Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

16/01/2025.


Đầu thập niên 1970, ca khúc Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Duy phổ nhạc thơ Phạm Thiên Thư, với ca từ trong sáng và tinh khôi, đã được khán giả yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt. Thời đó ai cũng yêu và thuộc lời bài hát này, đặc biệt là giới học sinh trung học, vì hình như là ai cũng có một nàng Hoàng Thị của riêng mình:

Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay…

Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường nằm im giấu mỏ
Anh theo Ngọ về, gót giầy lặng lẽ đường quê…

Hình ảnh cô nữ sinh đi học về ôm nghiêng tập vở tóc dài tà áo cùng vờn bay theo làn gió, đã làm xao xuyến bao trái tim của những chàng trai “đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư” ngày xưa. Bờ vai nhỏ dịu dàng, gót giày lặng lẽ của người em học trò trong từng buổi chiều tan trường làm ngơ ngẩn kẻ si tình trên bước đường đi theo.

Gót giày kia lặng lẽ cũng giống như mối tình thơ không dám ngỏ, chỉ có bầy chim non giấu mỏ và hàng cây bên đường mấy mùa thay lá mới biết và cảm thương cho tâm tình của chàng trai, đã bao nhiêu ngày anh âm thầm gõ dấu giày của mình trên con đường tình học trò trong suốt thời trẻ dại với cuộc tình thinh lặng và ngây ngô.


Thái Thanh hát trước 1975

Có thể nói rằng, vào những năm của thập kỷ 1970, bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị..” là một tuyệt tác. Sau khi Phạm Duy phổ nhạc, tác phẩm đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam:

Em tan trường về, anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở
Mai vào lớp học, anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…

Em tan trường về, mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương, còn thương

Chiều nay, cũng ở trên con đường quen thuộc, cũng với bước chân ngần ngại theo người, sao chân anh bỗng nghe “nặng nề”, lòng anh nghe “nức nở”. Ca từ cũng là lời thơ biến đổi sự khác biệt của cảnh vật với lòng người khiến tâm trạng, cảm xúc của người nghe nhạc dâng cao, cảm nhận được tấm lòng sâu nặng và chân tình của chàng trai từ từng bước nặng nề và tiếng lòng nức nở. Chỉ là tình đơn phương thôi mà dạt dào thiết tha đến như vậy, đây mới chính là tình yêu chân thành dành hết cho “Ngọ” mỗi buổi tan trường, để mai vào lớp học anh còn ngẩn ngơ…

Em tan trường về, trên bước đường có mưa bay mờ mờ làm cho khung cảnh càng thêm thi vị, dễ khắc sâu vào hoài niệm dấu yêu cái thuở ban đầu. Và khúc hát “Anh trao vội vàng chùm hoa mới nở. Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương” là điệp khúc thân quen của những mối tình thời áo trắng nhiều ngượng ngập, e dè nhưng tha thiết dài lâu. Chùm hoa mới nở như cuộc tình mới nở trao cho người muôn thuở còn thương, hoa đã ép vào giấy vở học trò rồi như tình yêu trong trắng ép mãi vào lòng biết thuở nào mới quên.

Em tan trường về, anh theo Ngọ về
Em tan trường về, anh theo Ngọ về
Môi em mỉm cười mang mang sầu đời tình ơi

Bao nhiêu là ngày theo nhau đường dài
Trưa trưa chiều chiều, Thu Ðông chẳng nhiều
Xuân qua rồi thì chia tay phượng nở sang Hè.

Em tan trường về, anh theo Ngọ về. Có đôi khi thấy môi em mỉm cười bâng quơ một mình mà anh lại nghe được nỗi “mang mang sầu đời”. Nghe như dự cảm về một một tình sầu mang mang thiên cổ từ môi người tươi thắm, đem đến cho chàng trai si tình một “nỗi buồn thơm lâu” vương vấn dư hương mãi mãi về sau này..

“Bao nhiêu là ngày theo em đường dài”. Con đường em tan trường về, anh theo nàng về ngày vẫn theo ngày, con đường tình học trò anh đã theo em hết trọn cả bốn mùa xuân hạ thu đông. Rồi cũng đến mùa chia tay, phượng nở màu tan vỡ theo những cuộc tình e ấp thơ ngây của thuở ban đầu.

Rồi ngày qua đi,
qua đi…
qua đi…

Như phai nhạt mờ đường xanh nho nhỏ
Như phai nhạt mờ đường xanh nho nhỏ
Hôm nay tình cờ đi lại đuờng xưa, đường xưa

Cây xưa còn gầy nằm phơi dáng đỏ
Áo em ngày nọ phai nhạt mấy mầu
Âm vang thuở nào bước nhỏ tìm nhau, tìm nhau.

Chia tay kể từ mùa hè cuối cùng, rồi ngày tháng qua đi, tình cờ anh về lại đường xưa “như phai nhạt màu đường xanh nho nhỏ”. Hình ảnh “cây xưa nằm phơi dáng đỏ” thật buồn, từ cảnh vật còn đó mà người xưa nay ở đâu, được phớt nhẹ nét vẽ nhẹ nhàng “còn gầy nằm phơi dáng đỏ” sao nghe sâu lắng cả nỗi niềm hoài nhớ.

Đường xanh nho nhỏ, và bước nhỏ tìm nhau nghe u hoài về nỗi tình xa vắng âm vang một thuở tìm nhau. Thời gian phũ phàng đi qua và chàng trai trở về lại đường xưa lối cũ, nhìn hàng cây xưa còn gầy nằm ghi dấu từng kỷ niệm bên đường, tự hỏi: “áo em ngày nọ phai nhạt mấy màu”.

Áo ngày xưa chỉ một màu trắng đơn sơ nguyên mộng trắng trong, còn áo em bây giờ chắc đã phai mấy màu qua dập vùi dâu bể nổi trôi theo bóng sắc mù bụi cuộc đời.

Xưa tan trường về anh theo Ngọ về
Nay trên đường này đời như sóng nổi
Xóa bỏ vết người chân người tìm nhau, tìm nhau

Ôi con đường về,
ôi con đường về

Bông hoa còn đẹp lòng sao thấm mệt
Ngắt vội hoa này nhớ người thuở xưa, thuở xưa

Xưa tan trường về anh theo Ngọ về bình yên và thơ mộng bao nhiêu, thì nay cũng trên con đường này đời như sóng nổi bấy nhiêu. Sóng nổi ở ngoài đời và sóng cũng nổi trong lòng, khi dấu chân người tìm nhau ngày nào bây giờ đã mất hút.

“Bông hoa còn đẹp lòng sao thấm mệt”, nghe như trên bước bôn ba cuộc đời, chàng trai nhận ra tuổi hoa niên của mình đã đánh mất, thời hoa mộng chỉ còn trong tưởng tiếc. Dòng đời đổi thay, duy chỉ bông hoa đầu đời kia mãi còn đẹp như chuyện tình Ngày xưa Hoàng thị.

Xưa tan trường về anh theo Ngọ về
Xưa tan trường về anh theo Ngọ về
Ðôi chân mịt mù theo nhau bụi đỏ đường mơ.

Xưa theo Ngọ về mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này cây cao hàng gầy
Ði quanh tìm hoài, ai mang bụi đỏ đi rồi?
Ai mang bụi đỏ đi rồi?

“Xưa tan tường về anh theo Ngọ về”, còn bây giờ một mình anh về lại cây cao hàng gầy xưa để mà nhớ để mà thương hình bóng cũ. Ngỡ như “đôi chân mịt mù theo nhau bụi đỏ đường mơ”. Con đường xưa vẫn còn đó, người xưa đã xa vắng rồi, nhưng “đường mơ” vẫn mãi còn trong ký ức dẫu năm tháng phai nhòa đi một thời theo nhau, tìm nhau.

“Đi quanh tìm hoài, ai mang bụi đỏ đi rồi” – giai điệu tưởng nhớ thương tiếc chùng xuống, chậm buông nỗi “mang mang sầu đời” về hình bóng của người con gái ôm nghiêng tập vở ngày xưa đã mang những dấu chân kỷ niệm đi vào huyền thoại.

Và đúng như vậy, ca khúc Ngày Xưa Hoàng Thị đã trở thành huyền thoại trong lòng của những trái tim của các chàng trai từ ngày xưa cho đến bây giờ, cứ lẩm nhẩm hoài khúc ca “Em tan trường về anh theo Ngọ về” như khúc nhạc lòng của mình âm vang qua bao ngày tháng, vẫn mãi xanh dấu ngày xưa.

Bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư này bắt đầu được phổ biến vào đầu thập niên 1970, được giới học sinh rất yêu thích và thường chép tặng nhau trong những cuốn sổ học trò. Khi đó trên báo chí Sài Gòn, người ta thường nghi vấn và đặt dấu hỏi nhân vật chính trong “Ngày xưa Hoàng Thị” là ai. Có một vài người tự nhận là mình, gây ra những cuộc bàn tán xôn xao, sau đó thi sĩ Phạm Thiên Thư chính thức lên tiếng về tung tích người đẹp trong ca khúc, đó là cô gái mang tên Hoàng Thị Ngọ.

Theo ông, Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” chỉ là kỷ niệm, một mối tình thoảng nhẹ vu vơ thời trai trẻ. Trong những năm Tú tài, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương và ở gần nhà ông. Sau này, Phạm Thiên Thư tìm lại cố nhân nhưng người hàng xóm cho biết, bà Ngọ đã bán nhà và dọn sang Hoa Kỳ từ lâu.

Ngày ấy, mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau: “Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”. Và một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị”.

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở
[ad_1] Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
[ad_1] Trong nền tân nhạc Việt Nam, đặc biệt là tình ca, dòng nhạc Ngô Thụy Miên là một nét đẹp đài các, mang một phong cách rất riêng. Người...

Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
[ad_1] Mỗi dịp Tết đến xuân về, Táo Quân luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu với hàng triệu khán giả Việt. Năm nay, chương trình Táo...

Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
[ad_1] Anh Nguyễn Lê Trương Đông là con trai đầu, cũng là người con trai duy nhất của cố ca sĩ Giang Tử. Trước đây anh đi hát với tên...

Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
[ad_1] Mới đây, Trường Giang đã chia sẻ 2 bức hình với ngoại hình mới lạ và nhanh chóng nhận về lượng tương tác khủng. Khác với hình ảnh giản...

Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
[ad_1] “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
[ad_1] Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, người ta thường nhớ đến ca khúc quen thuộc Hoa Sứ Nhà Nàng trước 1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
[ad_1] Tuấn Ngọc được xem là một trong những nam ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình hải ngoại sau năm 1975 cho đến nay. Ông sở...

Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
[ad_1] Với những người không biết tiếng Anh – như tôi hồi xưa khi học cấp 2 và 3 ban Pháp văn – thì những bài hát nhạc ngoại dịch...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
[ad_1] Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc  nhạc vàng như Đổi Thay, Thương Về Quán Trọ, Mùa Ve...