Trang chủ
Chuyện ít người biết về hậu trường âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua bài phỏng vấn nhạc sĩ Minh Kỳ năm 1963
Nếu bạn là một người quan tâm đến các hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn thập niên 1960, chắc chắn bài viết này sẽ vô cùng bổ ích và sẽ làm bạn cảm thấy thú vị, ngạc nhiên vì những thông tin được cung cấp trong đó. Nhạc sĩ Minh Kỳ lúc này công tác tại đài phát thanh, là trưởng ban nhạc, và là một trong những nhạc sĩ ăn khách thời điểm đó, nên ông chính là người biết rất rõ về chuyện hậu trường âm nhạc, và lời kể của của ông sau đây cung cấp những thông tin rất giá trị về sinh hoạt văn nghệ thời kỳ được đánh giá là thời vàng son của nhạc vàng.
Nhạc sĩ Minh Kỳ
Tên thật: Vĩnh Mỹ
Sanh năm 1930 tại Nha Trang.
Bắt đầu học nhạc năm 14 tuổi với các sư huỳnh trường Gagelin ở Qui Nhơn, rồi với sách vở, bạn bè, và bắt đầu sáng tác vào năm 1949, sau khi học hàm thụ với trường Universelle ở Pháp.
Chuyên về Tân nhạc.
Năm 1957, gia nhập ban Văn nghệ “Vì Dân”.
Năm 1959, cùng nhạc sĩ Lê Dinh thành lập ban Sóng Mới, làm trưởng ban văn nghệ Cảnh sát quốc gia (ban Vì Dân cũ).
Đã xuất bản trên trăm bài hát:
Chị Hằng (1949), Mấy độ thu về (1957), Thương về xứ Huế (1958), Gửi người lính chiến (1960), Xuân đã về, Người em xứ Thượng, Đường chiều sơn cước, Chiế khăn tay, Tiếng hát Mường Luông (1961), Đường về khuya, Biệt kinh kì, Mùa thu giã biệt, Nếu một mai anh biệt kinh kì, Sao rừng, Lá vàng rơi, Cánh thiệp đầu xuân (1962), Chuyện hai người, Chiếc áo biên cương, Đã mấy thu rồi, Cánh buồm chuyển bến (1963)…
Nhạc tôi mà được bạn trẻ mến ưa là vì tôi gặp cái may diễn tả đúng vài tâm trạng của các bạc trẻ, hoặc lúc nhớ người lính chiến, hoặc khi phải đã lại kinh kì mẹ yêu bạn mến để lên đường quân dịch; tâm trạng ấy, tôi lại có cái may dùng nét nhạc dễ hát, dễ đờn, dễ nhớ để diễn tả…
Ngoài ra, khi sáng tác những bản nói đến thể hệ trẻ trung, tôi cố quên tuổi tác cùng những lo nghĩ riêng tư mà đặt mình vào hoàn cảnh của họ đề hiều những thắc mắc, ước mong của họ.
Bảo rằng hiện nay Tân nhạc chưa có lối thoát, không phải là nói quá đáng. Nhạc sĩ bị gò bó trong vài đề tài cố định, thì làm sao mà Tân nhạc tránh được sự khô khan, cằn cỗi.
Anh chị em Cổ nhạc có hội ái hữu này, hội khuyến lệ nọ, còn giới Tân nhạc – khá đông – lại chẳng có một hội gì để giúp đỡ nhau trong khi hoạn nạn hoặc trên đường học hỏi, hay bảo vệ quyền lợi cho nhau. Lại còn biệt lập từng nhóm, chơi riêng với nhau và chỉ trình bày bải bản của nhóm mình… Vì vậy nhược điểm lớn của ngành Tân nhạc hiện nay là thiếu tinh thần Đoàn kết.
Anh chưa kịp trả lời cầu tôi hỏi thì một trong mẫy đứa con nhỏ của anh đã lại “bịt mắt ba!”. Anh vội gỡ tay con, rầy yêu, rồi cười :
Anh mới hỏi tôi về sáng-tác đầu tay thì sáng-tác phẩm thứ ba của tôi đã làm rộn tôi rồi…
Sáng-tác đầu tay của tôi gặp được may mẫn ngay, nên vì vậy tôi càng phấn khởi đi hẳn vào đường Nghệ-thuật: sau vài Iần trình-bày tại đài phát-thanh Pháp-Á, nó được nhà xuất-bản Tinh-Hoa ở Huế ấn-hành và tái bản sau một thời-gian.
– Nhạc phẩm đầu tay ấy tên là…
Chị Hằng.
– Chắc “Chị Hằng” của anh thuộc loại nhạc vui tươi?
Anh xác nhận bằng cái gột đầu.
– Và nhà xuất-bản trả tác quyền cho anh…
…sáu trăm đồng. Anh nhớ cho là su trăm đồng cách đây mười lăm năm. Tôi còn nhớ lần đầu nhận được ngân-phếu trả quyền tác-giả ấy…, tôi run cả người, và số tiền lãnh về tôi cất kĩ, vì đổi với tôi nó có một giá-trị đặc-biệt. Chắc anh cũng từng trải qua cơn xúc-động rất “con người” ấy.
Tôi cười:
– Người làm văn-nghệ nào mà chẳng cảm-động như anh khi nhận món tiền thù lao đầu tiên. À, nhơn nói đến tiền, tối sực nhớ điều muốn hỏi anh khi được biết ba năm nay, anh không giao cho các nhà xuất-bản in nhạc anh, mà anh tự in lấy. Hẳn anh thấy bán bản quyền cho người thì phải chịu thiệt thòi nhiều?
Anh vui ra mặt :
Thật là buồn ngủ gặp chiếu manh! Chính tôi cũng có ý muốn tỏ bày ý-kiển về việc này; tuy nó không có gi là văn-nghệ mà ảnh hưởng đến người làm văn-nghệ không ít. Mật bản nhạc, mình bán đứt cho nhà xuất-bản, chẳng khác nào mình sanh con, rồi cho đứt người ta; trọn đời con mình thành con thiên-hạ. Nó “hư” thì chẳng nói làm gì, chớ nó “nên” thì thật là xót xa cho người cha tinh-thần của nó lắm.
– Nó “nên” là nó được công chúng hoan nghinh?
Phải. Và nhà xuất-bản “dám” in tới tám chục ngàn, hoặc trăm ngàn bài.
– Một lần?
– Đâu có anh. Nhiều lần chớ. Một bản nhạc chắc bán chạy, in lần đầu nhiều lắm là mười ngàn bài; nhưng rồi vài tháng sau, “dám” in thêm mười ngàn nữa. Nhà xuất-bản họ chỉ mất cho tác-giả đôi chục ngàn, mà lấy vô đôi trăm ngàn. Anh coi gặp trường hợp ấy, ai mà chẳng tức.
– Như thế, sao các anh không bán một lần mà lại bán đứt?
Mấy năm trước, hầu bết chúng tôi đều bán đứt. Đẻ có một số tiền kha khá hầu xoay sở… Anh dư biết đấy, anh em trong ngành Tân-Nhạc có mấy ai là dư giả. Khi thì cần sang nhà cho vợ con ở bớt chật chội, khi thì cần mua chiếc xe xì-cút-tơ [scouter] cho dễ bề chạy đó chạy đây… Nhưng sau này, chúng tôi thấy các nhà xuất-bản làm giàu trên “sương mẫu” của mình rõ rệt quá, nên do đó anh em thường bán bản quyền có một năm.
– Thể thì nhà xuất-bản trả bao nhiêu?
Hai ngàn.
– Và họ in nhiều nhất là…
…bốn ngàn bản.
– Con số này, mình có quyền kiểm-soát chớ?
– Trong giao kèo, có ghi khoản đó. Nhưng tới giờ, chẳng có một nhạc sĩ nào dùng cái quyền ấy cả. Nhà xuất-bản có in năm bảy ngàn gì, chúng tôi cũng đành chịu vậy.
– Nhưng nhà xuất-bản lắm khi cũng bị lỗ chớ?
– Không khi nào. Họ đã thăm dò, cần nhắc trước khi xuất-bản. Cái lỗ của họ, là xuất ra một lần, mà thu lại lắt nhắt.
– Hồi nãy, anh có nói bán bản quyền một năm là hai ngàno; còn bán đứt thì bao nhiêu ?
Cái đó tùy, anh à. Nhưng phải nói rằng mấy năm nay, cái “giá-trị” của Nhạc (tôi nói cái “giá-trị” tiền bạc của Nhạc) có lên. Trước làm gì có bản nhạc “trị giá” vài chục ngàn đồng. Sau này, một số anh em chúng tôi không kí kết dễ dàng như trước nữa, nhất là có vài người như tôi, tự in lấy nhạc phẩm mình, nên các nhà xuất-bản phải trả giá cao.
– Anh có thể cho biết bản nhạc nào được cao giá nhất.
Tôi biết, nhưng không tiện nói ra. Tôi chỉ có thể cho anh biết có bản nhạc được trả tới sáu chục ngàn đồng.
– Sáu chục ngân đồng! Thế thì các anh chị em nhà văn phải ganh các anh mới được. Nhưng những yếu-tố gì làm cho bài hát được giá? Tên tuổi tác-giả?
– Tên tuổi tác giả chỉ là một trong ba yếu-tố chánh, nhưng đó không phải là yêu-tố quan-trọng. Yếu-tố thứ hai là bài hát ấy có mòi “ăn khách”. Sau cùng là những phương tiện của cá nhân tác-giả.
– Phương tiện gì? Xin anh nói rõ.
– Phương tiện trình-diễn, phương tiện quảng cáo. Như thể tác-giả quen biết nhiều ban Văn-nghệ ở đài phát-thanh, thân với nhiều ca sĩ danh tiếng, hoặc làm trưởng một ban Văn-nghệ lưu-động, hay dạy Nhạc nhiều trường, hay thưởng tổ chức những Đại nhạc hội…
– Nãy giờ, mình quên nói đến yếu tố nòng cốt: giá trị nghệ thuật của bản nhạc.
– Yếu tố đáng lẽ nòng cốt này, thật ra, không phải là nòng cốt. Các nhà phê bình mà cho bản nhạc ấy có một giá trị đặc biệt đi nữa, mà giới tiêu thụ – học sinh, quân nhân – không hoan nghinh, thì nhà xuất bản cũng chẳng buồn tìm đến tác giả… Theo chỗ tôi biết, các nhà xuất bản nhạc hiện nay chỉ đứng về mặt hoàn toàn thương mãi. Cả anh Lê-Mộng-Bảo, là một nhạc sĩ và tha thiết với tiền đồ Tân nhạc, cũng thế.
– Điều này, anh Lê-Mộng-Bảo cũng đã buồn mà công nhận lúc anh trả lời chúng tôi. Nhưng còn anh, anh cho biết rõ về việc anh tự in lấy nhạc trong mấy năm nay.
Như tôi đã nói, nhà xuất bản không lỗ. Thì tác giả xuất bản, lại càng không lỗ, vì mình khỏi chịu quyền tác giả. Ví dụ như một bản nhạc của tôi, nếu nhà X. chẳng hạn xuất bản năm ngàn bản, họ tốn sở phí in độ sáu ngàn đồng, thêm bản quyền trong vòng một năm là hai ngàn đồng nữa, vị chi là tám ngàn đồng, họ phải bán được hai ngàn bảy trăm bản mới đủ vốn. Còn tôi chỉ tốn có sáu ngằn tiền in, chỉ cần bản được hai ngàn bản là đủ vốn. Với tiền vốn thâu lại này, tôi xuất bản thứ nhì. Và nếu trong thời gian đó, bản thứ nhất bản thêm được năm trăm bản, thì bản thứ nhì tôi chỉ cần được tiêu thụ ngàn rưỡi bản là tôi đủ sức để in bản thứ ba. Anh xem, như thế có lợi cho tôi: tác phẩm mình được ra đời nhiều, tiền bản quyền của mình”trả” cho mình lúc nào cũng hơn bản quyền do nhà xuất bản trả; tôi lại được cái vui trình bày bài bát theo ý muốn của mình.
Tôi cầm bản nhạc mới nhất của anh, giở ra, xem :
– Như bản “Cánh buồm chuyển bến” đây, anh xuất bản bao nhiêu, bán được bao nhiêu… Anh có thể tiết lộ bí mật nhà nghề cho độc giả Bách Khoa không?
Mặt anh tươi lên:
Sao lại không, anh! Tôi thấy đó là một bổn phận. Để người ngoài thấu rõ một vài uẩn khúc trong ngành chúng tôi. Để các bạn đồng nghiệp thấy sự thật mà hưởng ứng việc chúng tôi đeo đuổi, là cố dành dụm tiền nong để tự in nhạc phẩm của mình.
Bản “Cánh buồm chuyển bến” này, tôi in mười ngàn bản. Tốn độ mười một ngàn. Tôi bán được sán ngàn bản, thế là tôi thây được mười tám ngàn. Lời bảy ngàn. Một nhà xuất bản vừa đến mua hết bốn ngàn bản còn lại, tôi được mười hai ngàn nữa. Tổng cộng là ba mươi ngàn. Trừ đi mười một ngàn tiền vốn và sở phí linh tinh độ đôi ngàn, tôi còn dư mười bảy ngàn. Mười bảy ngàn đây là tác quyền của tôi vậy.
Nếu bán nó một năm cho nhà xuất bản, lôi chỉ được hai ngàn. Họ mà có thành thật đi nữa, cho tôi biết là họ sẽ ra đến mười ngàn bản, thì tác quyền cùng chỉ được gắp đôi: bốn ngàn.
Nhưng thôi, chúng ta hãy rời cái mảnh đất quyền với lợi mà bàn bạc hẳn về nghệ thuật. Xin anh cứ hỏi tiếp đi.
Tôi hỏi, và anh mau mắn trả lời, một ít say sưa và bùi ngùi trong giọng nói:
Sau Chị Hằng, những nhạc phẩm thành công của tôi lúc bây giờ là các bản: Ra khơi, Nha-Trang, Nhớ Nha-Trang, Tiễn bạn, Dòng thời gian…
Anh đã ghé qua Nha Trang rồi chớ?
“Miền thùy dương cát trắng” này là quê hương thân yêu của tôi, nên các bạn tôi và anh hẳn không lấy làm lạ mà thấy tôi là người viết nhiều nhạc ca tụng thắng cảnh miền Trung này. Đến ngày nay, nhạc phẩm Nha-Trang vẫn là bản tôi yêu thích và vừa lòng hơn cả.
Nhắc đến sáng tác này, tôi nhớ đến một chuyện, xin thuật lại anh nghe chơi. Nhà xuất bản có được một bức thư của một nhạc sĩ Pháp gởi sang, nhờ chuyển lại tôi; trong thư đó, nhạc sĩ tỏ ra thích bản “Nha-Trang” và xin phép tôi được đặt lời ca Pháp và phổ biến ở quê hương ông. Tôi trả lời ưng thuận, với một điều kiện, là: lời ca tiếng Pháp ông đặt, xin gởi cho tôi xem, tôi đồng ý, ông hãy phổ biến…
– Thế rồi?
Thế rồi im lặng. Anh nghĩ xem điều kiện duy nhất tôi đặt ra có gì là quá đáng lắm không?
– Không đâu. Rất chính đáng. Bởi ông Tây ấy có thể dám đặt lời ca ngợi một thị trấn “chơi bời” nào đó ở bờ biển Địa-Trung-Hải chẳng hạn, có những cô nàng làm những việc phạm thuần phong mĩ tục thì khổ cho anh! Thế rồi im lặng, là chắc thư anh lạc hoặc anh ta chết bất ngờ, đã đập đàn mà theo nghiệp khác. Bằng không, thì không thể để anh trông đợi mãi như thế được.
Anh như trút đi một gánh nặng.
Tôi có nhờ Bạch-Yến ở Paris để ý coi có thấy bài “Nha Trang” của tôi xuất hiện với lời Pháp không, nhưng đến nay chưa có tin gì. Nhưng thôi, xin trở về Nha-Trang của chúng ta. Trong thời gian ở tại nơi đây, tuy là một công chức, nhưng tôi đã hăng say hoạt động trong phạm vi văn nghệ. Tôi làm trưởng đoàn ca nhạc “Gió – Mới”, qui tụ một số bạn trẻ yêu ca và nhạc; hoạt động được một thời gian, rồi vì thiếu phương tiện, cũng đành tan rã. Sau đó, tôi lại thành lập ban nhạc “Trùng-Dương”, trình bày ca nhạc tại đài phát thanh Nha-Trang; nhắc đến ban “Trùng-Dương”, tôi không thể nào quên nhạc sĩ Thanh-Châu, người bạn đã hợp tác chân thành với tôi tại tỉnh lị tỉnh Khánh-Hòa này.
Giữa năm 1957, một dịp may khiến tôi được thuyên chuyển về Sài-Gòn. Thú thật với anh, lúc ấy, tôi sung sướng như được lên tiên, vì ở một tỉnh lẻ, thiếu thầy, thiếu bạn, thiếu không khí văn nghệ, tôi cảm thấy mình như héo hắt và hằng mơ ước được sống ở Thủ đô để học hồi và cũng để… vẫy vùng. Anh lạ gì tham vọng của tuổi trẻ. Vào Nam, tôi gia nhập ban “Vì-Dân”, và nhờ có phương tiện hoạt động ca nhạc thường xuyên, như ca ở Đại nhạc hội, ca ở các buổi xổ số Kiển thiết (lúc ấy tôi thường song ca với ca sĩ Ngọc-Quang), mà tôi được các bạn yêu ca nhạc tại Thủ đô biết đến. Tôi vẫn tiếp tục sáng tác và nhạc phẩm đầu tiên của tối khi vào Nam là bản “Thương về xứ Huế”; tôi làm bài này trong lúc nhớ thương cha mẹ già ở tại cố đô.
Đến đầu năm 1959, tôi và nhạc sĩ Lê – Dinh thành lập ban “Sóng-Mới”, trình diễn thường xuyên ở đài phát thanh Sài-Gòn mỗi tuần vào chiều thứ hai. Sau gần hai năm, ban “Sóng-Mới” của chúng tôi sáp nhập với ban “Nguyễn-Hiền”, tôi để nhạc sĩ Lê-Dinh làm trưởng ban với nhạc sĩ Nguyễn-Hiền, còn tôi làm một ca sĩ trong ban với tên: Hà-Mi.
Còn hiện nay, như anh biết, tôi làm trường ban Văn nghệ Cảnh sát quốc gia (tức ban Vì-Dân cũ); tôi rất vui sướng mà được một số các bạn nhạc sĩ sáng tác ở trong ban, như các anh Hoài-Linh, Thu-Hồ, Phạm-Đại, Tấn-An; các bạn này đã cùng tôi hợp soạn nhiều nhạc phẩm hiện nay rất được phổ thông.
Những hoạt động nghệ thuật của tôi có thế, (và với một nụ cười) anh còn có thấy thiểu chi không?
Tôi cũng cười lại:
– Còn. Anh còn quên nói anh còn hợp soạn với các nhạc sĩ khác như Lê-Dinh, Nguyễn-Hiền, Y-Vân, Lan-Đài, Mạnh-Phát, Hồ-Đình-Phương.
Quả có thế!
– Anh cho biết anh hợp soạn với các bạn ấy cách nào? Anh đặt nhạc, rồi một bạn đặt lời ca, hay mỗi người làm một nửa bài?
Anh hít mạnh một hơi thuốc điếu.
Nhiều cách lắm, anh à. Thường thì tôi viết nhạc, nhờ một bạn soạn lời ca.
Hoặc cả hai cùng chung đặt lời. Có khi nhạc nửa chừng tắc tị, tỏ bày với một bạn, bạn này có hưng, bèn làm tiếp.
– Khi nhờ người khác đặt lời, anh có gợi ý không? Hay để người kia muốn đặt sao đặt?
Anh cười :
Phải nói ý mình cho bạn biết chớ, đại khái trong bài này, mình muốn nói cái gì, như nỗi buồn của hai người khi mỗi người đành mỗi ngả, rồi sự mong đợi khoắc khoải của người ở lại, sự chua xót của kẻ ra đi, cái vui trùng phùng ở đoạn cuối…
– A, tôi nhớ mình có lần nói qua về giá trị nghệ thuật của nhạc phẩm. Chẳng hay có nhạc phẩm nào, tự anh, anh cho là có giá trị, mà gặp sự thờ ơ; ngược lại có bài, anh thầy nó chẳng gì đặc sắc, mà lại được hoan nghỉnh.
Anh thở dài:
Có, anh à. Làm tôi đôi lúc tự hỏi: mình tài còn non, hay giới thưởng thức thiếu sáng suốt?
– Nhưng có điều anh biết rõ, là ở các buổi tuyển lựa ca sĩ, thí sinh thường bát bản anh, cũng như trong giới học sinh và quân nhân. Các bạn trẻ, thích nhạc anh, chắc anh cũng biết đôi phần duyên cớ?
Anh gõ gõ đầu thuốc cho tàn rơi, rồi chậm rãi:
Tôi chỉ biết đôi phằn duyên cớ thôi, như anh nói. Vì muốn biết hết, thì phải mở một cuộc điều tra sâu, rộng. Chính anh Thẩm-Oánh, ở trong ban Giám khảo các cuộc tuyển lựa ca sĩ anh vừa nói, có lần bảo tôi, nửa đùa nửa thật: “Anh có mở lớp dạy ca nhạc không, mà thí sinh phần nhiều chọn bài anh để hát vậy!”
Thật ra, thì tôi đôi khi có cái may diễn tả đúng vài tâm trạng của các bạn trẻ, hoặc lúc nhớ người lính chiến, hoặc khi phải để lại kinh kì mẹ yêu bạn mến để lên đường quân dịch; tâm trạng ấy, tối lại có cái may dùng nét nhạc dễ hát, dễ đờn, dễ nhớ để diễn tả. Hai điều ấy khiến những bạn trẻ nào có người thân đã khoác chiến y, hoặc đã hay đang biệt kinh kì, thích thú mà thấy có nói lên giùm mình những nồi niềm riêng, rồi những bạn ấy đờn, hát các bản nhạc kia ở đám đông hay lúc một mình với bóng. Mà hai hạng bạn trẻ này hiện nay khá đông; nhờ thế một phần mà nhạc tôi được giới thanh niên nam, nữ ưa chuộng.
Ngoài ra, khi sáng tác những bản có nói đến thế hệ trẻ trung, tôi cố quên tuổi tác cùng những lo nghĩ riêng tư mà đặt mình vào hoàn cảnh họ để biết những thắc mắc, ước mong của họ. Tôi lại thường có dịp gặp gỡ bạn trẻ, khi thì trao đổi kinh nghiệm về nghệ thuật, khi bàn bạc về cuộc đời, và điều này giúp tôi dễ cảm thông với các bạn trẻ. Tự nhiên là trong sáng tác của tôi, tôi chỉ nói lên được một vài khía cạnh nào đó của tâm tình lứa tuổi hai mươi, nhưng sự chân thành của tôi chắc đã “cảm” được các bạn ấy.
– Hẳn là trong sổ các bạn trẻ gặp tiếp xúc với anh, có những “mắm non Tân nhạc”?
Có, anh à. Vài em có nét nhắc độc đáo, lạ lùng, nét nhạc mà những người ba mươi chúng tôi không tài nào có được. Đối với các em này, tôi hết lòng giúp đỡ theo khả năng của tôi: hoặc chỉ vẽ thêm về phương diện sáng tác, hoặc giới thiệu với các báo văn nghệ quen biết ở đài để trình bày tác phẩm. Tôi tin tưởng rằng các em này nếu đủ phương tiện học hỏi thêm, gặp hoàn cảnh thuận tiện, thì thể nào cũng đem lại cái gì mới mẻ, trẻ trung cho nền Tân nhạc mà nhiều bạn trẻ đã cho rằng hiện nay nó quá khô khan, nội dung bài nào cũng như bài nấy.
– Thể anh có thấy như vậy không?
Tôi cũng thấy nhận xét trên đây là đúng. Bảo rằng hiện Tân nhạc chưa có lối thoát không phải là nói quá đáng. Nhạc sĩ bị gò bó trong vài đề tài cố định thì làm sao mà Tân nhạc tránh được sự khô khan, cằn cỗi. Đành rằng hoàn cảnh đặc biệt nước nhà không cho phép người nghệ sĩ sáng tác một cách tự do như thời bình, nhưng giới hữu trách cũng có thể dễ dãi phần nào với giới Nhạc chớ. Anh nghĩ lại xem, các bộ môa khác, như: Thơ, Văn, Tuồng, Kịch… tuy cũngbị hạn chế vì thời cuộc, nhưng còn có thể vẫy vùng, còn Nhạc chúng tôi thì quả là… bế tắc. Chúng tôi mà nói đến yêu đương một cánh rõ ràng quá, hoặc lời lẽ. có phần ướt át, thì cái kéo của bà Kiểm duyệt không tha!
– Theo anh, thì muốn cho Tân nhạc được phát triển, cần có điều kiện gì nữa.
Cần sự đoàn kết chân thành của tất cả anh em trong giới. Anh thấy đó, các anh chị em cổ nhạc có hội ái hữu này, hội khuyến lệ nọ, còn giới Tân nhạc – khá đông – lại chẳng có một hội gì để giúp đỡ nhau trong khi hoạn nạn hoặc trên đường học hỏi, hay bảo vệ quyền lợi cho nhau. Có lần, một bậc đàn anh, anh Võ-Đức Thu, đứng lên đề xướng việc lập hội, nhưng cũng không thành. Anh em còn chia rẽ quá. Biệt lập từng nhóm, chơi riêng với nhau, và chỉ trình bày bài bản của nhóm mình. Người nhóm khác có thành công, thì lại gièm pha, ganh tị. Nhược điểm lớn của ngành Tân nhạc hiện nay là thiêu tinh thần Đoàn kết.
Anh ngừng một chặp, rồi tiếp.
Tân nhạc đã chịu ảnh hưởng nhạc Tây phương khá nhiều. Nhất là nhịp điệu. Các điệu Slow rock, mambo, twist, bolere rất ăn khách lúc này, nên một số nhạc sĩ sáng tác viết theo các điệu này cho “hợp thời trang”. Ảnh hưởng này không có gì lạ, vì nhạc ngoại quốc đã lan tràn trên thị trường Nhạc, từ phòng trà đến đại nhạc hội. Có thể nói không lầm là lúc này một ca sĩ Việt hát nhạc nước người được ưu đãi hơn là một ca sĩ Việt chuyên bát nhạc Việt. Sự kiện này kể cũng hơi buồn, nhưng biết làm sao trước phong trào ưa thích nhạc ngoại quốc đang cuồn cuộn. Anh để ý thì thấy phần đông bạn trẻ bây giờ thích vặn đài Rex, đài Quân đội hoặc đài Sàigòn để nghe chương trình nhạc ngoại quốc yêu cầu hơn là nghe Tân nhạc, Cổ nhạc hay Cải lương. Một nhận xét cần nêu lên nữa là hầu hết các tủ dĩa nhạc của các bạn trẻ, thử hỏi được mấy dĩa nhạc Việt? hay là toàn các dĩa của Cliff Richard, Chubby Checker, Connic Francis v.v? Vì nghệ thuật diễn tấu và ca hát và kĩ thuật thâu thanh của ngoại quốc hơn của ta nhiều quá.
– Vậy chắc nhạc Tây phương có nên phổ biến rộng rãi hay không, đổi với anh, không thành vấn đề?
Đúng vậy. Vì từ trước đến nay, không ai chủ xướng đề cao hoặc cổ xúy mà nhạc Tây Phương vẫn ngập tràn thị trường nhạc nước nhà. Phim ảnh ca nhạc trình chiếu, dĩa hát các ca sĩ trứ danh ngoại quốc nhập cảng tới tấp đã là những phương tiện phổ biển rộng rãi cho nhạc Tây phương rồi.
– Còn đổi với nhạc cổ truyền của ta?
Đó là cái gốc, ta có bồn phận giữ gìn và bồi bổ.
– Anh thấy các bản nhạc của ta lúc ban đầu với bây giờ, có gì hơn kém?
Anh nghĩ ngợi giây lâu.
Về cách bố cục, về kĩ thuật, thì tôi thấy các bản nhạc gần nay có phần hơn các bản nhạc tiền chiến. Cái hơn của những kẻ đi sau! Nhưng về giá trị nghệ thuật thì các bản trước kia vẫn hơn những bản bây giờ. Tôi thường đàn hát lại những bản Thiên thai, Buồn tàn thu, Con thuyền Không bến, Người xưa đâu tá… và thấy chúng rung động tôi như thuở nào. Chính những bản nhạc của tôi, tôi vẫn thích những bản tôi làm lúc đầu hơn những bản mới làm, dù lắm bản sau này bán rất chạy. Phải chăng vì trong những bản cũ, tôi là tôi trọn vẹn, còn trong những bản nay, tôi chỉ là một phần tôi?
Tôi bỗng nhớ một điều:
– À, các nhà xuất bản in bìa offset, các anh tự in nhạc mình đổi phó ra sao?
Bìa họ in đẹp, đủ màu, tốn kém hơn mà không lên giá, đó là một cách để tấn công bọn chúng tôi. Đã có ảnh hưởng không hay cho chúng tôi, nhưng chúng tôi không làm theo họ. Chẳng phải vì không đủ phương tiện, mà vì nghĩ rằng mình bán Nhạc chớ không phải bán bìa gái đẹp téc-ni-cô-lo. Người nghệ sĩ không thể hành động như người thương mãi.
Anh bỗng chợt nhớ điều gì, nhìn đồng hồ.
– Mời anh nghe sáng tác mới nhắt của tôi, do anh Quách-Đàm trình bày ở đài. Đọc tác phẩm mới xuất bản của anh Văn Quang, tôi xúc động, sáng tác bản nhạc này.
Và trong mấy phút đồng hồ, chúng tôi quên mình là người đi phỏng vấn, là người bị phỏng vấn, quên cơn mưa khó chịu dai dẳng bên ngoài để lắng nghe “Tiếng hát học trò”.
Nguiễn Ngu Í thực hiện – Bán nguyệt san Bách Khoa 1963