ca tôi viết cho người. Chắc bên kia bờ đại dương người đã được nghe, cũng hiểu chút lòng thủy chung của kiếp tình mê muội, nhớ trong tình yêu, yêu trong tình nhớ, để rồi tôi gom nhặt từng lời ca đau gối mộng tàn.

Cố nhân ơi, giờ này người đang hạnh phúc bên ấy, hay cùng nỗi sầu như tôi?

Nhạc sĩ Ngọc Sơn hiện nay

Mời bạn đọc xem lại chương trình Jimmy Show, nghe nhạc sĩ Ngọc Sơn kể lại câu chuyện này:


Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở
[ad_1] Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
[ad_1] Trong nền tân nhạc Việt Nam, đặc biệt là tình ca, dòng nhạc Ngô Thụy Miên là một nét đẹp đài các, mang một phong cách rất riêng. Người...

Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
[ad_1] Mỗi dịp Tết đến xuân về, Táo Quân luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu với hàng triệu khán giả Việt. Năm nay, chương trình Táo...

Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
[ad_1] Anh Nguyễn Lê Trương Đông là con trai đầu, cũng là người con trai duy nhất của cố ca sĩ Giang Tử. Trước đây anh đi hát với tên...

Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
[ad_1] Mới đây, Trường Giang đã chia sẻ 2 bức hình với ngoại hình mới lạ và nhanh chóng nhận về lượng tương tác khủng. Khác với hình ảnh giản...

Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
[ad_1] “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
[ad_1] Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, người ta thường nhớ đến ca khúc quen thuộc Hoa Sứ Nhà Nàng trước 1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
[ad_1] Tuấn Ngọc được xem là một trong những nam ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình hải ngoại sau năm 1975 cho đến nay. Ông sở...

Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
[ad_1] Với những người không biết tiếng Anh – như tôi hồi xưa khi học cấp 2 và 3 ban Pháp văn – thì những bài hát nhạc ngoại dịch...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
[ad_1] Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc  nhạc vàng như Đổi Thay, Thương Về Quán Trọ, Mùa Ve...