Khi “nhạc sĩ hát”: Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An…

18/01/2025.


Nếu nhìn lại dòng nhạc trữ tình Việt Nam, ở thể loại nhạc tình ca, nhạc thính phòng, có thể liệt kê 5 nhạc sĩ tiêu biểu nhất đã trưởng thành và nổi tiếng từ thập niên 1960, đó là Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương, Trịnh Công Sơn và trẻ nhất là Ngô Thụy Miên. Trong 5 nhạc sĩ này, ngoại trừ Ngô Thụy Miên thì 4 người còn lại đều từng là ca sĩ hát lên chính những nhạc phẩm của mình.

Nếu mở rộng ra những nhạc sĩ thế hệ trước đó nữa, thì còn có thêm nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Nguyễn Hữu Thiết đã thu âm giọng hát của mình rất nhiều lần trước 1975. Ngoài ra không thể không kể đến nhạc sĩ Phạm Duy từng là ca sĩ thế hệ tiên phong của tân nhạc, nổi tiếng với vai trò ca hát trước khi là người sáng tác. Tương tự là các nhạc sĩ Châu Kỳ, Mạnh Phát, Tuấn Khanh… cũng từng là ca sĩ nổi tiếng thời thập niên 1940-1950.

Trong lĩnh vực nhạc vàng, chúng ta cũng có “tứ trụ” là Duy Khánh, Hùng Cường, Nhật Trường và Chế Linh, đều là những ca sĩ kiêm nhạc sĩ rất thành công với cả 2 vai trò. Bên cạnh đó còn có thể kể đến ca nhạc sĩ Trường Hải, Phượng Vũ (tác giả Áo Nhà Binh), và nhạc sĩ Thanh Sơn cũng từng là ca sĩ trước khi sáng tác.

Trong bài này, mời các bạn nghe lại tuyển tập những ca khúc “nhạc sĩ hát”, với những giọng hát của nhạc sĩ không thường xuyên xuất hiện trước công chúng với vai trò là ca sĩ.

Có thể nói thế mạnh của một nhạc sĩ hát nhạc của chính mình, đó là chắc chắn sẽ hát đúng lời, là những lời hát như được “rút ruột” để viết ra, những từ ngữ đã bao lần phải đắn đo như là cầm lên và hạ xuống nhiều lần rồi mới thành ca khúc hoàn chỉnh. Và chỉ có nhạc sĩ mới thấu hiểu đến tận cùng ý nghĩa của bài hát, nên khi nhạc sĩ trình bày, cảm xúc cũng được trọn vẹn hơn, truyền tải được chính xác tinh thần của ca khúc.

Nhạc sĩ Phạm Duy

Trước tiên là phải kể đến vị nhạc sĩ được xem là lớn nhất của tân nhạc Việt Nam, người duy nhất có cơ hội được đi song hành với tân nhạc từ khi nó vừa hình thành cho đến tận hơn 70 năm sau đó, với cả 2 vai trò là ca sĩ – nhạc sĩ, đó chính là Phạm Duy.

Dưới đây là bản thu âm hiếm của Phạm Duy hát Buồn Tàn Thu của nhạc sĩ Văn Cao vào thập niên 1950. Từ đầu thập niên 1940, Phạm Duy chính là người hát bài hát nhiều nhất trên dọc đường đất nước khi theo gánh hát Đức Huy. Sau này Phạm Duy cũng là người bạn thân của Văn Cao, được nhạc sĩ này ghi lời đề tựa trong bài Buồn Tàn Thu: “Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi đi khắp chốn”.


Phạm Duy hát Buồn Tàn Thu 70 năm trước

Dưới đây là 1 bản thu âm khác, nhạc sĩ Phạm Duy đã hát một ca khúc của mình tại phòng trà của Jo Marcel, được thu live và phát hành trong năng magnetic:


Phạm Duy hát Kỷ Vật Cho Em

Nhạc sĩ Từ Công Phụng

Nhạc sĩ Từ Công Phụng là 1 trong số ít những nhạc sĩ có thể hát, thu âm và trình diễn những ca khúc do mình sáng tác để giới thiệu với công chúng và được khán giả yêu thích.

Giọng hát của Từ Công Phụng được biết đến ngay từ bài hát đầu tay: Bây Giờ Tháng Mấy, được ông sáng tác năm 18 tuổi, và được giới thiệu đến với đông đảo khán giả từ đài phát thanh ở Đà Lạt bằng chính giọng hát của nhạc sĩ sáng tác, để rồi từ đó tên tuổi Từ Công Phụng còn sống mãi trong dòng nhạc Việt suốt gần 60 năm qua.

Giọng hát của Từ Công Phụng rất trầm ấm, nhẹ nhàng, trôi theo cùng những giai điệu như là dòng mây êm đềm với lời ca đầy chất thơ. Ông hát như là vuốt ve, vỗ về tình nhân, từng chữ được nắn nót gọt gẽ rất mềm và ấm áp.


Từ Công Phụng hát nhạc Từ Công Phụng

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và vợ là ca sĩ Lê Uyên (tên thật là Lâm Phúc Anh) là cặp đôi vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng của làng nhạc. Họ thường chỉ hát nhạc của Lê Uyên Phương sáng tác, và khi hát song ca với nhau, họ lấy tên là Lê Uyên & Phương.

Có thể nói chỉ có Lê Uyên & Phương mới là người hát hay nhất những tình khúc tuyệt vời của Lê Uyên Phương, một loại nhạc của sự cuồng mê, của những đôi tình nhân quấn quít và rã rời bên nhau. Những bài hát của nhạc sĩ Lê Uyên Phương rất nồng nàn nhưng cũng đầy khắc khoải với những lo âu về thời cuộc, những yêu đương thường vội vã và nhân tình luôn muốn được trọn vẹn ở bên nhau.

Hầu hết những bài ca đó được nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết cho chính cuộc tình Lê Uyên & Phương, và được họ hát lên bằng một chất giọng rất đặc biệt, riêng biệt. Giọng ca của Lê Uyên não ruột, ma quái, hơn bất cứ người ca nữ nào khác. Giọng hát chân thật hầu như luôn luôn muốn vỡ tung ra thành tiếng khóc, tiếng nức nở dài ôm nặng những lời vĩnh biệt.

Mời các bạn nghe lại những bản thâu thanh của Lê Uyên & Phương trước 1975. Khi song ca, phần nhiều chúng ta chỉ nghe giọng hát của Lê Uyên, còn giọng trầm buồn của “Phương” thường chỉ là bè, đôi khi là rất mờ nhạt để nâng cao giọng hát của người vợ:


Lê Uyên & Phương hát trước 1975

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Có lẽ đa số người nghe nhạc đều công nhận rằng Khánh Ly hát nhạc Trịnh thành công nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới là người hát nhạc Trịnh hay nhất, vì chỉ có tác giả mới là người hiểu thấu đáo, toàn vẹn ý nghĩa của từng giai điệu, ca từ mà ông đã viết ra.

Về mặt giai điệu, nhạc Trịnh vốn mộc mạc, giản đơn, nên không cần một giọng ca có kỹ thuật quá điêu luyện mới có thể hát hay. Nhạc Trịnh vốn cũng không cần quá nhiều nhạc cụ, không cần dàn nhạc hoành tráng, mà chỉ cần một cây đàn guitar thùng cùng với một giọng hát nồng ấm giống như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có thể làm lay động được lòng người.

Từ trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã hát và thu âm rất nhiều ca khúc của mình. Sau năm 1975, ông cũng đã thu âm hàng chục bài hát mà bạn có thể nghe trong video bên dưới:


Trịnh Công Sơn hát nhạc Trịnh

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

Trầm Tử Thiêng là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của âm nhạc Việt Nam với rất nhiều ca khúc bất tử. Nhạc của ông đã được hàng triệu người mến mộ, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng ông cũng có hát, thu âm nhiều bài hát của mình từ trước năm 1975.

Mời các bạn nghe lại giọng hát rất đặc biệt của Trầm Tử Thiêng với những ca khúc của chính ông:


giọng hát nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

Nhạc sĩ Vũ Thành An

So với Từ Công Phụng và Trịnh Công Sơn thì nhạc sĩ Vũ Thành An không thường xuyên hát. Tuy nhiên từ thập niên 1960-1970, thỉnh thoảng ông có tự trình bày những ca khúc vừa sáng tác của mình tại các quán nhạc để giới thiệu với khán giả. Ngoài ra ông cũng có thu âm một số ca khúc trong băng dĩa trước 1975:


Vũ Thành An hát Bài Không Tên Cuối Cùng trước 1975

Vũ Thành An hát Bài Không Tên Số 6 trước 1975

Vũ Thành An hát Bài Không Tên Số 8 trước 1975

Ngoài ra, từ thập niên 1950, có những đôi song ca là vợ chồng nhạc sĩ nổi tiếng: Mạnh Phát – Minh Diệu, Châu Kỳ – Mộc Lan, và Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm.

Mời các bạn nghe lại những bản thu thanh hiếm từ gần 70 năm trước:


Châu Kỳ – Mộc Lan song ca 2 bài Chiều (Dương Thiệu Tước) và Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn)

Mạnh Phát – Minh Diệu song ca 2 bài Dư Âm (Nguyễn Văn Tý) và Bến Nước Tình Quê (Mạnh Phát)

Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết trước 1975

Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở
[ad_1] Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
[ad_1] Trong nền tân nhạc Việt Nam, đặc biệt là tình ca, dòng nhạc Ngô Thụy Miên là một nét đẹp đài các, mang một phong cách rất riêng. Người...

Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
[ad_1] Mỗi dịp Tết đến xuân về, Táo Quân luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu với hàng triệu khán giả Việt. Năm nay, chương trình Táo...

Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
[ad_1] Anh Nguyễn Lê Trương Đông là con trai đầu, cũng là người con trai duy nhất của cố ca sĩ Giang Tử. Trước đây anh đi hát với tên...

Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
[ad_1] Mới đây, Trường Giang đã chia sẻ 2 bức hình với ngoại hình mới lạ và nhanh chóng nhận về lượng tương tác khủng. Khác với hình ảnh giản...

Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
[ad_1] “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
[ad_1] Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, người ta thường nhớ đến ca khúc quen thuộc Hoa Sứ Nhà Nàng trước 1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
[ad_1] Tuấn Ngọc được xem là một trong những nam ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình hải ngoại sau năm 1975 cho đến nay. Ông sở...

Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
[ad_1] Với những người không biết tiếng Anh – như tôi hồi xưa khi học cấp 2 và 3 ban Pháp văn – thì những bài hát nhạc ngoại dịch...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
[ad_1] Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc  nhạc vàng như Đổi Thay, Thương Về Quán Trọ, Mùa Ve...