Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (Thu âm trước 1975)

14/01/2025.


Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là tên tuổi lớn của nhạc vàng và của cả nền nghệ thuật âm nhạc miền Nam với rất nhiều đóng góp lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tác với hàng trăm ca khúc nhiều chủ đề, nhiều thể loại, và có ít nhất 50 ca khúc nổi tiếng, sống mãi cùng thời gian. Không có nhiều nhạc sĩ có số lượng ca khúc nổi tiếng nhiều hơn nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

Sau đây mời các bạn nghe lại những ca khúc này thu âm trước 1975.

Đường Xưa Lối Cũ

Một trong những bản nhạc mà khi nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, người ta không thể không nhớ đến, đó là Đường Xưa Lối Cũ. Trong tờ nhạc xuất bản trước 1975, đề bút dưới tựa đề của bài hát này, nhạc sĩ đã ghi: “Kính tặng Mẹ và tặng Em”. Từ khi ra đời cho đến nay, bài hát đã được nhiều người yêu thích, dễ đi vào lòng thính giả nhờ những giai điệu và ca từ buồn thương tiếc nhớ về hình bóng của những người thân yêu đã không còn nữa trên lối cũ về làng xưa. Bài hát này được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác khi ông trở về làng Bích Khê ở Quảng Trị sau nhiều năm xa cách vì đất nước loạn lạc.


Mỹ Thể hát Đường Xưa Lối Cũ trước 1975

Đường xưa lối cũ, có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo
Đường xưa lối cũ, có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi
Đường xưa lối cũ, có tiếng ca, tiếng ca trên sông dài
Đường xưa lối cũ, có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru lòng ai

Ai Nhớ Chăng Ai

Đây là một trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, sáng tác vào khoảng giữa thập niên 1950, để nhắc về những kỷ niệm mà ông đã có cùng mối tình đầu trong ᴄhιến khu, nơi hai người đã từng một thời gian dài bên nhau:


Duy Khánh hát Ai Nhớ Chăng Ai trước 1975

Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng những chiều có người em gái qua bên thềm
Tiếng hò xao xuyến trăng đầu ghềnh
Nhạc rừng nghe buồn mông mênh
Và ngàn tia lửa ấm chơi vơi dưới trăng êm đềm

Xe Hoa Một Chiếc

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng nói rằng hầu như tất cả bài hát mà ông sáng tác đều không phải là hư cấu, mà đều dựa vào hoàn cảnh thực, đó có thể là câu chuyện của chính ông, hoặc ông đã chứng kiến để trở thành cảm hứng viết nhạc.

Đối với bài Xe Hoa Một Chiếc, thì đó là câu chuyện lòng của chính nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Đó là năm 1955, lúc 26 tuổi và còn độc thân, ông đã đưa tiễn một người yêu đi lấy chồng, để rồi vài năm sau đó, vào một lần lời lòng bỗng khơi lên niềm nhớ về chuyện cũ, nhạc sĩ đã sáng tác Xe Hoa Một Chiếc (tên khác là Đàn Lòng Trăm Cung) và ký bút hiệu là Tôn Nữ Trà Mi.


Mỹ Thể hát Xe Hoa Một Chiếc trước 1975

Trong nắng thu xưa hơi buồn.
Tôi với một người phân ly
Tôi tiễn em tôi ra đi
Trên đường pháo tươi nhuộm hồng.

Tà Áo Cưới

Bài hát Tà Áo Cưới cũng viết cho mối tình trong bài hát Xe Hoa Một Chiếc, là tâm trạng của một người tiễn người yêu đi lấy chồng:

Những tà áo cưới thướt tha bay bay trong nắng chiều
Đưa người em gái bước chân đi đi về bến nao?


Giao Linh hát Tà Áo Cưới trước 1975

Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có những ca khúc được viết theo lối kể chuyện rất độc đáo, nhắc về cuộc đời, cuộc tình buồn của những người con gái, đó là Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng, Chuyện Người Trinh Nữ Tên Thi, và Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ.

Nhiều năm qua, có nhiều khán giả yêu mến ca khúc này đã thắc mắc “Bến Hạ” là bến nào và ở đâu? Thực ra đây có lẽ là một cái tên tưởng tượng, và Bến Hạ cũng có thể là bất kỳ một bến sông nào đó ở miền sông nước đã từng chứng kiến bao nhiêu chuyện tình buồn đã đi qua.

Một xóm nghèo ven sông
Có con đò tên là đò bến Hạ
Một gái nghèo đoan trang
Nhan sắc nàng như là một đóa hoa


Thanh Lan hát Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ trước 1975

Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi (Hoàng Thi Thơ)

Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dựa theo một câu chuyện có thật, và nhân vật trinh nữ tên Thi là một người vũ nữ Kim Lệ Thi, từng tham gia nhiều lần trong đoàn nghệ thuật do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ làm trưởng đoàn. Cô Thi đã một câu chuyện tình bi thương, nhạc sĩ đã chứng kiến và ghi lại, không chỉ trong 1 bài hát mà có tới 3 bài hát nổi tiếng:

Nàng quyết ra đi xa làng mình, người tình yêu dấu
Đời ngỡ chắc rằng nàng đã bước đã bước qua cầu
Mà nào ngờ đâu ôm tình ấy đi tìm dẫy núi cao
Đi sâu vô rừng quên tình
Hay đi vô rừng trốn mình, tình vẫn u sầu…


Thanh Lan hát Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi trước 1975

Trong đầu đề bài hát, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng đã kể lại như sau:

“Người con gái lạ lùng đó tên Thi. Thi trẻ đẹp như nhiều thiếu nữ thời nay. Thi yêu sớm. Tình Thi ngang trái. Người đời thị phi. Thi buồn và bỏ đi. Thi lên rừng. Có lẽ để khóc một mình dưới gốc cây già vô tri. Rồi cuối cùng Thi chếƭ, một sáng mùa đông, trên nệm lá vàng…

Tôi biết người con gái đó. Tôi ngạc nhiên về lòng chung thủy của nàng. Chuyện tình đẹp, như một phép lạ đã mê hoặc tôi. Tôi mượn âm thanh để kể lại, để bất diệt hóa tình yêu của người…”

Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng

Bài hát này cũng nói về chuyện tình của nàng trinh nữ tên Thi. Nếu như bài hát Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi là lời của một người kể chuyện, thì bài hát Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng là lời tâm sự của chính cô gái tội nghiệp – Đó là nhân vật “Ta” trong bài hát, kể về hành trình lang thang quên ngày tháng của cô gái sau khi nhận ra mình đã trót trao nhầm trọn vẹn trái tim yêu vào một cuộc tình không lối thoát.


Khánh Ly hát Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng trước 1975

Mối Tình Bất Diệt

Bài hát thứ 3 nói về nàng trinh nữ tên Thi:

Người đời thường hỏi tôi
chuyện tình tình lâm ly
Người đời thường hỏi tôi
chuyện tình nàng tên Thi

Vì sao nàng đau buồn
Vì sao nàng vô rừng
Rồi chết một sáng mùa Đông
Trên nệm lá hồng…


Thanh Lan hát Mối Tình Bất Diệt trước 1975

Tình Sầu Biên Giới

Đây là một trong những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thuộc thể loại nhạc vàng. Tình Sầu Biên Giới được sáng tác từ năm 1956, nên có thể xem đây là một trong những bài đầu tiên của thể loại nhạc vàng. Ca khúc với những lời hát giản dị thể hiện được tình vợ chồng tha thiết đẹp đẽ trong thời ly loạn:

Đêm hôm qua lòng biết lòng
Nghe tin chồng về bên sông
Lòng biết lòng
Nhưng mong gì thấy đôi mắt chồng


Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hát Tình Sầu Biên Giới trước 1975

Bài hát được đôi vợ chồng Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hát đầu tiên, sau đó các danh ca Hoàng Oanh, Thanh Tuyền cũng thể hiện rất thành công.


Hoàng Oanh hát Tình Sầu Biên Giới trước 1975

Gặp Nhau

Ca khúc này được sáng tác từ thập niên 1950, cũng là một trong những bài đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ:

Gặp nhau qua mối tình nghèo
Manh áo thô sơ và
Đôi bát cơm vơi đầy
Cùng ngọn đèn vui mái tranh

Gặp nhau qua núi non ngàn
Qua ánh trăng thanh
đùa
vui với bao tia lửa hồng
Còn reo giữa trời khuya


Thanh Tuyền hát Gặp Nhau trước 1975

Phút Đầu Tiên

Bài hát viết về tình đồng đội cảm động ở nơi sa trường:

Trên nẻo đường đất nước.
Ta từng giờ ước mong.
Chân quay về dù gặp long đong.
Tin nhau dù biển đời mênh mông…


Thái Thanh hát Phút Đầu Tiên trước 1975

Hỏi Người Còn Nhớ Đến Ta

Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác vào đầu thập niên 1970 với bút danh Tôn Nữ Trà Mi:


Lệ Thu hát Hỏi Người Còn Nhớ Đến Ta trước 1975

Hỏi vì sao đông buồn mưa tuôn lạnh giá
Hỏi vì sao mây ngàn bỏ núi bay xa
Hỏi vì sao thu vàng đổ lá
Và hỏi tại sao thế giới đông người nhưng chỉ thấy riêng ta…

Mùa Thu Đông Kinh

Ca khúc Mùa Thu Đông Kinh được sáng tác sau thời gian nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có nhiều lần đến biểu diễn nghệ thuật ở thủ đô Đông Kinh (Tokyo) xứ Phù Tang.

Trong những lần sang Nhật đó, nhạc sĩ bị ấn tượng sâu sắc với mùa thu đẹp tuyệt vời ở xứ sở này khi đi qua những con đường có hàng cây lá đỏ, bước chân trên lá khô và nghe gió thu mang hơi lạnh thoảng qua làm những chiếc lá phong vàng rơi trên vai người mà lòng nghe xao xuyến.


Thái Thanh hát trước 1975

Lạc trong Đông Kinh
vừa khi mùa thu gieo thương nhớ
làm tôi ngẩn ngơ nhìn

Qua hồn thơ chiếc áo buồn kimono
Đôi thiên nga trong hồ cô Geisha trên bờ
thiết tha trong mong chờ…

Nhớ Thành Đô

Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ viết về đô thành Sài Gòn, đã gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh:


Duy Khánh hát Nhớ Thành Đô trước 1975

Tôi xa đô thành một đêm trăng mông mênh.
Tuy ra đi rồi mà vẫn nhớ vẫn thương hình bóng ấy,
người em thơ đang từng giờ đợi chờ…

Nhạc quê hương, đồng quê

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được mệnh danh là nhạc sĩ của đồng quê, ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc quê hương nổi tiếng ngay từ thời kỳ đầu tiên của sự nghiệp. Nhạc quê hương của Hoàng Thi Thơ đã ảnh hưởng lớn đến một nhạc sĩ thế hệ sau cũng nổi tiếng với nhiều bài nhạc quê hương là Thanh Sơn.

Sau đây mời các bạn nghe lại video tuyển chọn những bài nhạc quê hương, đồng quê nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, điều đặc biệt là hầu hết những bài hát này đều được song ca. Video dưới đây gồm các bài hát:

  • Rước Tình Về Với Quê Hương (Bùi Thiện & Thanh Tuyền)
  • Tình Ca Trên Lúa (Duy Khánh & Thanh Tuyền)
  • Duyên Quê (Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết)
  • Đám Cưới Trên Đường Quê (Sơn Ca)
  • Đưa Em Qua Cánh Đồng Vàng (Nhật Trường & Họa Mi)
  • Đưa Em Xuống Thuyền (Bùi Thiện & Sơn Ca)
  • Múc Ánh Trăng Vàng (Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết)
  • Một Miếng Trầu Duyên (Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết)
  • Việt Nam Ơi Ngày Vui Đã Tới (Bùi Thiện & Sơn Ca)


video tuyển chọn các bài nhạc quê hương của Hoàng Thi Thơ

Gạo Trắng Trăng Thanh – Trăng Rụng Xuống Cầu

Trong gia tài ca khúc đa dạng vể thể loại và đồ sộ về số lượng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, có 2 ca khúc đặc biệt, khác biệt và không thể không nhắc đến khi nói về nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, đó là 2 ca khúc Gạo Trắng Trăng Thanh – Trăng Rụng Xuống Cầu, đã gắn liền với tên tuổi của đôi song ca miền Thùy Dương là vợ chồng Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết từ thập niên 1950.


Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hát Gạo Trắng Trăng Thanh trước 1975

Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hát Trăng Rụng Xuống Cầu trước 1975

Những bài nhạc buồn

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác nhạc rất đa dạng chủ đề, giai điệu và cảm xúc, trong số đó có khá nhiều bài hát buồn, rất buồn. Sau đây là những bài hát buồn nhất của ông:


Mỹ Thể hát Ai Buồn Hơn Ai trước 1975

Khánh Ly hát Những Ngày Thơ Mộng trước 1975

Thúy Nga hát Điệu Buồn Dang Dở trước 1975

Thanh Lan hát Tạ Tình trước 1975

Trong số những ca khúc buồn của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, có bài ông sáng tác sau năm 1975, nội dung rất buồn, có thể nói là buồn nhất của nhạc Việt, đó là Rồi Có Một Ngày. Mời các bạn nghe sau đây:


Don Hồ hát Rồi Có Một Ngày

Những bài nhạc vui

Có nhạc buồn và cũng có nhạc vui, và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã có khá nhiều ca khúc vui tươi, vui nhộn, và cả 1 số bài hát thể loại kích động nhạc. Mời các bạn nghe sau đây:


Thanh Lan hát Ô Kìa Đời Bỗng Dưng Vui trước 1975

Mai Lệ Huyền hát Xây Nhà Bên Suối trước 1975

Connie Kim hát Túp Lều Lý Tưởng trước 1975

Carol Kim hát Cái Trâm Em Cài trước 1975

Thanh Lan hát Tình Đêm Liên Hoan trước 1975

Thúy Nga hát Tôi Nhớ Tên Anh trước 1975

Thanh Lan hát Hình Ảnh Người Em Không Đợi trước 1975

Sơn Ca – Bùi Thiện hát Tình Ta Với Mình trước 1975

nhacxua.vn biên soạn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
[ad_1] Mới đây, Trường Giang đã chia sẻ 2 bức hình với ngoại hình mới lạ và nhanh chóng nhận về lượng tương tác khủng. Khác với hình ảnh giản...

Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
[ad_1] “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
[ad_1] Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, người ta thường nhớ đến ca khúc quen thuộc Hoa Sứ Nhà Nàng trước 1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
[ad_1] Tuấn Ngọc được xem là một trong những nam ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình hải ngoại sau năm 1975 cho đến nay. Ông sở...

Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
[ad_1] Với những người không biết tiếng Anh – như tôi hồi xưa khi học cấp 2 và 3 ban Pháp văn – thì những bài hát nhạc ngoại dịch...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
[ad_1] Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc  nhạc vàng như Đổi Thay, Thương Về Quán Trọ, Mùa Ve...

Selena Gomez bị dọa trục xuất khỏi Mỹ, Justin Bieber liền có động thái cực đáng ngờ
Selena Gomez bị dọa trục xuất khỏi Mỹ, Justin Bieber liền có động thái cực đáng ngờ
[ad_1] Selena Gomez đang là tâm điểm mạng xã hội vì đăng clip khóc thương cho hàng loạt người nhập cư Mexico bị trục xuất khỏi Mỹ theo chính sách...

Bút danh “Hoa Linh Bảo” trong ca khúc “Đổi Thay” là của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo hay là Anh Bằng?
Bút danh “Hoa Linh Bảo” trong ca khúc “Đổi Thay” là của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo hay là Anh Bằng?
[ad_1] Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo sử dụng bút danh Hoa Linh Bảo trong các ca khúc nổi tiếng Đổi Thay, Thương Về Quán Trọ và 1 số bài hát...

Diva Hồng Nhung viết tâm thư xúc động ngày cuối năm, cảm ơn các bác sĩ
Diva Hồng Nhung viết tâm thư xúc động ngày cuối năm, cảm ơn các bác sĩ
[ad_1] Nữ ca sĩ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước tình cảm và sự quan tâm của mọi người, coi đây là nguồn động lực quý báu giúp...

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Mỹ Thể – Tiếng hát lưu luyến của một thuở vàng son
Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Mỹ Thể – Tiếng hát lưu luyến của một thuở vàng son
[ad_1] Xứ Huế là nơi đã sản sinh ra nhiều giọng hát đã trở thành huyền thoại, từ thế hệ thập niên 1940 là danh ca Minh Trang, Minh Diệu,...