Nhạc sĩ Hoàng Trang và chuyện tình yêu “muôn đời muôn kiếp” cùng con gái ông chủ hãng dĩa Asia Sóng Nhạc

14/01/2025.


Nhạc sĩ Hoàng Trang tên thật là Trần Văn Phát, là tác giả của nhiều bài nhạc vàng quen thuộc với các thế hệ yêu nhạc, như là Ngỏ Hồn Qua Đêm, Không Bao Giờ Quên Anh, Nếu Đời Không Có Anh, Tâm Sự Với Anh, Đêm Ru Điệu Nhớ, Kể Chuyện Trong Đêm… Ngoài nổi tiếng với những ca khúc nhạc vàng được nhiều thế hệ yêu thích, nhạc sĩ Hoàng Trang còn được nhiều người ngưỡng mộ khi nhắc tới cuộc hôn nhân trọn đời son sắt của ông với một tiểu thư khuê các, đó là cô Nguyễn Thị Hồng.

Cô Hồng là con gái của ông Nguyễn Tất Oanh, chủ hãng Asia Sóng Nhạc nổi tiếng nhất Sài Gòn trong các thập niên 1950-1960. Trong những lần chàng nhạc sĩ nghèo Hoàng Trang mang những sáng tác mới của mình đến ký hợp đồng với hãng Sóng Nhạc, ông đã chạm mặt cô con gái 16 tuổi của ông chủ hãng dĩa, lúc đó thường đứng trông coi cửa tiệm dĩa nhạc của gia đình. Dù khoảng cách tuổi tác rất lớn (lúc đó nhạc sĩ Hoàng Trang 27 tuổi), nhưng họ tỏ ra tâm đầu ý hợp và bắt đầu cảm mến nhau.

Trong nhiều sáng tác sau này, nhạc sĩ Hoàng Trang thường nhắc đến câu “cùng chung chí hướng”, như trong bài hát Đêm Ru Điệu NhớMùa Sầu Riêng, như là lời nhắn nhủ đến người phụ nữ mà ông yêu, nhắc lại rằng 2 người đã chung chí hướng nên hợp nhau và đến với nhau, dù khác biệt về hoàn cảnh gia đình là một rào cản lớn.


Giao Linh hát Đêm Ru Điệu Nhớ trước 1975

Ban đầu chuyện tình đó không được gia đình cô Hồng chấp nhận, nên họ phải yêu nhau trong thầm lặng, hẹn hò nhau cũng lén lút không cho ai biết, mỗi tuần chỉ được gặp một lần vào cuối tuần.

Một trong những lần hẹn hò đầu tiên đã trở thành nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Hoàng Trang viết ca khúc Nếu Đời Không Có Anh:

Ra phố hôm nay thấy buồn lên mắt
Đường chiều man mác như gợi niềm thương
Chờ người yêu đến cùng chung ngõ hồn
Với vòng tay xanh đón mời cho đời lên ngôi thần thánh…

Cô Hồng kể lại rằng trong một lần hẹn hò, vì giấu gia đình nên cô nói với cha là sang nhà bạn học vào buổi trưa, nhưng cha cô nói rằng không ai coi cửa tiệm, nên đợi 6h chiều đóng cửa rồi mới cho đi. Thời điểm đó không có cách nào để thông báo với người yêu về sự chậm trễ đó, nên cô vừa coi tiệm vừa thấp thỏm lo âu, đến 6h chiều tối mới bắt đầu ra khỏi nhà đến nơi hẹn, nghĩ rằng lúc đó chắc là người yêu cũng đã về rồi.

Nhưng đến nơi hẹn, cô vẫn thấy nhạc sĩ Hoàng Trang đang đứng chờ đợi từ lúc 11 giờ trưa. Cảm động khi người yêu phải chờ đợi mình lâu đến như vậy, cô Hồng cảm thấy nghẹn ngào, nói rằng lần sau cứ đi về không cần chờ như vậy. Nhạc sĩ đáp: Vì hai người rất khó để gặp được nhau, nếu bỏ về là tự đánh mất một lần được gặp, nên cứ chờ chừng nào tới khuya thì thôi.


Thanh Tuyền hát Nếu Đời Không Có Anh trước 1975

Về phần nhạc sĩ Hoàng Trang, vào năm 2011, trước khi qua đời không lâu, ông đã kể lại câu chuyện này tại Paris By Night 103 như sau:

“Tôi viết ca khúc Nếu Đời Không Có Anh vào năm 1965, lúc đó tôi cũng mới sáng tác được vài bài. Lúc đó người yêu của tôi là nữ sinh, nên mỗi tuần chúng tôi chỉ gặp nhau vào chiều thứ 7 để đi xi nê, ăn kem hoặc là dạo phố. Có một lần vào chiều thứ 7, chiếc velo solex cà tàng của tôi bị hư, tôi nhờ anh sửa xe sửa giùm. Trong lúc chờ đợi, tôi hết sức nóng ruột và lo lắng nhưng rồi cũng không biết làm sao.

Sửa xe xong, tôi đành phải làm người lỗi hẹn, và chiều thứ 7 tuần sau đó tôi đến nơi hẹn mà chúng tôi thường gặp nhau. Gặp người yêu, mặt buồn, giận hờn, trách móc và hỏi vì sao lần trước không đến để lỗi hẹn, rồi kể luôn tâm trạng từ nhà đi ra phố đến gặp nhau lần đó. Trên đường đi, người yêu tôi rất buồn và thấy tất cả không có gì hy vọng, nghĩ rằng có thể đến nơi hẹn chờ để rồi lại thất vọng và đi về như tuần trước. Tôi lấy tâm trạng của người yêu tôi, viết thành ca khúc Nếu Đời Không Có Anh. Người yêu của tôi nay cũng là vợ của tôi.”

Sau gần 1 năm quen biết, để chấm dứt những ngày đợi mong mòn mỏi như vậy, họ quyết định về chung một nhà, cô Hồng chấp nhận rời bỏ thân phận tiểu thư khuê các để về làm vợ một nhạc sĩ nghèo, ra ở trọ trên một căn gác xép nhỏ ở đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), cũng là nơi nhiều ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Trang được ra đời.

Trong hầu hết những ca khúc được sáng tác kể từ lúc quen biết và yêu nhau vào năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Trang đều lồng ghép vào chuyện tình yêu của chính mình. Đặc biệt là trong ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm, ông nhắc đến tên người vợ yêu thương của mình:

Người em bé nhỏ má HỒNG yêu ơi
Đừng buồn những lúc chiều pha sắc lạnh…


Phương Dung hát Kể Chuyện Trong Đêm trước 1975

Từ đầu năm 1969, khi Hoàng Trang đã là nhạc sĩ có tên tuổi với rất nhiều ca khúc ăn khách, cuộc sống gia đình ổn định hơn và chuyển sang một căn nhà riêng trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), kết thúc 4 năm ở thuê trên gác nghèo. Nhân dịp này ông đã viết bài Mùa Sầu Riêng với ca từ như sau:

“Đã bốn năm rồi, hai đứa tôi thương vì chung nhau chí hướng…”


Giao Linh hát Mùa Sầu Riêng trước 1975

Hai năm sau đó, ông cũng viết tặng vợ ca khúc Tâm Sự Với Anh với lời ca thật tha thiết, khẳng định rằng “hai cuộc đời như một”:

Vì hai đứa ta, hai cuộc đời như một
Chung một niềm sầu vào lứa tuổi hăm hai

(Lúc đó cô Hồng tròn 22 tuổi)

Trong cuộc sống vợ chồng, không thể tránh khỏi những hiểu lầm giận hờn trách móc, nhưng cô Hồng nói rằng mỗi lần như vậy, nhạc sĩ Hoàng Trang thường nói rằng cuộc đời này, cái lớn nhất vẫn là tình yêu, hãy trân trọng tình yêu vì đó là cái duy nhất còn ở lại sau nhiều bể dâu, những giận hờn trách móc sẽ bị cuốn trôi đi hết.

Cô Hồng cũng kể rằng trong 46 năm sống chung với nhau, nhạc sĩ Hoàng Trang nhiều lần nói rằng nếu có kiếp sau thì xin vẫn là vợ chồng, như trong lời bài hát: “Anh vẫn là anh yêu muôn đời muôn kiếp…” (Tâm Sự Với Anh)


Giao Linh hát Tâm Sự Với Anh trước 1975

Khi cô Hồng nói đùa là kiếp này đã sống chung lâu như vậy đã “sợ” lắm rồi, thì nhạc sĩ liền nói: Kiếp sau ông xin làm vợ để nguyện đền đáp, chăm sóc hết lòng.

Như vậy mới thấy rằng không chỉ là tình yêu đôi lứa của họ thật đẹp, mà tình vợ chồng cũng làm cho nhiều người thấy ngưỡng mộ, và sau tất cả, đối với họ tình tình yêu vẫn là cái lớn nhất, quan trọng nhất như lời người đã từng nói.

Năm 2011, nhạc sĩ Hoàng Trang qua đời trong vòng tay vợ con. Gần đây, trong một lần lên truyền hình trò chuyện, khi được hỏi nếu có lời nào muốn nói với người chồng đã gắn bó cả cuộc đời, cô Hồng nói: “Không bao giờ quên anh”.

Vợ và con trai út của nhạc sĩ Hoàng Trang, hình chụp năm 2019

Đông Kha (nhacxua.vn)





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
[ad_1] Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn định cư. Sau khi học xong bậc trung học, ông...

Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
[ad_1] Đã gần 2 năm kể từ thời điểm chương trình đại nhạc hội cuối cùng của trung tâm Asia được tổ chức, đó là Asia 82: Tình khúc Phạm...

Phốt căng: Nam MC 9X quyền lực bị tố nhốt 1 diễn viên vào phòng tối, bắt xin lỗi chỉ vì… không được chào?
Phốt căng: Nam MC 9X quyền lực bị tố nhốt 1 diễn viên vào phòng tối, bắt xin lỗi chỉ vì… không được chào?
[ad_1] Vào ngày 26/1, 1 cô gái tên Hoàng Mao Mao livestream tố cáo MC Trương Đại Đại đánh đập, lăng mạ và khủng bố cuộc sống của cô. Cư...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng
[ad_1] Nhạc sĩ Châu Kỳ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng miền Nam với rất nhiều ca khúc nhạc vàng nổi tiếng khó có...

Chân dung những tiếng hát – Phương Dung, tiếng hát gọi nhạn trong sương
Chân dung những tiếng hát – Phương Dung, tiếng hát gọi nhạn trong sương
[ad_1] Vào những năm 1963, 1964, ca khúc “Những Đồi Hoa Sim” của nhạc sĩ Dzũng Chinh được nổi như cồn là nhờ giọng hát của Phương Dung, cô ca...

Bàn về vẻ đẹp lãng mạn trong nhạc Xuân Trần Thiện Thanh: “Yêu lúc băng rừng như Mộng Tình Nhân”
Bàn về vẻ đẹp lãng mạn trong nhạc Xuân Trần Thiện Thanh: “Yêu lúc băng rừng như Mộng Tình Nhân”
[ad_1] Ngay từ những ngày đầu nghe nhạc, tôi đã thích nhạc của Nhật Trường – Trần Thiện Thanh, có thể đến từ những mối giao cảm từ những hình...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Ông có rất nhiều sáng tác bất hủ thuộc nhiều thể loại,...

Mê mẩn ngắm biệt thự của NSND Trịnh Kim Chi, hoa hậu Đỗ Thị Hà ngày 28 Tết
Mê mẩn ngắm biệt thự của NSND Trịnh Kim Chi, hoa hậu Đỗ Thị Hà ngày 28 Tết
[ad_1] Ngày 28 Âm lịch, tổ ấm của vợ chồng cựu mẫu Thúy Hạnh ở Quận 9, TPHCM ngập tràn không khí Tết. Với tông màu trắng chủ đạo, căn...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi – Nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất trước năm 75
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi – Nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất trước năm 75
[ad_1] Nhiều người nghe nhạc Việt Nam không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc yêu thích, chuyện đầu...

Giới thiệu một số ca khúc nhạc xuân mới sáng tác
Giới thiệu một số ca khúc nhạc xuân mới sáng tác
[ad_1] Từ trước đến nay, khi nhắc đến nhạc xuân, người ta thường nhắc đến các ca khúc nhạc vàng được sáng tác từ trước năm 1975, được thu âm...