Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”

10/01/2025.


Nhạc tình ca của Ngô Thụy Miên luôn có đầy đủ những cung bậc hạnh phúc lẫn thương đau, nhạc tình của ông có ca từ rất đẹp và thường thoáng nỗi u buồn, nhưng trong nỗi buồn đó vẫn có niềm hy vọng, dù có đau thương tan vỡ thì tình yêu vẫn chân thành, vẫn mãi nói câu yêu người. Dù vẫn còn yêu nhiều nhưng vẫn cầu mong người yêu được hạnh phúc nơi bến khác, như trong các bài hát Niệm Khúc Cuối, Bản Tình Cuối,Bản Tình Ca Cho Em…

Anh hát cho em bài tình ca thiết tha
Anh hát cho em dù lòng nghe xót xa
Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ
Thương dáng em cười, nhớ nụ mắt bờ môi


Tuấn Ngọc hát Bài Tình Ca Cho Em

Bài tình ca chứa đựng tất cả tình yêu nồng nàn của nhạc sĩ dành cho người yêu của mình, bởi vì tâm hồn nghệ sĩ dễ rung động trước vẻ đẹp của vạn vật, huống chi là trước “nụ mắt bờ môi” của người con gái yêu kiều. Vì sao lại là “nụ mắt”? Xưa nay người ta chỉ nói đến “nụ cười”, và có lẽ vì giai nhân trong bài hát có đôi mắt biết cười đã gây nhớ thương cho chàng nhạc sĩ ngay từ lần đầu gặp gỡ. Câu hát “một lần gặp gỡ” gợi nhớ đến một bài tình ca buồn khác là Bản Tình Cuối, và chúng ta có thể thấy sự tương đồng giữa 2 bài hát này, cùng là viết cho người thiếu nữ mà nhạc sĩ đã yêu ngay từ lần gặp đầu tiên.

“Bản Tình Cuối” đó như là tấm lòng của chàng nhạc sĩ si tình dành trọn vẹn cho người yêu, hát cho nàng nghe chuyện tình tha thiết của thời hạnh phúc bên nhau, để dù cho sau này có phải xót xa vì chia lìa mỗi người mỗi ngả thì vẫn còn đó khúc tình ca trìu mến.

Anh nhớ năm xưa mùa xuân em đến thăm
Em nói yêu anh, rồi tình qua rất nhanh
Một ngày chợt đến bỗng tình như đã lỡ
Một ngày chợt đến bỗng đời như tan vỡ

Em đến với anh khi trời đất bắt đầu vào mùa xuân muôn hoa tươi thắm, là mùa xanh tươi tràn đầy của tin yêu hy vọng, tưởng tình mình mãi tươi thắm như sắc xuân, dài lâu như bài tình ca anh hát. Nhưng ngờ đâu là cuộc tình bỗng thành gió thoảng mây trôi, em chỉ đến vào mùa xuân, rồi vội vã ra đi để lại cả một mùa đông băng giá, tràn ngập nỗi buồn tan vỡ, thương đau:

Ai đã yêu em những đêm buồn giá lạnh
Và ai âu yếm hát những lời thiết tha trìu mến
Ai đã nâng niu đón đưa ngày tháng dài
Giờ đâu còn nữa ngày vui đã hết tình ta đã chết

Xa nhau nghĩa là vĩnh viễn xa rời những tháng ngày dài được đưa đón nâng niu, được bên nhau nồng ấm, những ngày còn được cùng hát cho nhau nghe lời thiết tha trìu mến của bài tình ca năm cũ. Nhưng tất cả đã thành dĩ vãng kể từ lúc tình tan thành mây khói…

Anh chúc cho em đời yên vui đắm say
Anh chúc cho em dù lòng nghe đắng cay
Một ngày nào đó dẫu tình ta đã lỡ
Một ngày nào đó ta vẫn yêu mãi người thôi…

Dù chia xa, dẫu xót đau và cay đắng nhưng vẫn cầu mong cho người được yên vui hạnh phúc, đó là lời chân thành của người ở lại chúc phúc cho người yêu được an lòng đi theo cuộc đời mới, dù tình không tròn mong ước nhưng vẫn hát mãi bài tình ca muôn thuở, bài tình ca cho em, bản tình cuối…

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

 

 





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
[ad_1] Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. (Trịnh Công Sơn – Nỗi lòng của tên tuyệt vọng – 11/1972) Từ...

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
[ad_1] Là người yêu nhạc, có lẽ không ai là không biết tới nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, tác giả của nhiều bài nhạc quê hương bất hủ hư Bến...

Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
[ad_1] Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay...

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
[ad_1] Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều bài hát quen thuộc đã trở thành bất tử,...

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
[ad_1] Âm nhạc xưa ở miền Nam vào vàng son đã từng phát triển rực rỡ với đa dạng thể loại, mỗi ca khúc như là một bông hoa rực...

Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
[ad_1] Trong lúc lục lọi chồng báo xưa, phát hiện một thông tin thú vị, xin chép lại hầu bạn đọc: Đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” Như hầu...

Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
[ad_1] Ca sĩ Hải Lý từng là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng (của 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) thời trước 1975, nhưng qua...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Đôi Mắt Người Xưa và Đường Tình Đôi Ngả là tên của 2 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngân Giang mà hầu hết những người nghe nhạc...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
[ad_1] Hầu như ai trong chúng ta ta cũng đã có nhiều lần ngoái lại nhìn về thời hoa mộng của những ngày tháng không bao giờ quay trở lại,...

Ads Bottom