Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”

10/01/2025.


Hầu như ai trong chúng ta ta cũng đã có nhiều lần ngoái lại nhìn về thời hoa mộng của những ngày tháng không bao giờ quay trở lại, không bao giờ tìm lại được. Có chăng chỉ trong dòng hoài niệm đôi khi nhớ về, có chăng là nghe tâm tình mình luyến tiếc ngày xanh, ray rức và tiếc nuối giống như là giai điệu bài hát Những Ngày Thơ Mộng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác từ cuối những năm thập niên 1950:

Tìm đâu những ngày thơ ấu qua?
Tìm đâu những ngày xinh như mộng?
Tìm đâu những ngày thơ?
Tìm đâu những chiều mơ?
Tìm đâu, biết tìm đâu, đâu giờ?


Khánh Ly hát Những Ngày Thơ Mộng trước 1975

Những ngày thơ mộng là chuỗi ngày tháng hoa niên thanh khiết, là ngày chưa biết yêu nhưng lòng đã biết nhớ thương nhiều vì đã vấn vương hình bóng một người, biết giận hờn trách móc vu vơ. Đó là những ngày vừa mới bước vào đời, hàng đêm gửi tâm tình vào những giấc mộng có trăng sao vời vợi sáng soi, tâm hồn dào dạt say mơ để dệt nên những vần thơ ban đầu, để rồi chỉ ngồi ngâm một mình bâng quơ:

Tìm đâu những ngày chưa biết yêu?
Chỉ thấy, thấy lòng nhớ thương nhiều
Rồi đêm ta nằm mơ,
Hồn say ta làm thơ
Ngồi ngâm, trách lòng ai hững hờ….

Ai tìm giùm đàn bướm trắng, bay tìm tình đường loang nắng
Ai tìm giùm cô gái xóm, khoe giọng hò đường hoang vắng
Và nhớ đi tìm đàn bé nô đùa ngoài đồng lúa hay trong sân chùa…

Giờ đây tất cả đã chìm dưới lớp bụi mờ của thời gian, biết làm sao tìm được những ngày thơ mộng vô tư thả tâm hồn bay theo đàn bướm trắng trên đường xưa loang nắng, làm sao tìm được cô hàng xóm năm xưa đã bao lần chung lối trên con đường hoang vắng, và hình ảnh đàn em bé nô đùa trên đồng lúa hay trong sân chùa nay đã lùi xa vào trong quá khứ xa vời.

Tìm đâu những ngày thơ ước mơ?
Tìm đâu những ngày hết mong chờ?
Ngày thơ biết tìm đâu,
Ngày thơ biết tìm đâu,
Tìm đâu, biết tìm đâu, đâu giờ?

Những ngày thơ mộng ngày xưa đã trôi đi cùng với thời gian, nhưng vẫn còn ở lại mãi trong tâm tưởng của người ly hương xa tiếng chuông chùa dìu dặt trầm bổng tiếng hồn quê, xa cánh đồng bao la tuổi thơ ngạt ngào thơm hương lúa. Mỗi lần nhớ thương về ngày tháng êm đềm thanh bình ngày xưa, lữ khách rạt rào tiếc nuối chuỗi mộng đẹp ngày qua, lòng nghẹn ngào nương theo điệu đàn dĩ vãng chơi vơi và tự hỏi: ngày thơ ơi biết tìm nơi đâu bây giờ…


Thanh Thúy hát Những Ngày Thơ Mộng trước 1975

Thanh Tuyền hát Những Ngày Thơ Mộng trước 1975

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Câu chuyện âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua lời tiết lộ của nhạc sĩ Lê Dinh năm 1963
Câu chuyện âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua lời tiết lộ của nhạc sĩ Lê Dinh năm 1963
[ad_1] Bài phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh trên tạp chí Bách Khoa sau đây sẽ hé lộ sáng tỏ những sinh hoạt âm nhạc ở Sài Gòn thời kỳ...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga
[ad_1] Năm 1961, đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga dựng vở cải lương Mưa Rừng của hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng, với nữ hoàng sân...

“Lá Đổ Muôn Chiều” – Ca khúc mùa thu buồn nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn
“Lá Đổ Muôn Chiều” – Ca khúc mùa thu buồn nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn
[ad_1] Người ta thường gọi Đoàn Chuẩn là “Nhạc sĩ của mùa Thu”, vì có đến 2/3 sáng tác của ông đều phảng phất hình ảnh mùa Thu. Mùa Thu...

Vấn đề “kiểm duyệt nhạc” gắt gao ở Sài Gòn xưa trước qua lời kể của nhạc sĩ Song Ngọc 60 năm trước
Vấn đề “kiểm duyệt nhạc” gắt gao ở Sài Gòn xưa trước qua lời kể của nhạc sĩ Song Ngọc 60 năm trước
[ad_1] Bài phỏng vấn nhạc sĩ Song Ngọc sau đây được nhà báo Nguiễn Ngu Í thực hiện trong những ngày cuối năm 1963, đăng trên bán nguyệt san Bắch...

Tiếng hát Như Quỳnh và ca khúc Thành Phố Sương Mù (nhạc sĩ Huỳnh Anh)
Tiếng hát Như Quỳnh và ca khúc Thành Phố Sương Mù (nhạc sĩ Huỳnh Anh)
[ad_1] Thành Phố Sương Mù là 1 trong 2 bài hát hiếm hoi của nhạc sĩ Huỳnh Anh sáng tác sau năm 1975 (bài còn lại là Rừng Lá Thay...

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”
Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”
[ad_1] Khi nói đến những ca khúc viết về Hà Nội, chắc chắn không thể không nhắc đến bài “Hướng Về Hà Nội” – Một ca khúc trữ tình với...

Bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn năm 25 tuổi (1963) – Tiết lộ lý do ông trở thành “nhạc sĩ của lứa tuổi học trò”
Bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn năm 25 tuổi (1963) – Tiết lộ lý do ông trở thành “nhạc sĩ của lứa tuổi học trò”
[ad_1] Dưới đây là bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn được thực hiện vào ngày 6/11/1963. Đó là thời điểm nền Đệ nhất cộng hòa vừa kết thúc, cả...

Ca khúc “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” của nhạc sĩ Phạm Duy – Giã biệt thời thiếu nữ tuổi 20
Ca khúc “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” của nhạc sĩ Phạm Duy – Giã biệt thời thiếu nữ tuổi 20
[ad_1] “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” có lẽ là ca khúc hay và nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Duy trong thể loại tạm gọi là “nhạc vàng phổ...

Bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963 về thể loại “quốc nhạc” (nhạc dân tộc cổ truyền)
Bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963 về thể loại “quốc nhạc” (nhạc dân tộc cổ truyền)
[ad_1] Mời các bạn đọc lại bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963, nói về nhạc cổ truyền dân tộc Việt, mà thời đó được người trong giới...

Câu chuyện về “nàng Ẩn Lan” trong ca khúc Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư)
Câu chuyện về “nàng Ẩn Lan” trong ca khúc Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư)
[ad_1] Trong âm nhạc xưa, đã có không ít lần tên người nữ được nhắc đến trong lời nhạc, đó có thể là tên “người thật việc thật” như là...

Ads Bottom