Nghệ sĩ Hùng Cường và những lần bị “tai tiếng” trên báo chí năm 1972: Bệnh vực con là Quang Bình, ẩu đả với học trò

10/01/2025.


Ngày 20/5/1972, Nhật báo Sóng Thần đăng một mẩu tin có tựa đề: Hùng Cường và chiến dịch “thanh minh thanh nga” như sau:

Nghệ sĩ Hùng Cường mấy lúc gần đây bị dồn dập tai tiếng. Một hãng thông tấn vừa loan tin với đầy đủ chi tiết về vụ ông bị 2 quân nhân dí súng bắt lội qua sông Saigon. Thay vì cười xòa, Hùng Cường đã mở cả một chiến dịch cải chính. Nội vụ chưa ngả ngũ, Hùng Cường lại dây dưa vào 1 vụ xô xát mà nạn nhân là 1 học sinh ở gần nhà, tố cáo Hùng Cường và vợ bênh con ngỗ nghịch, chấp luật pháp và tình hàng xóm, dọa đem du đãng tới hành hung anh ta.

Mới đây, Hùng Cường với tư cách phụ huynh học sinh, lại mở một chiến dịch thanh minh thanh nga về vụ xô xát giữa con Hùng Cường và một nhóm học sinh Perus Ký. Vụ này Hùng Cường tự chọn vai trò nạn nhân và các vụ đánh nhau u đầu, sứt trán giữa các trẻ nhỏ, đã được coi là 1 mối hiềm khích chung giữa 2 trường học.

Lần đầu tiên, ông Hiệu trưởng, ông Giám thị và 1 số giáo sư trường Petrus Ký bị kéo vào 1 vụ án.

Sau đây là lá thư Hùng Cường gửi báo chí để tường trình về vụ việc được nhắc tới bên trên, đăng trên Nhật báo Hòa Bình số ra ngày 24/5/1972:

Lời tòa soạn:

Kép Hùng Cường bị nhiều tai tiếng, nhưng vụ Hùng Cường đánh học sinh trường Petrus Ký thì có những điều bí ẩn.

Lá thư sau đây của Hùng Cùng trình bầy tất cả những bí ẩn của nội vụ.

Con trai tôi tên Trần Quang Bình (14 tuổi), học sinh trường Trung học Công lập Trung Thu đường Thành Thái. Thời gian gần đây nhiều lần nó bị một nhóm du đãng chặn đường hành hung nó một cách vô cớ trên đường đi từ Nguyễn Thiện Thuật qua Cộng Hòa và Thành Thái đến trường của nó. Có lắm lần nó bị nhiều tên lạ mặt chặn đường hành hung lấy tiền và bút máy học trò. Gần đây hai tháng hơn, nó cũng bị một nhóm chặn đường hành hung và giật mất cái đồng hồ đeo tay vuông hiệu Tico và bị đánh dập môi.

Nó có về thưa với tôi và trình với ông Nghiệp (Tổng Giám thị Trung học Công lập Trung Thu), nhưng tôi quá bận nhiều việc, nên tôi chỉ khuyên nó nên tránh đi con đường Cộng Hòa và phải đi bọc con đường Trần Bình Trọng (Chợ Quán) để đến trường học. Theo tôi biết thì vụ học sinh hai trường Petrus Ký và Trung Thu ẩu đả tar thù nhau thường xảy ra có thông tư của Bộ Giáo dục gửi hai trường rồi, nhưng nó vẫn cứ xảy ra… Trong các vụ này tuyệt nhiên con tôi không có dự phần trong đó. Tuy nhiên một số học sinh trường Petrus Ký hễ cứ thấy học sinh nào mang phù hiệu “Trung Thu” nội trú áo là chúng nó cứ ào tới hành hung bất kể có thù oán với em đó hay không? Con tôi là nạn nhân nhiều lần trong vụ thanh toán phi lý kể trên.

Thời gian tránh né trôi qua được vài tháng, chúng tôi cứ tưởng đã êm, nhưng bất chợt vào lúc 14g30 ngày thứ tư 10/5/1972 cũng trên con đường Cộng Hòa, con tôi đang cắp sách đi học bỗng nhiên lại bị một nhóm du đãng 5 tên chặn lại bóp cổ tấn vào rào tường Petrus Ký hành hung có thương tích và tước đoạt một cái đồng hồ đeo tat hiệu Orient trị giá 15.000đ, một cây bút máy Bic và 80đ tiền mặt. Đồng thời đánh nhiều cùi chỏ vào gáy con tôi đến bầm cả cổ và vai phía sau, nó kêu nhức đầu cả đêm không ngủ (Tôi đã đưa nó đi rọi kiếng và lấy giấy chứng thương). Sau khi bị hành hung bất ngờ nó hốt hoảng chạy về báo tin cho tôi đang lúc tôi sửa soạn đi hát giúp vui cho một đơn vị bạn với vài ca sĩ khác. Trước mặt chúng tôi mấy tên du đãng còn ở bên kia đường, tôi và cháu tôi (17 tuổi) với sự hướng dẫn của con tôi cùng băng qua lộ. Bọn nó thấy chúng tôi bèn bỏ chạy tứ tung. Hai đứa chạy ngược lên đường Nguyễn Hoàng vô Chợ Lớn tẩu thoát, còn 3 đứa bỏ chạy về hướng cổng chánh trường Petrus Ký quẹo vào trường và trốn mất dạng vào đến trước cổng trường, chúng tôi không cố tình tìm kiếm nữa mà chúng tôi hỏi thăm văn phòng ông Tổng Giám Thị. Tôi được một em học sinh ở đây chỉ dẫn vào phòng chờ đợi. Các giáo sư đi vắng đâu cả không có mặt, ở đây tôi đang trình bày nội vụ với bà thơ ký nhà trường và định làm đơn trình lên Ban Giám đốc Hiệu Trưởng, nhưng con tôi và thằng cháu đứng ngoài hành lang bỗng nhận diện được 3 người lúc nãy đang cầm cây đứng núp sát bên một vách tường. Chúng tôi tri hô lên và người này bỏ chạy… không ai rượt phải rượt theo bắt lại làm bằng chứng! Chúng tôi có tri hô: “Cướp… du đãng!… Nó giựt đồng hồ đang chạy đó. Bắt giùm tôi!…” Chạy một đỗi 3 người đó xem lại chúng tôi một khúc cây mà họ cầm phục kích chúng tôi lúc nãy (hiện là tang vật) và chạy vòng ra phía sau trường toan tẩu thoát nhưng bị mấy anh lính Công Binh và Quân Cụ đang xây cất phía sau chặn bắt được 2 người. Và các quân nhân nầy có đánh 2 tên đó vài cái, kế giao lại cho chúng tôi túm áo dắt tay lên phòng Ban Giám đốc. Đi được một quãng thì các cô các thầy của nhà trường xuất hiện trên hành lang đi về phía chúng tôi. Vì luôn kính nể các giáo sư, chúng tôi có ý định đem 2 em lên Ban Giám đốc nhờ xác nhận coi có phải là học sinh của Petrus Ký hay không, vì 2 em nầy mặc đồ thường, không có phù hiệu của trường nào cả và các giáo sư cũng cho biết hôm nay trường nghỉ dạy để làm sổ cộng điểm cuối năm không có học sinh đến trường. Nếu quả thật 2 em là học sinh của trường Petrus Ký, chúng tôi xin giao lại cho các thầy, các cô tiếp nhận và xử theo kỷ luật của nhà trường và chúng tôi cũng giấu nhẹm chuyện này để bảo vệ thanh danh của riêng Petrus Ký mà chúng tôi đã có sự kính cẩn từ lâu.

Tôi có rất nhiều bạn tôi xuất thân từ trường nầy! Còn ngược lại, nếu thuộc thành phần du đãng lưu manh thì chúng tôi xin phép được giao cho cơ quan cảnh sát thẩm định. Nhưng đang trên đường đi bất thình lình một trong 2 em đã đánh thằng cháu tôi và thoát chạy (Có lẽ vì sợ các thầy có khiển trách và đuổi không cho học ở trường nữa), 2 đứa nó rượt theo dí bắt, thế là một cuộc cẩu đả ngắn xảy ra và cuối cùng giữ lại được em đó. Còn một em mà tôi đang giữ cũng thừa cơ định chạy nên tôi phải giữ bằng cách vật em xuống đất và khóa tay đưa em lên phòng Ban Giám đốc ở đây xác nhận rõ ràng.

Lúc đầu khi chưa biết là học sinh Petrus Ký (vì chúng mặc áo thường không có phù hiệu trường nào hết) thì chính ông Giám thị Hà Đức Tài nạt nộ và gặng hỏi nặng lời: “Tụi bây ở trường nào cướp giật rồi chạy vô đây?!”… Nhưng khi hỏi giấy tờ và lục Fiche ghi danh biết rõ là học sinh của trường mình rồi thì cũng chính ông Tài tráo trở cùng một vài giáo sư quay qua nạt nộ và nặng lời hăm dọa tôi đủ điều. Họ hằn học hăm dọa:

1. Họ đòi cho học sinh nhà trường “làm thịt” chúng tôi tại chỗ.
2. Họ cù nhầy không chịu giao nội vụ cho cảnh sát theo lời yêu cầu của nhân viên công lực để đem hiện vụ Cuộc Chợ Quán thụ lý và mấy lời khai hai bên.
3. Họ có những lời lẽ gần như xúi giục học sinh “xuống đường” theo xe tuần tiểu Cảnh sát về tới cuộc. Như vậy có thể làm xáo trộn và mất trật tự lưu thông trong khi chuyện đâu còn có chứng đó, Cảnh sát phải giải thích đến gần như cự nự (hai anh cảnh sát tên Tư và Xuân) vì lối làm việc tắc trách của họ, họ mới chịu cho nội vụ về cuộc làm biên bản. Ở đây họ bàn tính với nhau nhất quyết làm khó để giành phần phải, không có tinh thần dàn xếp đứng đắn. Họ chối từ nhìn thẳng sự thật! Họ hăm he đủ điều mặc dù ông Trưởng Cuộc hết sức lịch sự mong giải quyết nội vụ trong êm thắm!
4. Họ buộc tội tôi ngang nhiên xâm nhập “công sở” (?) (Khi tôi đuổi bắt từ ngoài Công lộ vài phần tử bất hảo chạy vào “công sở” ẩn nấp rồi được bảo vệ và che chở tích cực).
Với ngần ấy 4 điều buộc tội hăm dọa tôi, tôi xin được những người trách nhiệm hiện vụ trả lời cho tôi rõ câu sau đây (nếu có thể).

Lúc xảy ra nội vụ từ đầu, sự có mặt của ông Hiệu Trưởng không có. Ông Hiệu Trưởng chỉ được nghe lời thêu dệt một chiều. Ông Hà Đức Tàu giám thị đã có thái độ tích cực che chở, bảo vệ 2 em học sinh Tú và Tiến trong khuôn viên nhà trường, đó là một điều tốt! Nhưng ông Tài trả lời làm sao và nhân danh cái gì để dám đảm bảo những hành động không tốt của em làm bậy với đồng bọn ngoài công lộ rồi chạy vô nhà trường ẩn nấp khi bị đuổi bắt.
– Hỏi tức trả lời rồi vậy!
– Với tất cả chi tiết của sự việc kể trên: “Tôi xin thưa trình và tố giác trước cơ quan liên hệ”.

1. Một thành phần bất hảo thường xuyên tổ chức đón đường hành hung, cướp giật đồ vật và tiền bạc cũng như hăm dọa không cho con tôi đi học… xảy ra ngay trước cửa trường Trung học Petrus Ký, đường Cộng Hòa Sài Gòn.
2. Ông Hà Đức Tài cùng một vài vị Giáo sư trường Petrus Ký đã có hành động tiêu cực và vô trách nhiệm đến như che chở và khuyến khích con em học sinh làm thêm điều quấy! Họ không chịu giải quyết nội vụ trên tinh thần thông cảm và xây dựng cũng như giáo dục đích thực mà họ chỉ nhằm thái độ: “Phủ binh Phủ, Huyện binh Huyện” và bàn tính vẽ vời đủ chuyện.
3. Tôi vẫn biết họ có phản úng thiên lệch, bóp méo sự thật và cố tình làm ầm lên như vậy là để che lấp trách nhiệm một phần lớn mà họ phải gánh lấy khi những phần tử xấu kia được xuất phát từ ngưỡng cửa nhà trường của họ. Tất cả những phản ứng của họ là hành động xúi ngầm và bưng bít đẩy con em học sinh nhà trường đi sâu vào con đường không tốt đẹp thay vì họ phải cảnh báo và giáo huấn một cách trách nhiệm hơn. Nếu điều nầy là sự thật thì quá tai hại cho nề Giáo dục Quốc gia không lường!

Kính trình và xin thành kính biết ơn trên tinh thần Giáo dục xây dựng và phục thiện một cách đứng đắn!

Nay kính
Trần Kim Cường
Phụ huynh của em Trần Quang Bình

Cũng trên Nhật báo Hòa Bình, số ra ngày 30/5/1972, đưa tin rằng sau lá thư phân trần bên trên của Hùng Cường, ban Giám đốc trường Petrus Ký cũng đã đăng tin quy lỗi cho Hùng Cường, nói rằng nam nghệ sĩ đã “đón đường để đánh học sinh trường Petrus Ký”. Hai bên đổ lỗi cho nhau trên mặt báo, tạo thành dư luận không hay ảnh hưởng nặng nề tới danh tiếng của Hùng Cường.

Ở bên trên có nhắc tới một vụ tai tiếng mà Hùng Cường vướng vào được báo chí thời đó đưa tin rất nhiều, đó là vụ “lội sông Sài Gòn”. Vụ việc này xảy ray chỉ khoảng 1 tháng trước vụ ẩu đả với học sinh Petrus Ký. Tờ Cấp Tiến số ra ngày 20/4/1972 đưa tin:

Tuần vừa qua, tin tức kịch trường về anh kép hát Hùng Cường được loan tin trên báo khá giựt gân. Theo tin tức mô tả thì Hùng Cường đang ăn uống với mấy cô bạn gái ở nhà hàng Ngân Đình (cột cờ Thủ Ngữ) thì có 2 quân nhân đến gây sự và với vũ khí cá nhân họ đã cưỡng bách anh kép này rồi quăng anh xuống sông. Sau khi tin nầy loan ra, người ta gọi Hùng Cường là “Người Nhái”.

Hùng Cường đã xuất hiện tại rạp Quốc Thanh vào chiều ngày 15/4/1972 trong buổi nhạc hội tuyển lựa hoa hậu của báo S.M tổ chức, anh đã đính chánh với khán giả rằng nguồn tin loan tải về anh nói rằng anh đang… ăn nhậu với mấy cô bạn bỗng nhiên bị 2 quân nhân cho thành “người nháu” là hoàn toàn bịa đặt, không đúng với sự thực. Hùng Cường cho biết rằng trong thời gian tin tức nói rằng anh bị ném xuống sông đó anh đã nhận đi trình diễn ở miền Tây nên không bao giờ xảy ra chuyện như vậy.

Tuy Hùng Cường đã đính chính lại như trên, tuy nhiên gần đây, chính danh ca Chế Linh, trong 1 video YouTube đã thừa nhận rằng lúc xảy ra sự việc đó, Chế Linh cũng có mặt:

“Tôi gặp anh Hùng Cường từ rất lâu rồi, khi còn trẻ. Lần đầu tiên tôi gặp anh Hùng Cường là ở bến cảng bên sông Sài Gòn. Tôi cùng bạn gái ra đó hóng mát và cũng gặp anh Hùng Cường đi với bạn gái, nhưng hai bên ngồi bàn riêng.

Chúng tôi đang ngồi vui vẻ thì có hai người đàn ông đi tới đòi anh Hùng Cường đặt ví lên bàn và phải nhảy xuống sông. Anh Hùng Cường hỏi: “Tại sao lại yêu cầu tôi nhảy xuống sông, tôi không nhảy”.

Một người đàn ông liền rút súng ra bắn xuống nước và nói: “Bây giờ anh muốn nhảy xuống sông hay muốn tôi bắn vào giò anh?”.

Anh Hùng Cường đành phải nhảy xuống sông. Tôi thấy có chuyện không ổn, liền đặt ví tiền lên bàn rồi nhảy xuống sông cùng anh Hùng Cường.

Anh em tôi nhảy xuống xong bơi lên thì anh Hùng Cường dẫn bạn gái đi, còn tôi ở lại quán. Nhân viên quán đưa tôi một cái khăn để tôi thấm nước. Hai người đàn ông kia lấy làm lạ, tới hỏi tôi: “Tôi có bảo anh nhảy xuống sông đâu, sao anh lại nhảy?”.

Tôi đáp lời họ: “Tôi cũng biết vậy, nhưng cùng là nghệ sĩ với nhau, tôi không thể để anh Hùng Cường nhảy xuống sông một mình, người ngoài nhìn vào kỳ lắm. Tôi phải nhảy xuống, làm bộ như hai anh tắm sông cho mát”. Đó là kỷ niệm đầu tiên của tôi với anh Hùng Cường”.

Nghệ sĩ Hùng Cường được xem là nam nghệ sĩ thành công nhất của làng nghệ thuật Sài Gòn, nổi danh nhiều lĩnh vực cổ nhạc, tân nhạc, điện ảnh. Ít người biết rằng ngoài ra Hùng Cường còn là 1 võ sĩ, và đã từng nhiều lần đụng độ giới giang hồ, trong đó có Đại Cathay.

Hùng Cường cũng đã thượng đài thi đấu quyền anh nhiều lần, và từng thọ giáo môn võ Bình Định của một thầy dạy võ nổi tiếng ở Qui Nhơn trong một lần đi diễn tại đây. Khi về Sài Gòn, ông còn mời thầy dạy võ vào Sài Gòn dạy cho mình. Với năng khiếu bẩm sinh, Hùng Cường đã nhanh chóng thăng đến hạng đai đen. Nhờ tập luyện nhiều môn võ Đông Tây kim cổ mà Hùng Cường rất giỏi võ và có sức khỏe hơn người.

 





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
[ad_1] Là người yêu nhạc, có lẽ không ai là không biết tới nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, tác giả của nhiều bài nhạc quê hương bất hủ hư Bến...

Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
[ad_1] Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay...

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
[ad_1] Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều bài hát quen thuộc đã trở thành bất tử,...

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
[ad_1] Âm nhạc xưa ở miền Nam vào vàng son đã từng phát triển rực rỡ với đa dạng thể loại, mỗi ca khúc như là một bông hoa rực...

Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
[ad_1] Trong lúc lục lọi chồng báo xưa, phát hiện một thông tin thú vị, xin chép lại hầu bạn đọc: Đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” Như hầu...

Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
[ad_1] Ca sĩ Hải Lý từng là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng (của 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) thời trước 1975, nhưng qua...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Đôi Mắt Người Xưa và Đường Tình Đôi Ngả là tên của 2 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngân Giang mà hầu hết những người nghe nhạc...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
[ad_1] Hầu như ai trong chúng ta ta cũng đã có nhiều lần ngoái lại nhìn về thời hoa mộng của những ngày tháng không bao giờ quay trở lại,...

Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
[ad_1] Nhạc sĩ Viễn Chinh, tác giả 2 ca khúc xuân nổi tiếng là Mùa Xuân Trong Thư Em và Thư Xuân đã vừa qua đời tại nhà riêng ở...

Ads Bottom