Câu chuyện xung quanh một bài hát trước 75: “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” (Trần Quang Lộc & Tô Như Châu)

19/01/2025.


“Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” là một bài hát rất nổi tiếng của Trần Quang Lộc, phổ từ bài thơ của Tô Như Châu. Ca khúc này đã được sáng tác từ trước năm 1975 và được danh ca Thái Thanh hát đầu tiên, nhưng có lẽ có đến 100% khán giả nhầm đây là một sáng tác của thập niên 1990.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc cho biết:

“Bài hát này tôi sáng tác năm 1972, tôi về Sài Gòn nghỉ hè thì gặp anh Tô Như Châu. Anh ấy cho xem bài thơ “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội”, bài thơ viết dài lắm năm sáu trang gì đấy tôi lấy ý bài thơ viết lại thành ca khúc. Bài này viết trước năm 1975, hồi đó được Thái Thanh hát nhưng sau đó ngưng không được phổ biến.

Mãi đến năm 1993 thì ca khúc này được nhiều ca sĩ hát, trong đó ca sĩ Thu Phương được giải thưởng bài hát này đứng đầu Top Ten trong chương trình nhạc Top Ten ở Sài Gòn được giải nhất mà kéo dài trong một năm. Bài này cũng được giải thưởng ca khúc viết hay nhất trong năm của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam trao giải cho tôi”.


Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội qua tiếng hát Thu Phương

Tháng Tám mùa thu lá khởi vàng chưa nhỉ
Từ độ nguời đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm
Có phải em mùa thu xưa.

Có bóng mùa thu thức ta lòng sang mùa
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương gió bay.

Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát.

Có chắc mùa thu lá rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về
Ôi mùa thu của ước mơ.

Khi sáng tác ra bài thơ và ca khúc bất hủ này, cả nhà thơ và nhạc sỹ đều chưa từng có dịp đặt chân tới Hà Nội. Nhà thơ Tô Như Châu (tên thật là Đặng Hữu Có, sinh năm 1934, mất năm 2002), sinh sống và làm thơ ở một xóm nhỏ cạnh bến đò An Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng. Còn nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945 tại Quảng Trị, có thời gian học tại Đà Nẵng.

Trần Quang Lộc có đôi mắt xanh nên sớm nhìn ra tài năng của nhà thơ Tô Như Châu cùng những lấp lánh châu báu nằm bên dưới ngôn ngữ của bài thơ:

Tháng tám mùa thu lá rơi vàng chưa nhỉ?
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm
Có phải em mùa thu xưa?

Khi lời thơ được những nốt nhạc tương cảm nâng lên thì bài thơ như chắp cánh. Đôi cánh âm thanh mang lời thơ lượn lờ trong không gian Hà Nội xưa gây cho người nghe bao nhiêu là cảm hoài, và nếu được sinh ra từ Hà Nội không chắc người nghe có cầm được nôn nao khi lá vàng từng chiếc rơi trong nỗi nhớ hay không!

Có bóng mùa thu thức ta lòng son muộn
Một ngày về xuôi chợt ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay.

“Bên trời xa sương tóc bay” câu thơ vang lên như tiếng chuông chiều làm bâng khuâng hoàng hôn. Trời xa làm cho hơi sương mù mịt hay thời gian mịt mù làm cho tóc bay trong sương chiều lan tỏa. Câu thơ mở ra thật rộng cho người đọc cảm thụ cái vi tế của nó và tiếng hát của người ca sĩ não nuột hơn mang Hà Nội lúc xa lúc gần.

Cuối cùng nhà thơ an ủi lấy mình như người thợ săn hụt hơi đuổi theo con mồi trong không gian lả tả lá vàng…

Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá úa và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát

“Hồn Trưng Vương sông Hát” ở đây không phải là “dòng sông biết ca hát”, mà chính là nhắc lại tích xưa, khi Hai Bà Trưng thất trận, thua Mã Viện, không cam tâm đầu hàng, hai bà đã nhảy xuống dòng Hát giang năm 43 CN (sông Hát nằm ở đoạn Sông Đáy tiếp giáp với Sông Hồng).

Tuy nhiên sẽ có người không hiểu rằng sông Hát ở tận Sơn Tây thì có liên hệ gì tới mùa thu ở Hà Nội.

Có ý kiến giải thích: Hai Bà Trưng nhảy xuống dòng sông Hát tự vận tại tỉnh Sơn Tây, mà sông Hát là dòng nước thượng lưu của sông Hồng. Hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây Hà Nội lại bắt nguồn từ sông Hồng. Như vậy Hai Bà Trưng nằm lại ở sông Hát thuộc tỉnh Sơn Tây nhưng hồn thiêng thì vẫn xuôi giòng về Hà Nội.

Ở cuối bài hát là:

Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về…

Còn trong nguyên tác bài thơ của Tô Như Châu, là đoạn:

Có phải em mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát
Lững thững Hồ Tây một dáng Kiều

Có phải em mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau níu bóng quay về

Như vậy phải chăng “em” chính là một sự hiển linh của hồn Trưng Vương nhìn năm trước?

Nếu đọc thêm phần nguyên tác bài thơ (ở dưới đây) thì sẽ hiểu hơn tại sao nhà thơ lại nhắc đến hồn Trương Vương.

Bài thơ của Tô Như Châu mang âm hưởng hùng ca, được viết vào tháng 8-1970, lúc Đà Nẵng còn tơi bời trong khói lửa chiến chinh. Có lẽ lúc đó nhà thơ đã gặp một người con gái Hà Nội, và người con gái Hà Nội này có điều gì đó khiến nhà thơ cảm được một hào khí cha ông, một tinh thần anh dũng, hào kiệt từ ngàn xưa đã quay trở về (trong đó có tinh thần Hai Bà Trưng – “Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát”).

Nguyên tác bài thơ:

Có phải em
mùa thu Hà Nội

Tháng tám mùa thu
Lá khởi vàng em nhỉ
Từ độ người đi
thương nhớ âm thầm

Chiều vào thu nghe lời ru gió
Nắng vàng lơ lửng ngoài hiên
Mắt nai đen mùa thu Hà Nội
Nghe lòng ấm lại tuổi phong sương

May mà có em cho đường phố vui
May còn chút em trang sức sông Hồng
Một sáng vào thu bềnh bồng hương cốm
Đường Cổ Ngư xưa bắt bước phiêu bồng

Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh

Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát
Lững thững Hồ Tây một dáng Kiều
Có phải em mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau níu bóng quay về

Phải nơi đây miền Thanh Nghệ Tĩnh
Phải nơi đây Hồng Lĩnh-Ba Vì
Phải nơi đây núi Nùng sông Nhị
Lớn dậy con người đất Tổ Hùng Vương

Anh sẽ đi
Cả nước Việt Nam yêu dấu
Đẹp quê hương gặp lại tình người
Bước nhỏ long lanh hồn nghệ sĩ
Mơ Quang Trung vó ngựa biên thuỳ

Ngày anh đi. Nhất định phải có em
đường cỏ thơm rong ruổi
Sẽ ghé lại Thăng Long
thăm Hoàng Thành – Văn Miếu
chắc rêu phong đã in dấu bao ngày

Đã nghe
bập bùng trống trận
Ngày chiến thắng Điện Biên
Sáng hồn lửa thiêng
Xuôi quân về giữ quê hương

Hôm nay mùa thu
Gió về là lạ
Bỗng xôn xao con tim lời lá
Bỗng xôn xao rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau ngàn phím dương cầm

Có phải em mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay

Hà Nội ơi em có hay
Quê hương thần thoại hiển linh hồn sông núi
Nắng thu muôn màu rực rỡ trong hồn anh.

Đà Nẵng, tháng 8-1970. Tô Như Châu

nhacxua.vn biên soạn dựa theo tư liệu của Mặc Lâm (RFA)





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu
[ad_1] Trong nền tân nhạc Việt Nam, đặc biệt là tình ca, dòng nhạc Ngô Thụy Miên là một nét đẹp đài các, mang một phong cách rất riêng. Người...

Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
Câu chúc Tết đỉnh hơn chữ đỉnh trong Táo Quân 2025
[ad_1] Mỗi dịp Tết đến xuân về, Táo Quân luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu với hàng triệu khán giả Việt. Năm nay, chương trình Táo...

Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
Con trai ca sĩ Giang Tử hát Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) để tưởng niệm cha
[ad_1] Anh Nguyễn Lê Trương Đông là con trai đầu, cũng là người con trai duy nhất của cố ca sĩ Giang Tử. Trước đây anh đi hát với tên...

Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
Trường Giang: HIEUTHUHAI là ca sĩ – rapper đẹp trai ngoan hiền nhất Việt Nam
[ad_1] Mới đây, Trường Giang đã chia sẻ 2 bức hình với ngoại hình mới lạ và nhanh chóng nhận về lượng tương tác khủng. Khác với hình ảnh giản...

Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
Người từ trăm năm về ngang trường Luật, nhớ về một thuở “tình ca sinh viên”
[ad_1] “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
Nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca sĩ Bảo Yến và dòng nhạc Gò Công của một thời
[ad_1] Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, người ta thường nhớ đến ca khúc quen thuộc Hoa Sứ Nhà Nàng trước 1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc – Một “tượng đài” của dòng nhạc tình ca
[ad_1] Tuấn Ngọc được xem là một trong những nam ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình hải ngoại sau năm 1975 cho đến nay. Ông sở...

Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
Nghệ thuật viết lời Việt cho nhạc ngoại của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc Chuyện Tình (Love Story)
[ad_1] Với những người không biết tiếng Anh – như tôi hồi xưa khi học cấp 2 và 3 ban Pháp văn – thì những bài hát nhạc ngoại dịch...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
[ad_1] Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc  nhạc vàng như Đổi Thay, Thương Về Quán Trọ, Mùa Ve...

Selena Gomez bị dọa trục xuất khỏi Mỹ, Justin Bieber liền có động thái cực đáng ngờ
Selena Gomez bị dọa trục xuất khỏi Mỹ, Justin Bieber liền có động thái cực đáng ngờ
[ad_1] Selena Gomez đang là tâm điểm mạng xã hội vì đăng clip khóc thương cho hàng loạt người nhập cư Mexico bị trục xuất khỏi Mỹ theo chính sách...