Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” (Phạm Duy – Minh Đức Hoài Trinh)

11/01/2025.


Trong làng nghệ thuật miền Nam, Minh Đức Hoài Trinh là một cái tên được nhiều người biết đến, tác giả giả 2 bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành những bản tình ca bất hủ là “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”. Tuy nhiên ít người biết về câu chuyện ly kỳ như tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời bà – một người phụ nữ Việt Nam tài giỏi có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng luôn tự tin kiêu hãnh, mang ánh mắt sắc lạnh và dường như luôn chất chứa nhiều tâm sự. Trong số những câu chuyện kể về Minh Đức Hoài Trinh, có một câu chuyện được cho hoàn cảnh ra đời của bài thơ nổi tiếng Kiếp Nào Có Yêu Nhau được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc cùng tên.

Câu chuyện diễn ra vào khoảng những năm cuối cùng của thập niên 1940, Minh Đức Hoài Trinh khi đó vẫn còn là một nàng thiếu nữ 17 tuổi trong sáng, nồng nhiệt và nhiều khát khao cống hiến. Nhạc sĩ Phạm Duy trong một lần hội ngộ Minh Đức Hoài Trinh tại vùng kháng chiến vào năm 1948 đã kể lại ấn tượng về bà như sau:

Tôi bấy giờ đang là quân nhân… bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con… ai cũng đều mê mẩn cô bé này. Phạm Ngọc Thạch từ Trung ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam bộ, khi ghé qua Thanh Hóa, cũng phải tới Trường Văn hóa để xem mặt Hoài Trinh. Hồi đó, Minh Đức Hoài Trinh đã được Đặng Thái Mai coi như là con nuôi và hết lòng nâng đỡ“…

Minh Đức Hoài Trinh thuở trăng tròn

Chính trong hoàn cảnh tưởng như vô cùng thuận lợi đó, Minh Đức Hoài Trinh lại gặp phải một cú sốc cuộc đời.

Khi ở trong hàng ngũ của Việt Minh, có một lần bà được giao nhiệm vụ về Huế để tiếp cận, thuyết phục một chính khách nổi tiếng là Phan Văn Giáo, lúc đó đang phục vụ cho Quốc Gia Việt Nam của quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên sự tiếp cận này lại dẫn đến một tình yêu sâu sắc giữa 2 người. Điều đau đớn là khi tình yêu vừa nảy nở cũng là lúc vị chính khách kia bị chính đơn vị của bà Hoài Trinh cho người thủ tiêu. Khi ấy bà đã mang trong mình một sinh linh, bị bất ngờ và cực kỳ thất vọng.

Câu chuyện này được người cháu ruột của Minh Đức Hoài Trinh là PTH kể lại. Cô còn cho biết người con gái của Hoài Trinh và Phan Văn Giáo sau đó sống tại Paris rồi đi tu.

Tuy nhiên theo lịch sử ghi nhận thì người chính khách mà bà Minh Đức Hoài Trinh từng tiếp cận là Phan Văn Giáo sau đó vẫn còn sống (sau khi bị ám sát hụt nhiều lần), từ khoảng năm 1950, ông gặp nhiều thăng trầm trong con đường binh nghiệp, bị cắt chức rồi bổ nhiệm chức mới rồi lại bị phế truất. Ông chuyển đến Pháp từ năm 1954 rồi mất vào khoảng năm 1968 trên đất Pháp.

Vào thời điểm viết bài thơ Kiếp Nào Có Yêu Nhau (khoảng cuối thập niên 1940), có lẽ Minh Đức Hoài Trinh đã nhầm tưởng rằng người tình chính khách đã không còn trên cõi đời nữa sau vụ ám sɑt, nên đã viết những lời thơ vô cùng đau đớn và day dứt. Nguyên văn bài thơ Kiếp Nào Có Yêu Nhau của Minh Đức Hoài Trinh như sau:

Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi

Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ

Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở

Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận nghìn sau
Tình xanh không lo sợ

Lệ nhoà trên gối trắng
Anh đâu, anh đâu rồi
Rượu yêu nồng cay đắng
Sao cạn mình em thôi


Thái Thanh hát Kiếp Nào Có Yêu Nhau trước 1975

Và như thường lệ, vị “phù thuỷ âm nhạc” đại tài là Phạm Duy đã bắt được những ý thơ tuyệt đẹp của Minh Đức Hoài Trinh thả tung lên bầu trời âm nhạc thành một tuyệt phẩm não lòng. Ông bắt ngay đoạn thơ đầu tiên của nữ thi sĩ “Anh đừng nhìn em nữa…xót lòng nhau mà thôi” biến tấu thành những câu ca mở đầu ngân dài đầy xúc động để khắc hoạ nỗi day dứt, tuyệt vọng của người thiếu nữ bị mất đi người yêu trong tình cảnh trớ trêu, đau xót:

Đừng nhìn em nữa anh ơi
Hoa xanh đã phai rồi
Hương trinh đã tan rồi
Đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa anh ơi
Đôi mi đã buông xuôi, môi răng đã quên cười

Nàng thiếu nữ trong cơn mê sảng vì nỗi đau quá lớn dường như đã có lúc nhìn thấy đôi mắt người tình nhìn mình đầy ám ảnh nên nàng đã xua tay cố trốn tránh “đừng nhìn em nữa anh ơi”. Nàng cầu xin người tình đừng nhìn mình, bất kể đó là ánh mắt yêu thương, buồn bã hay oán trách. Bởi chẳng cần nhìn vào đôi mắt chàng, nàng cũng đã đau đớn, khổ sở lắm rồi, đã tan nát, phôi pha cả đời hoa rồi. “Hoa xanh đã phai rồi, hương trinh đã tan rồi… đôi mi đã buông xuôi, môi răng đã quên cười”: cuộc đời nàng coi như đã tắt.

Hẳn người thôi đã quên ta
Trăng Thu gẫy đôi bờ
Chim bay xứ xa mờ
Gặp người chăng, gặp người chăng, nhắn cho ta
Hoa xanh đã bơ vơ đêm sâu gối ơ thờ

Ở đoạn hát tiếp theo, lời ca đột ngột đẩy người nghe vào một trường đoạn cảm xúc trái ngược. Nàng thiếu nữ chẳng còn mơ thấy người tình trở về tìm mình nữa nên ủ rũ kêu than: “Hẳn người thôi đã quên ta, trăng thu gẫy đôi bờ”, rồi dáo dác tìm kiếm, nhắn gửi.

Kiếp nào có yêu nhau
Thì xin tìm đến mai sau
Hoa xanh khi chưa nở
Tình xanh khi chưa lo sợ 

Bao giờ có yêu nhau
Thì xin gạt hết thương đau
Anh đâu anh đâu rồi?
Anh đâu anh đâu rồi? 

Từng câu hát cất lên da diết, ai oán, sầu muộn lột tả trọn vẹn nỗi đau của nàng thiếu nữ. Nàng ước mong được gặp lại người tình trong kiếp sau nhưng nàng chỉ xin được đi cùng nhau trong đoạn tình xanh để “hoa xanh tận nghìn sau” như trong lời thơ. Tại sao chỉ là “tình xanh”? Bởi “Hoa xanh khi chưa nở, tình xanh khi chưa lo sợ”. Tình yêu khi còn “xanh”, còn e ấp, chưa nhuốm u sầu, chưa nồng đượm thì sẽ “chưa lo sợ” bị mất, bị tan vỡ, bị sứt mẻ. Khối tình ấy sẽ chỉ mang lại những phút giây ngọt ngào, dịu nhẹ, chẳng thể khiến lòng người quay quắt, đớn đau với những thăm trầm, với những lúc chia xa, gãy đổ. Bởi hơn ai hết, cô gái thấm thía nỗi đau của khối tình nồng khi bị chia cắt.

Và “bao giờ có yêu nhau thì xin gạt hết đau thương”. Nếu lỡ như tình ấy có chẳng còn “xanh” mà chuyển sang màu nồng đượm thì “xin hãy gạt hết thương đau”, để hai người được trọn vẹn ở bên nhau.

Ở câu hát: “Anh đâu anh đâu rồi? Anh đâu anh đâu rồi?”, lời hát và giai điệu đột ngột bị đẩy lên cao trào, thể hiện sự thảng thốt của nàng thiếu nữ khi không thấy người yêu xuất hiện nữa dù nàng đang một lòng nghĩ về chàng và cầu nguyện. Để rồi khi chàng xuất hiện, nàng lại vội vã trốn tránh, hoảng hốt xua tay:

Đừng nhìn nhau nữa anh ơi
Xa nhau đã xa rồi, quên nhau đã (đã) quên rồi
Còn nhìn chi, còn nhìn chi nữa anh ơi
Nước mắt đã buông rơi theo tiếng hát qua đời
Đừng nhìn nhau nữa… anh ơi! 

Có thể nói, nếu bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” của Minh Đức Hoài Trinh là những dòng thơ ủ rũ, sầu buồn, nhiều day dứt, suy tư thì ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” qua lăng kính Phạm Duy là những trường đoạn cảm xúc mãnh liệt, cuốn hút và rực rỡ. Phạm Duy giống như một vị đạo diễn tài ba, đẩy “kịch bản” của Minh Đức Hoài Trinh lên sân khấu thêm thắt những đoạn đóng mở, âm thanh, ánh sáng, sắc diện nhân vật,.. làm thành một vở diễn lôi cuốn, xúc động, chinh phục và lấy đi nhiều nước mắt của người thưởng ngoạn. Và vị “đạo diễn” tài ba Phạm Duy cũng may mắn không kém khi có được cho mình một giọng ca vô cùng điêu luyện và tài năng đó chính là nữ danh ca Thái Thanh với cung giọng thổn thức, xốn xang ở những đoạn trầm và nức nở, nghẹn ngào, đầy ma mị, liêu trai ở những đoạn cao trào.

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Tiểu sử Bùi Xuân Huấn (Huấn Hoa hồng)
Tiểu sử Bùi Xuân Huấn (Huấn Hoa hồng)
[ad_1] Huấn Hoa hồng là một trong những giang hồ mạng có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, sở hữu lượng “fan” khổng lồ và có tới cả triệu...

Ký ức về tuổi thơ nơi đồng ruộng trong ca khúc “Em Bé Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy: “Ai bảo chăn trâu là khổ…”
Ký ức về tuổi thơ nơi đồng ruộng trong ca khúc “Em Bé Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy: “Ai bảo chăn trâu là khổ…”
[ad_1] Trong lĩnh vực tân nhạc Việt Nam suốt hơn 80 năm qua, có lẽ là không có bất kỳ một nhạc sĩ nào có thể sánh bằng nhạc sĩ...

Tiểu sử diễn viên Hoàng Anh Vũ
Tiểu sử diễn viên Hoàng Anh Vũ
[ad_1] Chắc hẳn, khán giả tuổi teen thế hệ 9X vẫn còn nhớ hình ảnh nhân vật Trung “dũng sĩ” ngơ ngáo, đáng yêu do Hoàng Anh Vũ thể hiện...

Tiểu sử diễn viên Tô Dũng – ‘Điền’ trong “Cuộc đời vẫn đẹp sao”
Tiểu sử diễn viên Tô Dũng – ‘Điền’ trong “Cuộc đời vẫn đẹp sao”
[ad_1] Tô Dũng sinh năm 1991, bên cạnh hoạt động ở mảng sân khấu kịch, trong vài năm trở lại đây nam diễn viên này lấn sân sang diễn xuất...

Tiểu sử người mẫu, diễn viên Thúy Ngân
Tiểu sử người mẫu, diễn viên Thúy Ngân
[ad_1] Với những ai yêu thích phim truyền hình, đặc biệt là đài truyền hình TP HCM, Thúy Ngân hẳn là một gương mặt khá quen thuộc. Cô từng tham...

Nhạc sĩ Tu My và ca khúc Tan Tác: “Ngóng về phương xa chờ tin nhạn…”
Nhạc sĩ Tu My và ca khúc Tan Tác: “Ngóng về phương xa chờ tin nhạn…”
[ad_1] Nhạc sĩ Tu My sáng tác từ thập niên 40 của thế kỷ 20, với ca khúc nổi tiếng nhất và được yêu thích cho đến ngày nay mang...

Tiếc cho Hoài Lâm
Tiếc cho Hoài Lâm
[ad_1] Từng có một thần tượng quốc dân Hoài Lâm chính thức xuất hiện trước công chúng năm 2013 với album Về đâu mái tóc người thương. Anh là con...

Song Hye Kyo chưa bao giờ “xấu” đến thế
Song Hye Kyo chưa bao giờ “xấu” đến thế
[ad_1] Mới đây, những hình ảnh của Song Hye Kyo trên phim trường Dark Nuns đã được chia sẻ lên mạng xã hội, thu hút nhiều sự chú ý. Ở...

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và “Trả Lại Thoáng Mây Bay” – Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô…
Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và “Trả Lại Thoáng Mây Bay” – Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô…
[ad_1] Hoàng Thanh Tâm là nhạc sĩ nổi tiếng ở hải ngoại vào thập niên 1980 với nhiều ca khúc trữ tình quen thuộc đã được yêu thích suốt 40...

“Kiều nữ” Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết
“Kiều nữ” Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết
[ad_1] Trang Allkpop thông tin, Chan Entertainment, Công ty quản lý của Bae Seul-ki, đã đưa ra tuyên bố: "Chúng tôi vô cùng đau lòng trước những lời dọa giết...