Nhà văn – nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn viết về nhạc sĩ Trúc Phương

22/01/2025.


Chúng ta có ba nhà soạn nhạc gốc miền Nam mà nghe nhạc chúng ta có thể nhận ra điều ấy đó là: Nguyễn Mỹ Ca, Lam Phương và Trúc Phương. Nhạc của Nguyễn Mỹ Ca có vẻ như xuất phát từ một cây dương cầm, nhạc của Lam Phương có nguồn gốc từ chiếc ghi-ta phím lõm, còn nhạc của Trúc Phương là sản phẩm của một cây ghi-ta thùng.

Trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta nói chung, còn có một hiện tượng đáng ghi nhận khác nữa: có những bài hát gắn liền với tiếng hát và cả dáng dấp một ca sĩ, đồng thời nhắc nhở tới một quãng đời, một nơi chốn nào đó, người ta đã trải qua. Vâng, ai từng sống ở Sài Gòn cuối thập niên 50, đã nghe nhạc Trúc Phương, hẳn không thể quên Nửa Đêm Ngoài Phố cùng tiếng hát và dáng dấp một thời gian ta gọi là liêu trai của Thanh Thúy.

Buồn vào hồn không tên,
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..

Nửa đêm lạnh qua tim
Giữa đường phố hoa đèn
Có người mãi đi tìm,
Một người không hẹn đến
Mà tiếng bước buồn thêm…

Tiếc thay hoài công thôi
Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa
Để người không gặp nữa
Về nối giấc mơ xưa…

Nếu âm hưởng của những câu vọng cổ vốn là cái duyên thầm trong nhạc Lam Phương thì chính lời ca của Trúc Phương làm nên cái quyến rũ trong nhạc của ông. Riêng phần nhạc, phải nói cả Lam Phương lẫn Trúc Phương đều có cá tính mạnh mẽ. Người ta có thể nghe và nhận ra nhạc của họ một cách dễ dàng. Dù cả hai đều chịu nhiều ảnh hưởng cổ nhạc Nam phần. Ảnh hưởng ấy trong nhạc Lam Phương hình như được chiếu sáng bằng ánh điện, ánh đèn sâu khấu. Còn trong nhạc Trúc Phương nó lại chỉ được soi rọi bằng ánh đèn dầu hay ánh trăng thôi, nên tự nó toát ra vẻ u uẩn.

Trúc Phương viết lời ca sắc xảo. Cứ đọc lại, nghe lại vài câu trong các đoạn được trích dẫn trên đủ rõ. “Buồn vào hồn không tên” có nghĩa là sao? Nỗi buồn không tên hay hồn không tên? Thức giấc nửa đêm là một câu bình thường. Nhưng “nhớ chuyện xưa vào đời” là một lối nói riêng của Trúc Phương. Về phương diện văn phạm hay cấu trúc câu có thể có vấn đề (có problem như lối nói thời thượng ở Mỹ hiện tại), song dường như người ta có thể cảm nhận được ý nghĩa của câu nói trước khi tìm cách hiểu được câu nói. Cùng lối viết lời ca ấy, Trúc Phương đã tạo nên cái thế giới tình ca riêng của mình:

Đường vào tình yêu có trăm lần vui
Có vạn lần buồn
Đôi khi nhầm lỡ
đánh mất ân tình cũ

Bao năm qua rồi còn nối tiếc
Nghe lòng đầy giá buốt
Thương nhau rồi
Xa nhau rồi

Một lần dang dở ấy
Đêm lạnh vui với ai?

Mình vào đời nhau lúc môi còn non
Tuổi mộng vừa tròn
Hương thơm làn tóc
Nước mắt chưa lần khóc

Có đau chỉ thế
Nếu thương chỉ thế
Xin mang theo tiếng yêu
khi gọi anh với em!

Thập niên 70, chúng ta có nhiều những ca khúc viết cho lính rất hay của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu… Những bài hát vinh danh sự hy sinh cao cả và anh hùng của các chiến sĩ miền Nam. Trúc Phương cũng có một bài viết về đời lính. Bản thân ông cũng là một người lính. Bài hát của ông gây xúc động mạnh trong lòng nhiều người nghe, chứ không riêng gì những người lính. Đó là bài “Kẻ ở Miền Xa“. Trong bài hát này Trúc Phương đề câ tới một điều, một sự thật, một khía cạnh buồn của đời lính (hình như) người ta muốn dấu đi, hay ít nhất, không muốn nói ra:

Tôi ở miền xa,
Trời quen đất lạ
Nhiều đông lắm hạ,
Nối tiếp đi qua
Thiếu bóng đàn bà,

Người không dám tới
Bèn viết cho tôi,
nhạc tình sao lắm lời

Xin xích lại một lần bên tôi
Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi
Đến với tôi, hãy đến với tôi
Đừng yêu lính bằng lời

Như thế gọi là nhạc hiện thực được chưa? Trúc Phương, Y Vân, Lâm Tuyền… đều đã mất ở Việt Nam. Đã có một thời, sống ở trong nước, người ta sợ cả gặp nhau, vì không muốn nghìn thấy nhau trong cảnh quá đỗi tang thương. Đôi khi nhge tin ai đó chết, người ta có thể chảy nước mắt khóc nhưng cũng có phần mừng cho người ấy không phải sống nữa. Trúc Phương, Lâm Tuyền sống ra sao những ngày cuối đời? Chúng ta không biết. Nhưng giả thử biết thì chúng ta có thể làm gì cho họ? Và giờ phút này đây, muốn gửi một đóa hoa tạ ơn chúng ta sẽ gửi về đâu?

Đến nay thì đã
Đắng cay nhiều quá
Thơ ngây đi mất trong bước buồn
Giờ mới hay

Nguyễn Đình Toàn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
[ad_1] Trong nền tân nhạc Việt Nam, đặc biệt là tình ca, dòng nhạc Ngô Thụy Miên là một nét đẹp đài các, mang một phong cách rất riêng. Người...

Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
[ad_1] Mỗi dịp Tết đến xuân về, Táo Quân luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu với hàng triệu khán giả Việt. Năm nay, chương trình Táo...

Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
[ad_1] Anh Nguyễn Lê Trương Đông là con trai đầu, cũng là người con trai duy nhất của cố ca sĩ Giang Tử. Trước đây anh đi hát với tên...

Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
[ad_1] Mới đây, Trường Giang đã chia sẻ 2 bức hình với ngoại hình mới lạ và nhanh chóng nhận về lượng tương tác khủng. Khác với hình ảnh giản...

Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
[ad_1] “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
[ad_1] Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, người ta thường nhớ đến ca khúc quen thuộc Hoa Sứ Nhà Nàng trước 1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
[ad_1] Tuấn Ngọc được xem là một trong những nam ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình hải ngoại sau năm 1975 cho đến nay. Ông sở...

Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
[ad_1] Với những người không biết tiếng Anh – như tôi hồi xưa khi học cấp 2 và 3 ban Pháp văn – thì những bài hát nhạc ngoại dịch...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
[ad_1] Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc  nhạc vàng như Đổi Thay, Thương Về Quán Trọ, Mùa Ve...

Selena Gomez bị dọa trục xuất khỏi Mỹ, Justin Bieber liền có động thái cực đáng ngờ
Selena Gomez bị dọa trục xuất khỏi Mỹ, Justin Bieber liền có động thái cực đáng ngờ
[ad_1] Selena Gomez đang là tâm điểm mạng xã hội vì đăng clip khóc thương cho hàng loạt người nhập cư Mexico bị trục xuất khỏi Mỹ theo chính sách...