Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga

11/01/2025.


Năm 1961, đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga dựng vở cải lương Mưa Rừng của hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng, với nữ hoàng sân khấu Thanh Nga diễn chính, trong vai một cô sơn nữ, và nhạc sĩ Huỳnh Anh được mời viết ca khúc chủ đề cho vở diễn này. Ông đã “đo ni, đóng giày” cho nghệ sĩ Thanh Nga khi sáng tác bài Mưa Rừng, là ca khúc được viết đặc biệt để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc, và nhạc sĩ Huỳnh Anh đã dành nhiều thời giờ để tập hát cho Thanh Nga…


Thanh Nga hát Mưa Rừng trước 1975

Dù là một ca khúc được viết cho tuồng cải lương, nhưng sau đó Mưa Rừng đã nhanh chóng trở thành một trong những bài nhạc vàng được yêu thích và nổi tiếng nhất cho đến tận ngày nay.

Chín năm sau sau Mưa Rừng, nhạc sĩ Huỳnh Anh gặp lại nữ nghệ sĩ xinh đẹp Thanh Nga khi cô đóng vai chính trong phim Loan Mắt Nhung (đạo diễn Lê Dân), và nhạc sĩ cũng là người viết nhạc cho phim. Tương tự như Mưa Rừng, ca khúc mang tên Loan Mắt Nhung của nhạc sĩ Huỳnh Anh đã tách khỏi thân phận là một bài nhạc phim để trở thành bài nhạc vàng được yêu thích, trở thành ca khúc vượt thời gian.

Trong khoảng thời gian đóng phim Loan Mắt Nhung, nghệ sĩ Thanh Nga gặp những bất ổn về đường tình cảm. Từ những lần tập nhạc cho Thanh Nga, nhạc sĩ Huỳnh Anh đã nảy sinh tình cảm với nàng nghệ sĩ tài sắc, và ông đã sáng tác ca khúc Kiếp Cầm Ca để tặng riêng cho nàng.

Nhạc sĩ Huỳnh Anh. Ảnh: huyvespa

Thời gian sau này, trong buổi nói chuyện tại một đêm văn nghệ, nhạc sĩ Huỳnh Anh cho biết như sau:

“Các anh em hỏi tôi về sự liên hệ của tôi và Thanh Nga, xin lỗi các anh, chuyện đó có thật. Lần này tôi thú nhận vì cứ giấu mãi thì cũng không đi đến đâu. Nhưng bản Mưa Rừng là “bản nhạc chủ đề” trong vở tuồng đồng tên của hai sọan giả Hà Triều – Hoa Phượng đã nhờ tôi viết. Bản này đã được viết đặc biệt để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc, và tôi đã dùng nhiều thời giờ để tập hát cho Thanh Nga, nên vì thế bài hát này đã gắn liền tên tuổi của tôi với người nữ nghệ sĩ khả ái này.

Thưa các anh em, chuyện Thanh Nga mê tôi hay tôi mê Thanh Nga (bây giờ) chỉ có mình tôi biết thôi. Hôm nay tôi sẽ nói ra, chính bài Kiếp Cầm Ca mới là bài mà tôi đã viết cho Thanh Nga. Vì chỉ có sân khấu cải lương mới có màn nhung mà thôi. Nhưng hai câu cuối: Ánh đèn lặng tắt / Gởi ai nỗi niềm, thì người gởi nỗi niềm là tôi chứ không phải Thanh Nga!”

Tuy nhiên vì nhiều lý do mà cuộc tình đó không thành, mặc dù vậy thì nhờ đó mà nền âm nhạc miền Nam có thêm một ca khúc bất tử:

Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương
Hạt mưa ướt vai người tha hương
Mưa rơi phố khuya vắng tiêu điều
Xóm nghèo quạnh hiu màn đêm tịch liêu


Phương Dung hát Kiếp Cầm Ca trước 1975

Trước năm 1975, dòng nhạc vàng/trữ tình có không ít những bài hát viết về người nữ ca sĩ, là những người luôn sống với những ánh hào quang lộng lẫy của sân khấu, đồng thời cũng là những người nhận được nhiều sự ngưỡng mộ từ khán giả. Tuy nhiên, hầu hết những ca khúc đó đều buồn, như Tình Đời, Phận Tơ Tằm, Kiếp Cầm Ca.

Người nữ ca sĩ đêm đêm đem lời ca tiếng thơ để mua vui cho người đời, nhưng ẩn sâu trong đáy mắt thường có những nỗi buồn không gọi thành tên. Rồi đến khi tấm màn nhung khép lại, ánh đèn lặng tắt, rũ bỏ đi những lấp lánh của phấn son, nàng ca sĩ phải đối mặt với sự cô đơn lạc lõng. Khi đó không còn những tràn vỗ tay tán thường nữa, mà ngược lại là sự dị nghị của người đời, và đôi khi là cả sự độc đoán của miệng đời. Biết rõ tâm trạng đó, thương cho một kiếp cầm ca mang nhiều tâm sự, nhạc sĩ muốn gửi đến nàng nỗi niềm chia sẻ:

Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ
Đời ca hát cho người mua vui
Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
Ánh đèn lặng tắt
Gởi ai nỗi niềm…

Người đến bên mình khi vui trăm ngàn lưu luyến
Nhưng hoa xưa đã tàn úa đâu còn
Đời ta là bến ai qua ghé thăm đôi lần
Nhớ chăng tiếng ca cung đàn ngày xưa

Người ca sĩ mua vui cho người với trăm ngàn lưu luyến, nhưng nghề ca sĩ chỉ có một thời mà thôi, thoáng chốc rồi sẽ qua nhanh, cũng sẽ đến một ngày trở thành “hoa xưa tàn úa”. Vì lẽ đó, đời người ca sẽ có khác gì là bến, thuyền ghé đến rồi lại đi, cuối cùng còn lại chỉ là bến bờ quạnh hiu nỗi buồn đến muôn đời.

Đêm nay bên thềm một bóng ai
Dừng chân bước giang hồ phiêu linh
Mưa đêm vẫn rơi mãi không ngừng
Có người ca sĩ khóc đời quạnh hiu…

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

 

 





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
[ad_1] Tiếng Dân Chài là một trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ra đời từ những năm đầu thập niên 1950....

Chuyện hậu trường sáng tác và xuất bản nhạc thời 60 năm trước được nhạc sĩ Trúc Phương tiết lộ qua bài phỏng vấn năm 1963
Chuyện hậu trường sáng tác và xuất bản nhạc thời 60 năm trước được nhạc sĩ Trúc Phương tiết lộ qua bài phỏng vấn năm 1963
[ad_1] Nếu bạn là một người quan tâm đến các hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn thập niên 1960, chắc chắn bài viết này sẽ vô cùng bổ ích...

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…
Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…
[ad_1] Năm 14 tuổi, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên sáng tác bài thơ mang tên Khúc Tình Buồn để tặng cho người bạn gái xinh xắn học chung lớp ở...

Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
[ad_1] Có những lần ở một mình trong căn nhà vắng bóng người thân yêu, mới cảm thấy buồn bã và cô đơn tưởng như cuộc đời hoang vu cô...

Quan điểm sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương qua bài phỏng vấn hiếm hoi trước 1975
Quan điểm sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương qua bài phỏng vấn hiếm hoi trước 1975
[ad_1] Khi bài phỏng vấn này được thực hiện, nhạc sĩ Lam Phương mới 26 tuổi (năm 1963), được xem là một nhạc sĩ trẻ, nhưng đã có rất nhiều...

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”
[ad_1] Trước 1975 có chùm 3 ca khúc về mưa với nét nhạc tương đồng nhau, được đông đảo khán giả yêu thích, đó là Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ (sáng...

Chuyện ít người biết về hậu trường âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua bài phỏng vấn nhạc sĩ Minh Kỳ năm 1963
Chuyện ít người biết về hậu trường âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua bài phỏng vấn nhạc sĩ Minh Kỳ năm 1963
[ad_1] Nếu bạn là một người quan tâm đến các hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn thập niên 1960, chắc chắn bài viết này sẽ vô cùng bổ ích...

Cảm xúc về bài hát Đường Về Khuya của nhạc sĩ Minh Kỳ – Lê Dinh: “Đường khuya vắng người, mến thương xa rồi…”
Cảm xúc về bài hát Đường Về Khuya của nhạc sĩ Minh Kỳ – Lê Dinh: “Đường khuya vắng người, mến thương xa rồi…”
[ad_1] Những cơn mưa thường gợi nhớ kỷ niệm để cho lòng nhớ nhung những ngày đã xa. Một người đã đi xa để lại cho một người ở lại...

Lược sử hình thành và phát triển tân nhạc Việt Nam (bài viết của nhạc sĩ Thẩm Oánh năm 1963)
Lược sử hình thành và phát triển tân nhạc Việt Nam (bài viết của nhạc sĩ Thẩm Oánh năm 1963)
[ad_1] Hồi 1936-37, ở Hà Nội, khi viết được vài bản nhạc theo phương pháp ký âm Tây phương, có nhạc điệu na ná hơi Bắc hơi Nam, nhịp nhàng...

Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”
Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”
[ad_1] Tháng 7 năm 1954, sau khi đã định cư ở Sài Gòn được khoảng 2 năm, nhạc sĩ Phạm Duy giã từ gia đình, vợ con để lên đường...

Ads Bottom