Câu chuyện về 4 ca khúc nhạc ngoại lời Việt nổi tiếng về mùa xuân: Xuân Yêu Thương, Cánh Bướm Vườn Xuân, Lạc Mất Mùa Xuân, Bức Tranh Xuân

27/01/2025.


Mùa xuân đang đến và trên khắp nẻo đường đang vang lên những khúc ca mừng xuân rộn ràng náo nức lòng người. Nhiều ca khúc mừng xuân đã trở thành những bản “xuân ca” không thể thiếu mỗi khi năm mới đang dần tới. Ba câu chuyện về 3 khúc ca xuân nhạc ngoại lời Việt sau đây, chắc hẳn là không phải ai cũng đã từng được biết.

Cánh Bướm Vườn Xuân

“Cánh Bướm Vườn Xuân” một nhạc phẩm quen thuộc của Pháp, được Huyền Vân đặt lời Việt từ giai điệu của bản “Cerisier rose et Pommier blanc” (tạm dịch: Đào Hồng Táo Trắng). Bản lời Việt được dịch từ trước năm 1975.

Nhạc phẩm này được tác giả Louiguy viết nhạc và Jacques Larue đặt lời. Nội dung của bài hát xoay quanh những kỷ niệm ngập tràn hồn nhiên cháy bỏng của một tình yêu đôi lứa, từ thuở niên thiếu chơi trò nhảy cò cò quanh gốc cây Đào hồng Táo trắng, khi cậu con trai vừa mới biết tiếng yêu đầu đời, và cô gái thì vô tư bẽn lẽn một mối tình trong sáng, cho đến khi họ thành đôi thành lứa sống hạnh phúc bên nhau mỗi độ Xuân về. Một câu chuyện có bắt đầu nhưng không có hồi kết, bởi đối với họ hạnh phúc là vô tận.

Cerisier rose et Pommier blanc” được Louiguy viết vào khoảng những năm 1950 của thế kỷ trước, theo điệu nhạc “bal-musette” uyển chuyển dập dìu. Người yêu “nhạc Việt Nam hẳn không thể nào quên nhạc phẩm bất hủ “La vie en rose” (tạm dịch: Cuộc sống là màu hồng), luôn gắn liền với tên tuổi của nữ danh ca huyền thoại Pháp Édith Piaf, và không ai khác Louiguy cũng chính là tác giả của “La vie en rose”. Riêng đối với “Cerisier rose et Pommier blanc” thì nó đã được nam ca sĩ André Claveau chọn hát và thể hiện rất thành công, với chất giọng khoan thai, trầm ấm biểu cảm, in đậm trong tâm trí của người yêu nhạc Pháp cho đến tận ngày nay.

Nghe bài hát:


Kiều Nga hát Cánh Bướm Vườn Xuân

Vườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếu
Hoà đưa khát khao duyên nồng tình yêu
Vườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếu
cánh hoa mỹ miều

Một hôm cánh bướm tung tăng đến dâng tình yêu
chợt đưa kiếp hoa u sầu quạnh hiu
Một hôm cánh bướm tung tăng đến dâng tình yêu
dáng hoa yêu kiều

Cánh bướm ríu rít vui bên hoa
Hương hoa bay nhanh đưa xa xa
Sắc thắm cánh bướm không phôi pha
Hoa thêm xinh tươi vương câu ca
Không gian như lắng trong bao la

Lúc cánh bướm nắng trong hương hoa
Tiếng hát thánh thót như ngân nga
gió xuân la đà

Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa
Như đang đắm say ru hồn lòng ta
Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa
Tiết xuân chan hòa
Tình xuân dâng ngát hoa

Xuân Yêu Thương

“Xuân đã đến bên em
Dáng xuân tuyệt vời
Xuân đã đến bên người
Xin người hãy cùng em vui xuân…”.

Đó là những câu đầu tiên trong ca khúc nhạc xuân sôi động mang tên Xuân Yêu Thương, được đông đảo người yêu nhạc Việt biết đến qua giọng hát Kiều Nga, là ca khúc mà thoạt nghe cứ tưởng 100% là nhạc Việt Nam. Thật bài hát này có xuất xứ từ một bản nhạc Pháp và được Lê Đức Cường viết lời Việt.

Ca khúc gốc của “Xuân Yêu Thương” chính là nhạc phẩm “T’as le look coco”, do ca sĩ kiêm nhạc sĩ Laroche Valmont sáng tác và trình bày vào khoảng năm 1984. Phần lời của bài hát được tác giả xen kẽ rất nhiều tiếng “lóng” mà dân chơi Paris rất ưa dùng vào thời điểm ấy. Nội dung có phần hơi châm biếm đả kích thành phần dân thị thành đua đòi ăn chơi, hình thức hào nhoáng bóng bẩy nhưng chẳng có một xu dính túi. Ca khúc “T’as le look coco” đã mang lại cho Laroche Valmont giải Đĩa Vàng của năm (1984), mặc dù nó đã bị không ít các nhà sản xuất băng đĩa thời điểm đó từ chối phát hành.

Một điều đáng nghi nhận trong clip video của “T’as le look coco” khi được quảng bá rộng rãi trên các đài truyền hình của Pháp thời điểm giữa những năm 80, là lần đầu tiên người ta thấy Laroche Valmont đưa các nhóm nhảy Break Dance vào biểu diễn chung với mình, và có thể xem như đó là một trong số những yếu tố tiền thân cho phong trào nhảy Hip Hop tại Pháp sau này.

Có thể thấy tác phẩm gốc không liên quan gì đến mùa xuân, nhưng khi chuyển sang lời Việt thì trở thành một ca khúc nhạc xuân sôi động nổi tiếng và được yêu thích suốt hơn 30 năm qua cả ở hải ngoại lẫn trong nước.

Nghe bài hát:


Kiều Nga hát Xuân Yêu Thương

Xuân đã đến bên em
Dáng xuân tuyệt vời
Xuân đã đến bên người,
Xin người hãy cùng em vui xuân.

Mang hạnh phúc cho đời
Gió xuân tuyệt vời
Mang say đắm cho người
Xin người hãy cùng em vui xuân.

Còn nhớ phút giây gặp gỡ
Mùa xuân muôn hoa sắc hồng
Chiều xuống gió xuân nồng cháy
Người cho môi em ngỡ ngàng

Người đến cho tình em chợt mở
Muôn hoa thổn thức.

Mang hạnh phúc tuyệt vời
Nhớ nghe anh yêu
Mang say đắm cho đời
Ôi từng nụ hôn yêu thương….

Lạc Mất Mùa Xuân

Vào những năm 90 thế kỷ trước, những con tim yêu nhạc Việt Nam lại một lần nữa thổn thức qua một ca khúc đằm thắm mang tựa đề “Lạc Mất Mùa Xuân”, một bản nhạc Pháp trữ tình do nhạc sĩ Lữ Liên đặt lời Việt, qua sự thể hiện của Tuấn Ngọc, Anh Tú. Ca khúc gốc có tên “Le géant de papier” (tạm dịch: Chàng khổng lồ bằng giấy), một sáng tác của nam ca sĩ xứ Toulouse là Jean-Jacques Lafon.

“Le géant de papier” cũng là một trong những ca khúc kinh điển của nền âm nhạc lãng mạn Pháp và luôn được xếp trong album những bài nhạc Pháp hay nhất mọi thời đại.

Được phát hành vào năm 1985, bản nhạc Le Géant de Papier đã phá kỷ lục số bán ra thời bấy giờ với gần bốn triệu bản chỉ trong vòng chưa đầy sáu tháng.

Nhạc sĩ Lữ Liên đã hoàn toàn chinh phục được người yêu nhạc khi ông khoác cho ca khúc gốc của Pháp một bộ trang phục mới, vốn dĩ có nội dung miêu tả về một chàng trai hào hiệp, luôn sẵn lòng hy sinh cho tình yêu cao cả, đặc biệt cho người mình yêu. Bằng một mối tình mãnh liệt, mà vì nàng, anh có thể ra tay diệt trừ quỷ dữ, dời non lấp biển, thế nhưng đứng trước nàng, anh chỉ là một người hiền lành dễ mến, cũng là một anh chàng khổng lồ, nhưng chỉ là bằng giấy hiền lành (Le géant de papier).

Nghe bài hát:


Anh Tú hát Lạc Mất Mùa Xuân

Dìu em đến đem cho đời anh thôi hoang vắng
Tim ta say đắm đã yêu em trong cuộc tình
Giòng tháng năm đó đã cho tình yêu em tha thiết
Những ái ân để phôi pha

Đành hỡi đuyên kiếp em bước đi trong chiều mưa rơi
Lặng đứng trên bến anh với trông thuyền ra khơi
Những tháng năm đếm lá theo mùa thu chết
Những thu chết

Xuân về cho cây xanh lá,
có riêng mình anh, lạc mất mùa xuân
(Cớ sao tình ta chỉ có mùa thu)
Đêm đêm nằm nghe hồn bâng khuâng,
Bên song anh trông đầu non trăng xế

Thương bèo trôi theo sông nước
biết bây giờ em lạc bước về đâu
Tương tư về thương đôi mắt nâu
Đêm đêm tìm trong màn tối muôn sao

Ngồi suốt canh vắng lãng quên sầu thương trong men đắng
Cơn say mê đắm sóng dâng cao ngọn thủy triều
Rồi thấy thấp thoáng bóng em về chìm trong đáy cốc
Đôi mắt ưu buồn thiên thu

Rồi nắng mai đến mây trắng bay khi tàn cơn say
Tình đã xa vắng nỗi nhớ vẫn còn đâu đây
Những tháng năm đến lá theo mùa thu chết
Những thu chết

Xuân về cho cây xanh lá,
cớ sao tình ta chỉ có mùa thu
Đêm đêm nằm nghe hồn tương tư
Bên song đầu non tàn canh bóng xế

Thương bèo trôi theo muôn hướng
biết bây giờ em lạc bước về đâu
Em ơi, chờ em đến kiếp nao?
Xin cho ngày sau, mình mãi bên nhau.

Bức Tranh Xuân (Con Bướm Xuân)

Cách đây vài năm, ca khúc Con Bướm Xuân của ca sĩ Hồ Quang Hiếu hát theo phong cách nhạc dance đã làm mưa làm gió trong thị trường âm nhạc. Tuy nhiên ít người biết rằng ca khúc này đã được ca sĩ Như Mai hát ở hải ngoại khoảng 25 năm trước đó với tên gọi là Bức Tranh Xuân, lời Việt của nhạc sĩ Anh Bằng.


Như Mai hát Bức Tranh Xuân

Bức Tranh Xuân được Như Mai hát với điệu Cha Cha Cha, đúng với nguyên gốc nhạc Hoa được sáng tác từ thập niên 1960. Nguyên bản là một ca khúc mang tên China cha cha cha (Cha cha cha Trung Hoa) của nhạc sĩ Dật Danh ở Đài Loan sáng tác.

Tổng hợp





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
[ad_1] Một đoạn hồi ký về cuộc đời được ca sĩ Lệ Thu kể lại sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
[ad_1] Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình ở hải ngoại từ sau năm 1975 cho đến nay. Cô tên...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
[ad_1] Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn định cư. Sau khi học xong bậc trung học, ông...

Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
[ad_1] Đã gần 2 năm kể từ thời điểm chương trình đại nhạc hội cuối cùng của trung tâm Asia được tổ chức, đó là Asia 82: Tình khúc Phạm...

Phốt căng: Nam MC 9X quyền lực bị tố nhốt 1 diễn viên vào phòng tối, bắt xin lỗi chỉ vì… không được chào?
Phốt căng: Nam MC 9X quyền lực bị tố nhốt 1 diễn viên vào phòng tối, bắt xin lỗi chỉ vì… không được chào?
[ad_1] Vào ngày 26/1, 1 cô gái tên Hoàng Mao Mao livestream tố cáo MC Trương Đại Đại đánh đập, lăng mạ và khủng bố cuộc sống của cô. Cư...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng
[ad_1] Nhạc sĩ Châu Kỳ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng miền Nam với rất nhiều ca khúc nhạc vàng nổi tiếng khó có...

Chân dung những tiếng hát – Phương Dung, tiếng hát gọi nhạn trong sương
Chân dung những tiếng hát – Phương Dung, tiếng hát gọi nhạn trong sương
[ad_1] Vào những năm 1963, 1964, ca khúc “Những Đồi Hoa Sim” của nhạc sĩ Dzũng Chinh được nổi như cồn là nhờ giọng hát của Phương Dung, cô ca...

Bàn về vẻ đẹp lãng mạn trong nhạc Xuân Trần Thiện Thanh: “Yêu lúc băng rừng như Mộng Tình Nhân”
Bàn về vẻ đẹp lãng mạn trong nhạc Xuân Trần Thiện Thanh: “Yêu lúc băng rừng như Mộng Tình Nhân”
[ad_1] Ngay từ những ngày đầu nghe nhạc, tôi đã thích nhạc của Nhật Trường – Trần Thiện Thanh, có thể đến từ những mối giao cảm từ những hình...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Ông có rất nhiều sáng tác bất hủ thuộc nhiều thể loại,...

Mê mẩn ngắm biệt thự của NSND Trịnh Kim Chi, hoa hậu Đỗ Thị Hà ngày 28 Tết
Mê mẩn ngắm biệt thự của NSND Trịnh Kim Chi, hoa hậu Đỗ Thị Hà ngày 28 Tết
[ad_1] Ngày 28 Âm lịch, tổ ấm của vợ chồng cựu mẫu Thúy Hạnh ở Quận 9, TPHCM ngập tràn không khí Tết. Với tông màu trắng chủ đạo, căn...