Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Người viết nhạc cho tuổi học trò và quê hương Nam Bộ

18/01/2025.


Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng và nhạc quê hương miền Nam.


Nghe podcast tiểu sử nhạc sĩ Thanh Sơn

Chủ đề chính trong tác phẩm của Thanh Sơn có thể chia thành 2 mảng lớn, đó là nhạc về tình yêu, về tuổi học trò, với những ca khúc nổi tiếng: Nỗi Buồn Hoa Phượng, Lưu Bút Ngày Xanh, Hạ Buồn, Ba Tháng Tạ Từ… và những ca khúc quê hương mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, tiêu biểu là Hành Trình Trên Quê Hương (sau này ông đổi tên thành Hành Trình Trên Đất Phù Sa), Hình Bóng Quê Nhà, Hương Tóc Mạ Non, Gợi Nhớ Quê Hương…

Ngoài ra nhạc sĩ Thanh Sơn cũng là tác giả của nhiều bài nhạc lính nổi tiếng: Đọc Tin Trên Báo, Mười Năm Tái Ngộ, Hai Người Lính Tâm Sự, Những Vùng Đất Mang Tên Anh (Thăm Những Vùng Địa Sử)…

Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, sinh năm 1938 tại tỉnh Sóc Trăng, ông là người con thứ 10 trong gia đình có 12 anh chị em. Trước năm 1954, vì cha của ông tham gia chống Pháp nên bị chính quyền Pháp theo dõi, gia đình phải ly tán mỗi người một nơi. Cha của ông phải ra bưng ở Cà Mau để trốn tránh, còn mẹ ông thì bươn chải ở Sài Gòn làm thuê để mưu sinh.

Vì hoàn cảnh gia đình như vậy, cộng với việc quá đam mê ca hát từ nhỏ nên nhạc sĩ Thanh Sơn bỏ bê việc học, chỉ theo học được đến lớp Đệ Tứ. Năm 19 tuổi, Thanh Sơn cùng với người bạn thân Trường Hải (sau cũng là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng) cùng nhau rời quê hương lên Sài Gòn để tìm kiếm cơ hội theo con đường ca hát. Tại đô thành, ông sống cùng mẹ và đi làm công rất vất vả để mưu sinh.

Sau khi lên Sài Gòn được 2 năm, cậu thanh niên tên Lê Văn Thiện ghi danh tham gia chương trình tuyển lựa ca sĩ do đài phát thanh Sài Gòn tổ chức năm 1959. Với nghệ danh là Thanh Sơn, ông đạt giải nhất với ca khúc Chiều Tàn của nhạc sĩ Lam Phương, xếp trên những thí sinh cùng tham gia năm đó là ca sĩ Phương Dung, Chế Linh, Nhật Thiên Lan. Sau này cả 3 ca sĩ kia đều nổi danh, trở thành những huyền thoại của dòng nhạc vàng, thì Thanh Sơn lại chuyển hướng sang lĩnh vực sáng tác, trở thành một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng.

Tuy nhiên trước khi trở thành nhạc sĩ, ông vẫn theo đuổi nghiệp hát, và nhờ được giải cao của cuộc thi hát năm 1959 nên giọng hát của ông thường được phát trên đài phát thanh cùng các ban nhạc Hoàng Trọng, Võ Đức Tuyết, Hoàng Lang…, sau đó ông cũng được nhận vào đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ để hát tại vũ trường Maxim’s cũng như được đi lưu diễn tại nhiều nước Châu Á.

Nhạc sĩ Thanh Sơn ngồi ở thứ 3 từ trái sang, trong đoàn văn nghệ của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhờ được làm việc chung với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nên Thanh Sơn đã được chỉ dẫn những bước đầu để viết nhạc. Sau này, nhạc sĩ Thanh Sơn cho biết ông học sáng tác chủ yếu từ cuốn sách mang tên Để Sáng Tác Một Ca Khúc Phổ Thông của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ soạn và xuất bản năm 1955. Những sáng tác đầu tay được ông đưa cho các nhạc sĩ đàn anh như Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Văn Phụng… xem để góp ý và chỉnh sửa.


Trúc Mai hát Lưu Bút Ngày Xanh (Thanh Sơn)

Những ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Thanh Sơn là Đôi Mươi, viết năm 1959 chung với nhạc sĩ Song Ngọc khi đó mới 16 tuổi, sau đó là ca khúc Người Ấy Là Ai (năm 1960), nhưng những bài hát này đều không được mấy người biết đến. Sang năm 1961, tên tuổi của Thanh Sơn mới được bắt đầu được công chúng biết đến trong vai trò là nhạc sĩ với ca khúc Tình Học Sinh, sau đó là Mùa Hoa Anh Đào (1962) mang đậm âm giai ngũ cung của nhạc Nhật. Bài hát này được ông viết tặng người vợ của ông, là người có khuôn mặt hao hao một thiếu nữ Nhật Bản.

Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Sơn thời trẻ

Tên tuổi của nhạc sĩ Thanh Sơn thực sự nổi bật khi ông bắt đầu sáng tác những ca khúc học trò, đó là Lưu Bút Ngày Xanh (1962), và đặc biệt là Nỗi Buồn Hoa Phượng (1963), có thể xem là ca khúc nổi tiếng và ăn khách nhất trong sự nghiệp của ông, được viết cho mối tình đầu thuở còn đi học ở quê nhà Sóc Trăng.

Vào khoảng năm 1953, ông có tình cảm với một nữ sinh cùng lớp tên là Nguyễn Thị Hoa Phượng, nhưng rồi 2 người phải xa nhau vì gia đình cô gái chuyển lên Sài Gòn. Trong lần cuối gặp để tiễn đưa nhau, chàng trai 15 tuổi bâng khuâng nói rằng chia tay rồi không biết làm sao có thể được gặp lại. Cô gái tên là Hoa Phượng đáp lại: Cứ mỗi năm hè đến, nhìn hoa phượng thắm sẽ giống như là được gặp lại nhau.

Tròn 10 năm sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn nhớ lại lời nói đó và sáng tác thành ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng:

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
Mỗi lần hè thêm kỷ niệm,
Người xưa biết đâu mà tìm…


Thanh Tuyền hát Nỗi Buồn Hoa Phượng

Từ năm 1963, nhạc sĩ Thanh Sơn bỏ hẳn ca hát để chuyên tâm sáng tác nhạc, và những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn đều viết về những rung động đầu đời của tuổi học trò: Tình Học Sinh, Lá Thư Học Sinh, Lưu Bút Ngày Xanh, Nhật Ký Đời Tôi, Nỗi Buồn Hoa Phượng, Hạ Buồn…  Khi khai thác đề tài sáng tác này, ông như là chạm được về lại quá khứ của chính mình, đó là một thời trong trẻo, hồn nhiên, và được sáng tác tự do, không bị gượng ép vì vấn đề kiểm duyệt. Trong một lần trả lời phỏng vấn vào cuối năm 1963, nhạc sĩ Thanh Sơn cho biết:

“Đời học sinh, ai mà chẳng luyến tiếc. Nhất là khi mình ra đời, gặp lắm cảnh chẳng vui gì. Được sống lại cái thiếu thời ăn chưa no lo chưa tới ấy, tôi vui sướng như người bộ hành đi dưới nắng trưa, ghé lại quán bên đường uống miếng nước ngon, hưởng cơn gió mát”.

Năm 1965, khi đã 27 tuổi, Thanh Sơn vào quân ngũ và phục vụ trong binh chủng Quân Vận thuộc Tổng Cục Tiếp Vận, rồi sau đó được biệt phái về Tổng Tham Mưu và vẫn tiếp tục sáng tác. Trong thời gian trong quân ngũ, ông đã viết được một số ca khúc nhạc lính nổi tiếng: Mười Năm Tái Ngộ, Thăm Những Vùng Địa Sử…

Thời gian sau đó, kể từ năm 1973, ông tiến xa hơn với một chủ đề âm nhạc rộng lớn hơn, đó là những ca khúc viết về quê hương, với những hình ảnh đồng ruộng, xóm làng Miền Nam trù phú. Tiêu biểu nhất là 2 ca khúc Bài Ngợi Ca Quê Hương Hành Trình Trên Quê Hương được sáng tác từ trước năm 1975. Ít người biết rằng sau năm 1975, 2 ca khúc này được ông sửa lại một số câu, đổi tên khác, Bài Ngợi Ca Quê Hương đổi tên thành Hồn Quê, còn Hành Trình Trên Quê Hương đổi tên thành Hành Trình Trên Đất Phù Sa. Mời các bạn nghe 2 phiên bản trước 75 của 2 ca khúc này ở bên dưới.


Thanh Tuyền và Bùi Thiện hát Bài Ngợi Ca Quê Hương

Sơn Ca hát Hành Trình Trên Quê Hương

Mảng nhạc quê hương được nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác rất mạnh mẽ, đặc biệt từ sau năm 1975 với hàng loạt ca khúc được công chúng yêu thích: Hoài Cổ, Áo Mới Cà Mau, Áo Trắng Gò Công, Hương Tóc Mạ Non, Hình Bóng Quê Nhà, Gợi Nhớ Quê Hương…

Những ca khúc quê hương của nhạc sĩ Thanh Sơn hiện lên hình ảnh lối đi dưới hàng dừa trên bờ đê, cây cầu khỉ bắc ngang qua dòng kênh xanh để dẫn về chốn xưa, hoặc bến phà đưa người người qua con sông lớn, gợi lại nét yêu kiều đằm thắm của câu vọng cổ mênh mang trên sông nước.

Với 2 đề tài chính trong sáng tác là tuổi học trò và nhạc quê hương, có thể nói những ca khúc của Thanh Sơn như là những chuyến xe đưa chúng ta về thăm lại quê hương trong trí nhớ, từ ngôi trường thời ấu thơ, mở rộng ra chân trời bát ngát những ruộng lúa của Miền Nam.

Từ một thanh niên ở vùng quê nghèo Sóc Trăng lên Sài Gòn làm thuê, ghi danh thi hát và đạt giải quán quân rồi trở thành 1 ca sĩ, sau cùng lại trở thành nhạc sĩ nổi tiếng – Đó là một hành trình trải qua nhiều biến cố nhưng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn của nhạc sĩ Thanh Sơn. Ông từng nói rằng việc chuyển hướng sang lĩnh vực sáng tác là một sự bất ngờ, vì khi đặt chân lên đất Sài Gòn, ông chỉ muốn theo đuổi đam mê ca hát từ thuở còn rất nhỏ, tuy nhiên sau đó thì có sự thay đổi trong quan điểm nghệ thuật, như lời ông tâm sự: “Tui khoái làm nhạc sĩ hơn. Bởi vì mình là nhạc sĩ mình có tâm sự gì thì viết ra thành lời được. Ca sĩ thì chỉ diễn đạt bài của người ta làm sẵn thôi“.

Ngoài những ca khúc viết về quê hương vùng Tây Nam Bộ, nhạc sĩ Thanh Sơn còn viết về miền Trung với ca khúc Thương Về Cố Đô, viết về Đà Lạt với ca khúc Những Ngày Trên Đà Lạt, đặc biệt ông còn là tác giả của nhiều ca khúc nhạc xuân nổi tiếng cho đến ngày nay: Đoản Xuân Ca, Ngày Xuân Tái Ngộ, Chúc Xuân…

Sau năm 1975, Thanh Sơn chọn ở lại trong nước, trải qua những ngày đầu tiên gian khổ khi thời cuộc thay đổi. Để mưu sinh, ông đã phải lặn lội đi bán chợ trời và làm đủ nghề vất vả để mưu sinh suốt gần 15 năm sau đó. Cho đến khoảng cuối thập niên 1980, khi thị trường âm nhạc trong nước trở nên tương đối cởi mở, nhạc sĩ Thanh Sơn mới bắt đầu viết nhạc trở lại với một sức sáng tác mạnh mẽ hiếm thấy, và hầu hết là các ca khúc thời gian này là ông viết về quê hương, tiêu biểu là Bạc Liêu Hoài Cổ, Hình Bóng Quê Nhà, Hương Tóc Mạ Non, Gợi Nhớ Quê Hương, Áo Mới Cà Mau…

Tuy là một nhạc sĩ danh tiếng với nhiều nhạc phẩm nổi tiếng cả trước và sau năm 1975, nhưng cuộc sống của ông ít khi nào được khá giả, gần như cả đời ông sống với sự giản dị. Trước khi qua đời vào năm 2012, ông sống cùng người vợ đã gắn bó từ thuở hàn vi trong căn nhà nhỏ ở con hẻm đường Đinh Tiên Hoàng từ năm 1960. Trong những năm thập niên 1990, 2000, ông phụ trách biên tập chương trình cho các hãng dĩa trong nước như Sài Gòn Audio, Rạng Đông…

Năm 2011, khi đang trợ giúp trung tâm Thúy Nga tư liệu để thực hiện cuốn Paris By Night số 103, ông bị tai biến, rồi qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2012.

nhacxua.vn biên soạn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Phim Việt chưa chiếu đã lập kỷ lục chấn động cõi mạng, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bị đồn yêu nhau thật
Phim Việt chưa chiếu đã lập kỷ lục chấn động cõi mạng, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bị đồn yêu nhau thật
[ad_1] Đường đua phim Việt chiếu Tết năm nay có 3 tác phẩm đổ bộ là Bộ Tứ Báo Thủ, Yêu Nhầm Bạn Thân và Nụ Hôn Bạc Tỷ. Hiện...

Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
[ad_1] Tôi viết ca khúc Cô Bé Bán Diêm này có lẽ để trả nợ những ám ảnh thời thơ ấu của mình. Tôi còn nhớ mùa Giáng Sinh hồi...

Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
[ad_1] Tối 25/1, Chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 đã lên sóng với kết quả là 10 chị đẹp được vào nhóm thành đoàn. Trong đó, Tóc Tiên trở...

Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
[ad_1] Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả của ca khúc tiền chiến nổi tiếng Dư Âm, vừa qua đời ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Sài Gòn vào...

Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
[ad_1] Hội thi Vui gói bánh chưng, tưng bừng đón Tết nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 nhằm giáo dục chính trị, truyền thống, nâng cao nhận thức cho cán...

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
[ad_1] Nón lá là hình ảnh thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Tuy nó mộc mạc, mong manh, có khi gợi nét lam...

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn...

Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
[ad_1] Một đoạn hồi ký về cuộc đời được ca sĩ Lệ Thu kể lại sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
[ad_1] Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình ở hải ngoại từ sau năm 1975 cho đến nay. Cô tên...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
[ad_1] Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn định cư. Sau khi học xong bậc trung học, ông...