Kỷ niệm về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng (nhạc sĩ Phạm Duy) qua tiếng hát Thái Thanh và Quỳnh Giao

11/01/2025.


Sau đây là bài viết của cố danh ca Quỳnh Giao nói về Đường Chiều Lá Rụng, một ca khúc kén người hát, kén người hòa âm, và dĩ nhiên cũng kén khán giả của nhạc sĩ Phạm Duy. Cho đến nay, số người đã từng hát ca khúc này chỉ có thể đếm trên đầu 1 bàn tay, và chỉ những giọng ca thượng thặng mới có thể trình bày trọn vẹn nó.


Nghe Thái Thanh hát Đường Chiều Lá Rụng, bản thu sau 1975

Trong cuốn “Ngàn Lời Ca”, nhạc sĩ Phạm Duy kể lại là ông viết Đường Chiều Lá Rụng từ năm 1958, sau khi đi du học bên Pháp về. Ðiều này có lẽ cũng đúng, vì ông đã dùng những điều học được áp dụng cho ca khúc. Ðây là bài hát có nhạc thuật cao nhất của ông, với nét ngũ cung u uẩn và những chuyển đoạn liên tục, vừa khó hát, khó nghe và khó hòa âm.

Năm đó, khi vừa ráo mực, ông đưa tác phẩm cho nhạc sĩ Vũ Thành. Là trưởng phòng văn nghệ của đài Phát Thanh Sài Gòn và trưởng ban nhạc đại hòa tấu và hợp xướng Phương Hoa, Vũ Thành cũng cộng tác với đài Tiếng Nói Tự Do của Hoa Kỳ, chuyên phát các chương trình ra miền Bắc. Nổi tiếng khó tính, Vũ Thành lưỡng lự khi soạn hòa âm, vì Ðường Chiều Lá Rụng không dễ viết.

Nguyên tác của Phạm Duy là nhịp ý dìu dặt thiết tha trên ton Si thứ với nhiều quãng năm giảm (quinte diminué) làm nhiều ca sĩ trẹo lưỡi. Hát đúng giọng thì phải xuống nốt Fa thăng thấp (dưới hàng kẻ ba dòng) và lên nốt Fa thăng cao nhất (dòng kẻ thứ năm). Vũ Thành sửa lại, dùng nhịp 4/4 theo lối chậm rãi kể lể của một bản Slow và viết nhiều nốt liên ba (triolet) trong toàn bài, rồi còn hạ một cung, tức là ton La thứ. Viết xong, Vũ Thành quyết định thu thanh cho chương trình của đài Tiếng Nói Tự Do để phát ra Bắc, và vì thế trong Nam mình không được nghe.

Ông chọn Thái Thanh để trình bày tác phẩm bất hủ này. Ðấy là một chọn lựa tuyệt vời.

Thường ngày Thái Thanh vẫn nổi tiếng là cường điệu. Bà làm cho ca khúc thổn thức rũ rượi hơn và nồng nàn hơn nguyên bản. Nhưng với Ðường Chiều Lá Rụng qua hòa âm Vũ Thành thì mọi lối quằn quại điệu nghệ bỗng nhiên biến mất. Bài hát quá khó, khiến bà phải cẩn trọng từng chữ, hát sai và không theo dàn nhạc thì Vũ Thành “quạt” ngay, chẳng nể nang ai cả!


Nghe Thái Thanh hát Đường Chiều Lá Rụng, bản hòa âm của Vũ Thành trước 1975

Thái Thanh hát nghiêm chỉnh, lại có cả dàn phụ họa của Anh Ngọc, Nhật Bằng, Phượng Bằng, Kim Tước, Mai Hương và Quỳnh Giao nữa, nên ca khúc là một tuyệt chiêu.

Như có lần người viết đã kể, khi di tản năm 1975, tài sản duy nhất được Vũ Thành đem theo là một số băng ghi âm các ca khúc quý giá ông làm cho đài Tiếng Nói Tự Do. Trong đó có Ðường Chiều Lá Rụng.

Tại hải ngoại, khi thực hiện đĩa nhạc thứ hai với tên Tiếng Chuông Chiều Thu, Quỳnh Giao chọn Ðường Chiều Lá Rụng vì yêu mến tác phẩm trứ danh này. Nhưng đưa cho Duy Cường nghe tape nhạc Vũ Thành thì bị lắc đầu: “Em không bao giờ làm giống ai và chẳng bị ảnh hưởng của ai hết!” Ðúng quá chứ!

Rồi Duy Cường cũng loay hoay mãi không viết được. Anh không chịu đổi qua nhịp Slow như Vũ Thành, dù nhịp này dễ hát hơn nhiều.

Cuối cùng Duy Cường hòa âm theo kiểu ad lib, là tự do, chẳng có nhịp gì hết.

Cái khó là xưa nay ca sĩ hát ad lib thì nhạc sĩ đệm theo, chứ bao giờ lại có sự ngược là nhạc sĩ đàn ad lib và ca sĩ phải hát theo! Cường nói: “Chỉ có chị mới hát theo dàn nhạc được, và vì chị nên em mới thử nghiệm điều này.”

Hôm thu âm tại phòng thu Tomlinson, Phạm Duy đến nghe.

Cô cháu hát thử câu đầu “chiều rơi trên đường vắng có ta rơi giữa chiều” bằng hai cách. Cách thứ nhất gần giống lối diễn tả của Thái Thanh, là láy vào chữ “vắng” và chữ “rơi.” Cách thứ hai là chỉ láy vào chữ “ta” mà thôi. Và hát rất đều giọng, nghiêm trang. Phạm Duy chọn cách thứ hai.


Quỳnh Giao hát Đưởng Chiều Lá Rụng, hòa âm Duy Cường

Viết lại như vậy để chúng ta hiểu ý người sáng tác.

Cho tới giờ dường như số người hát Ðường Chiều Lá Rụng chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Riêng Phạm Duy thì nhắc đến ba người là Thái Thanh, Kim Tước và Quỳnh Giao. Mà người nghe chắc cũng ít. Nhạc đã thế, lời ca lại chẳng nhắm vào cảm quan mà đầy não tính…

Quỳnh Giao đã viết nhiều nên không dám nói thêm về các lời từ của Phạm Duy khi ông đưa tình yêu lên tận cõi chết. Ðường Chiều Lá Rụng là một tiêu biểu rực rỡ và rã rời nhất với hình ảnh đầy chất siêu thực. Nhưng giờ đây, khi ông đã ra đi, mà mình hát lại với nước mắt lưng tròng thì ca khúc lại tái sinh như một bức họa.

Ông chuyển cung như dùng màu sắc để đổi ánh sáng và có nhiều câu báo hiệu lối viết sẽ thấy ở Trịnh Công Sơn về sau.

Một kỷ niệm cuối là khi ghi âm bài này với hòa âm của Duy Cường, Quỳnh Giao đã ỷ vào chỗ thân tình mà xin sửa một chữ ở câu cuối! Phạm Duy nghe lại, gật gù và cho phép!

Chiều tan trên đường tối, có ta như rã rời
Hồn ta như gò mối, ĐANG chờ phút đầu thai.

Quỳnh Giao xin phép hát là “Hồn ta như gò mối, IM chờ phút đầu thai…” Và Phạm Duy đồng ý…

Lá đã rụng, ông đã im. Chúng ta đang chờ ông trở lại.

Quỳnh Giao





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ
[ad_1] Theo Sohu, bộ phim mở đầu của dòng phim thần tượng Đài Loan, Trung Quốc là Vườn Sao Băng, nhưng tác phẩm đưa dòng phim này nổi tiếng khắp...

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – Câu chuyện ít người biết về một ca khúc sáng tác trước 1975
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – Câu chuyện ít người biết về một ca khúc sáng tác trước 1975
[ad_1] Vào thập niên 1990, thời cực thịnh của chương trình Làn Sóng Xanh, có một bài hát của nhạc sĩ Trần Quang Lộc rất được khán giả yêu mến...

Hỗn loạn vé Táo Quân
Hỗn loạn vé Táo Quân
[ad_1] Thông tin bên lề chương trình Táo Quân 2025 (Gặp nhau cuối năm) liên tục lan truyền trên mạng xã hội, kích thích sự tò mò của khán giả...

Tiểu sử Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi – Tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023
Tiểu sử Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi – Tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023
[ad_1] Sở hữu vẻ tự tin, chững chạc cùng gương mặt sắc nét, ưa nhìn và vóc dáng thon thả như một siêu mẫu, người đẹp quê Bình Định –...

tlinh nhớ về sân khấu WeChoice Awards 1 năm trước với Hồ Ngọc Hà, nói gì khi được kì vọng là “nữ hoàng giải trí”?
tlinh nhớ về sân khấu WeChoice Awards 1 năm trước với Hồ Ngọc Hà, nói gì khi được kì vọng là “nữ hoàng giải trí”?
[ad_1] Tại gala WeChoice Awards 2023, tlinh và Hồ Ngọc Hà đã có màn song ca gây sốt với bản mashup Nếu Lúc Đó và Cô Đơn Trên Sofa. Khán...

Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55
Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55
[ad_1] Tin sao Việt 8/1: Hoa hậu Mai Phương Thuý đăng hình ảnh cũ kèm chia sẻ: "Phải đăng tấm 2020 này là biết tôi thiếu ảnh mới cỡ nào....

Mỹ nhân ‘Avatar’ khóc nức nở khi thắng giải Quả cầu vàng 2025
Mỹ nhân ‘Avatar’ khóc nức nở khi thắng giải Quả cầu vàng 2025
[ad_1] Sáng 6/1 (giờ Việt Nam), lễ trao giải Quả cầu vàng 2025 diễn ra tại Mỹ. Đây là giải thưởng điện ảnh lớn thứ 2 trong năm có tác...

Tiểu sử ca sĩ Bùi Lan Hương
Tiểu sử ca sĩ Bùi Lan Hương
[ad_1] Gia nhập vào làng nhạc Việt khá chậm trễ nhưng ca sĩ Bùi Lan Hương đã nhanh chóng tỏa sáng bởi đam mê và tài năng của mình. Lựa...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao – Tác giả của những bài hát tiền chiến tuyệt mỹ
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao – Tác giả của những bài hát tiền chiến tuyệt mỹ
[ad_1] Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao vốn gắn liền và hoà trộn với dòng chảy của lịch sử nước Việt nói chung và tân nhạc...

Tiểu sử diễn viên Trọng Lân
Tiểu sử diễn viên Trọng Lân
[ad_1] Nam diễn viên Trọng Lân vốn là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình và đang dần dần khẳng định được tên tuổi của mình qua những...