Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Một Mình (nhạc sĩ Lam Phương) – “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình…”

20/01/2025.


Trong âm nhạc, có những trường hợp mà bài hát vận vào đời nhạc sĩ, như là khả năng tiên tri kỳ lạ khó giải thích của những nhạc sĩ tài hoa. Đó là trường hợp nhạc sĩ Trúc Phương dự cảm về cuộc đời mình trong ca khúc Thói Đời, Buồn Trong Kỷ Niệm, nhạc sĩ Y Vân với 60 Năm, nhạc sĩ Đỗ Lễ với Sang Ngang, nhạc sĩ Thanh Bình với Tình Lỡ… và đặc biệt là nhạc sĩ Lam Phương với Một Mình và những lời hát đầy đau xót:

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình
Biết lời tỏ tình, đã có người nghe..


Khánh Hà hát Một Mình

Nhạc sĩ Lam Phương viết Một Mình vào năm 1990 khi ông đang vẫn có “hai mình”, vẫn đang ngất ngây hạnh phúc với cuộc hôn nhân thứ 2 cùng người đẹp Cẩm Hường ở Paris. Ông đã viết “sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình” như là một lời tiên tri chính xác cho hoàn cảnh của mình tròn 10 năm sau đó, khi đã lần lượt đi qua 3 cuộc hôn nhân đều có kết thúc buồn.

Hãy cùng nhìn lại những cột mốc cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương tại hải ngoại: Năm 1979, ông chia tay người vợ đầu tiên sau tròn 20 năm chung sống. Năm 1980, để trốn tránh nỗi buồn quá lớn, ông bỏ Mỹ, bỏ tất cả những gì đã gầy dựng được sau 5 năm xa xứ để qua Pháp, làm lại từ 2 bàn tay trắng. Năm 1985, ông gặp người đẹp Cẩm Hường khi làm việc tại một nhà hàng của một người em gái, họ kết hôn và chung sống hạnh phúc. Với cuộc hôn nhân này, nhạc sĩ Lam Phương viết những bài hát vui tươi ca ngợi ái tình như Thiên Đàng Ái Ân, Bé Yêu, Mùa Thu Yêu Đương, Bài Tango Cho Em…

Từ trái sang phải: Dũng Long Biên, Cẩm Hường, vợ Dũng Long Biên, nhạc sĩ Lam Phương, vợ chồng ca sĩ Thanh Mai trong ngày đám cưới nghệ sĩ Hùng Cường (ngồi) năm 1982

Dù đang hạnh phúc ngất ngây với người vợ thứ 2, nhạc sĩ Lam Phương vẫn mang một tâm tư nào đó để có niềm dự cảm buồn trong bài hát Một Mình. Ông vẫn còn nhớ rõ ngày mà mình viết lên những câu hát định mệnh: “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình…” như sau:

“Đó là ngày 11-11-1990 khi tôi chuyển về sống với người bác ruột, một căn nhà nhỏ nằm gần bờ sông thuộc quận Noisiel, ngoại ô Paris, Pháp.

Cuộc đời tôi buồn nhiều hơn vui. Nhưng chính vì biết trước như vậy nên tôi biết dẹp nỗi buồn qua một bên và tự tìm niềm vui và an ủi riêng cho mình. Tâm hồn nghệ sĩ mà, buồn đó nhưng rồi lại chờ và hy vọng niềm vui đến thì mới có cảm xúc được chứ! Tôi sống bằng hy vọng nhiều mà!”

Cũng như hầu hết các ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương, bài Một Mình không mang triết lý gì sâu xa để người nghe phải cảm thấy khó hiểu. Bài được viết bằng một cảm xúc chân thành, và nỗi buồn được hiện hữu rõ nét qua lời nhạc được ông chăm chút như thường lệ:

Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành
Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình
Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh

“Nắng xuyên qua lá” một cảnh rất đời thường mà ai cũng có thể nhìn thấy nếu ngước mặt nhìn lên tia nắng qua hàng lá trong một buổi sớm mai, nhưng qua lời nhạc của Lam Phương, nó thi vị và buồn gấp vạn lần. Nỗi buồn đó được tô điểm thêm bởi vì cuộc tình mong manh như là cuộc đời quá mong manh, và vì nắng cũng buồn cho cuộc tình nên bình minh không hề rạng ngời mà lại âm u hoang vắng. Điều này trùng khớp với lời tiên đoán của một bà thầy bói mà nhạc sĩ Lam Phương gặp ở Paris, qua lời kể của chính nhạc sĩ như sau:

“Khi đang đi dạo trên bờ sông Seine, tôi nhìn thấy một bà kia ngồi cạnh một gốc cây. Bà ngồi đó với những lá bài tây và quả cầu thủy tinh, công cụ giúp bà mưu sinh. Lúc tôi đi ngang qua thì bà gọi tôi lại và nói sẽ coi vận mệnh cho tôi”.

Vốn không tin vào chuyện bói toán nhưng vì nể nang nên ông ngồi lại.

Bà ấy coi mấy lá bài tây xong rồi nói tôi đứng lên đi đi lại lại cho coi. Sau khi nhìn tướng xong, bà có nói một câu: Tôi nói câu này anh đừng buồn nhé, tướng anh về sau anh khổ lắm, anh sẽ phải sống 1 mình”

Khi thiên cơ đã lộ, cuộc đời của Lam Phương dường như là phải đi theo một con đường đã định trước. Năm 1995, ông chia tay Cẩm Hường sau 10 năm chung sống hạnh phúc. 15 năm trước đó, ông đã từ Mỹ sang Pháp để “tị nạn ái tình”, nay một lần nữa lại phải rời nơi đã để lại nhiều vết tích đau thương của cuộc tình. Năm 1995 Lam Phương bỏ Pháp để về lại Mỹ, và trải qua một cuộc hôn nhân thứ 3 nhưng kết thúc rất chóng vánh.

Ba cuộc hôn nhân, nhưng “tình duyên trăm mối, một kiếp đa đoan”, như ông đã viết trong Một Mình:

Đường xưa quen lối, tình dối người mang
Tình duyên trăm mối, một kiếp đa đoan
Cố tìm tình chồng chất ngổn ngang

Còn bao lâu nữa khi ta bạc đầu
Tình cờ gặp nhau, ngỡ ngàng nhìn nhau
Để rồi còn gì nữa cho nhau…

Sẽ không còn gì cho nhau nữa, bởi không lâu sau đó, vào năm 1999, nhạc sĩ Lam Phương bị tai biến phải điều trị nhiều lần, sức khỏe sa sút nhanh chóng. Người em gái út phải từ Pháp qua Mỹ để săn sóc cho ông. Trong một cuộc nói chuyện, người em này đã nói về khoảnh khắc định mệnh của anh trai mình như sau:

“Tôi nhìn thấy anh Hai qua lớp cửa kính mà không dám bước vào. Anh nằm im, không cử động và gương mặt biến dạng. Tính anh Hai luôn sợ phiền lòng người khác nên từ lâu đã cam chịu một mình tất cả những khổ đau. Tôi nghĩ mình là em gái, có thể gần gũi anh nhất vào lúc này. Từ đó tôi đi đến quyết định dời gia đình sang Mỹ để chăm sóc anh những năm tháng này với hy vọng anh sẽ vượt qua cơn bạo bệnh mà chỉ có thời gian rất lâu mới trả lời được”.

Từ đó trở đi, dù được những người thân xung quanh hết lòng chăm sóc vào tuổi xế chiều, nhưng tâm tư nhạc sĩ Lam Phương lúc nào cũng cảm thấy lẻ loi, đơn độc, và Một Mình:

Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình
Đường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng
Chỉ vì đời mình, chưa có bình minh

Ông từng kể rằng cuộc đời của ông vào những năm sau này sáng trưa khuya tối chỉ quanh quẩn trong 4 góc phòng. Tuổi cao, không ngủ được, buổi sáng dậy thật sớm để nhìn “nắng xuyên qua lá hạt sương lìa cành”, nghe lại những bản nhạc của chính mình, rồi coi tivi đến trưa, cố đếm thời gian qua thật nhanh, nhưng đêm về lại trằn trọc với những nỗi niềm xa xứ và chống chọi với cơn đau bệnh. Tâm trạng đó thật không khác gì một lời dự cảm khác của ông trong ca khúc nổi tiếng Xin Thời Gian Qua Mau đã được sáng tác từ trước năm 1975:

Buồn nào hơn đêm nay, khi ngoài kia bão tố đầy trời
Từng cánh lá cuốn gió rơi vào lòng đêm thâu, thương thầm mối tính Ngâu
Ngày về ôi xa qua, cánh nhạn còn miệt mài…

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

 





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Ca sĩ Ngọc Hạ – Tiếng hát đượm tình quê hương
Ca sĩ Ngọc Hạ – Tiếng hát đượm tình quê hương
[ad_1] Ca sĩ Ngọc Hạ tên thật là Nguyễn Kim Tuyến, sở hữu giọng hát mezzo-soprano cao và thường biểu diễn các ca khúc mang âm hưởng dân ca và...

Phim Việt chưa chiếu đã lập kỷ lục chấn động cõi mạng, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bị đồn yêu nhau thật
Phim Việt chưa chiếu đã lập kỷ lục chấn động cõi mạng, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bị đồn yêu nhau thật
[ad_1] Đường đua phim Việt chiếu Tết năm nay có 3 tác phẩm đổ bộ là Bộ Tứ Báo Thủ, Yêu Nhầm Bạn Thân và Nụ Hôn Bạc Tỷ. Hiện...

Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
[ad_1] Tôi viết ca khúc Cô Bé Bán Diêm này có lẽ để trả nợ những ám ảnh thời thơ ấu của mình. Tôi còn nhớ mùa Giáng Sinh hồi...

Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
[ad_1] Tối 25/1, Chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 đã lên sóng với kết quả là 10 chị đẹp được vào nhóm thành đoàn. Trong đó, Tóc Tiên trở...

Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
[ad_1] Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả của ca khúc tiền chiến nổi tiếng Dư Âm, vừa qua đời ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Sài Gòn vào...

Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
[ad_1] Hội thi Vui gói bánh chưng, tưng bừng đón Tết nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 nhằm giáo dục chính trị, truyền thống, nâng cao nhận thức cho cán...

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
[ad_1] Nón lá là hình ảnh thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Tuy nó mộc mạc, mong manh, có khi gợi nét lam...

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn...

Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
[ad_1] Một đoạn hồi ký về cuộc đời được ca sĩ Lệ Thu kể lại sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
[ad_1] Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình ở hải ngoại từ sau năm 1975 cho đến nay. Cô tên...