Cảm nhận về ca khúc “Tiếng Còi Trong Sương Đêm” của nhạc sĩ Lê Trực – “Bến nước gió rét đò thưa khách sang…”

16/01/2025.


Hoàng Việt là một nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc đỏ, và những ai nghe nhạc Việt thì dù có yêu thích dòng nhạc này hay không cũng đều biết đến ca khúc Tình Ca rất nổi tiếng của ông sáng tác năm 1957:

Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu phương xa
Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba

“Người yêu phương xa” trong câu hát này chính là vợ của nhạc sĩ, người mà ông phải để lại ở Sài Gòn để tập kết ra Bắc năm 1954. Có lẽ sẽ có người chưa biết rằng nhạc sĩ Hoàng Việt – tác giả của bài Tình Ca, Nhạc Rừng cũng chính là nhạc sĩ Lê Trực – tác giả ca khúc được xem là nhạc vàng là Tiếng Còi Trong Sương Đêm, được nhiều ca sĩ nổi tiếng của miền Nam hát.

Ca khúc này được nhạc sĩ Lê Trực (tên thật là Lê Chí Trực) sáng tác khoảng năm 1945 trong thời Nam Bộ Kháng Chιến, viết về tâm trạng của những người mẹ đêm đêm ôm con trông chồng đã gia nhập đoàn hùng binh lên đường chinh chιến mấy dặm sơn khê.

Đây là bài hát thật buồn, ca từ đậm chất bi tráng và lời ca trác tuyệt. Hãy nghe lại tiếng hát Thanh Thúy trước 1975 sau đây:


Thanh Thúy hát trước 1975

Bến nước gió rét đò thưa khách sang
Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng
Đêm nay không gian chìm trong giá băng
Con đò sang ngang…

Đêm về trên bến sông buồn, một vùng lau lách lung lay mờ ảo như trong sương khói, run rẩy dưới ánh trăng vàng vọt, không gian như là rơi vào một cõi u mê, buồn sầu và băng giá. Bởi vì không gian đó hoàn toàn vắng lặng, không bóng người, con đò sang ngang năm xưa vẫn chưa lần nào quay lại.

Đó là chuyến đò đã đưa người sang bến để ra vùng trận địa, xông lướt trong sương mờ, để lại sau lưng một âm vọng buồn, âm thanh của hồi còi ra trận:

Kể lúc vắng bóng người chinh chιến xưa
Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa
Đêm nay đông sang mà tin vẫn chưa đưa đò về xưa
Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương
Hồi còi còn vang như hòa lẫn theo người lái đò ru:

Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm
theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than
Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi…

Tiếng còi còn vang vọng, hòa lẫn với tiếng ru người lái đò để thành một âm thanh vi vu ai oán, buồn thấu tâm can của người cô phụ ở lại bên kia dòng nước, hàng đêm ôm con ủ ê nỗi lòng, hết thu sang đông vẫn hoài một nỗi đợi chờ, vàng võ và u sầu:

Con ơi lòng mẹ ủ ê thương cho chồng mấy dặm sơn khê
Khi ra đi có hứa thu nay về
Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn,
Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn

Chàng đã hứa mùa Thu nay về, và khi Thu đã đến, đếm từng chiếc là vàng rơi rụng là từng nỗi nhớ thương đau buồn, đếm cả những lạnh lùng Đông sang mà người vẫn xa biền biệt.

Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn
Nghe vi vu oán than
Thôi khóc chi đau lòng, con cứ an giấc nồng…

“Thôi khóc chi đau lòng” là lời người chinh phụ hát dỗ dành con, nhưng sao nghe bi thương như là tiếng lòng tự vỗ về mình trong một nỗi chờ mong tuyệt vọng.


Hoàng Oanh hát trước 1975

Bài hát có quá nhiều nỗi sầu thương, đau đớn, nên dễ hiểu vì sao vì bài hát này mà nhạc sĩ Lê Trực bị kỷ luật trong chιến khu, thậm chí bị đưa đi lao động cải tạo trong 3 tháng. Sau đó ông được tha và được trọng dụng, rồi tập kết ra Bắc, nhưng ông đã không bao giờ sử dụng bút danh Lê Trực một lần nào nữa, mà dùng cái tên mới đầy oán thương là “Hoàng Việt Hận”. Sau đó có người khuyên ông bỏ chữ Hận đi, nên chỉ còn lại là Hoàng Việt.

Ca khúc nổi tiếng nhất trong cuộc đời ông là Tình Ca sáng tác năm 1957 cũng bị nhận xét là ủy mị, đau thương, nên bị cấm hát ngay khi vừa được viết ra trên xứ Bắc. Chỉ đến khi ông qua đời năm 1967, nghệ sĩ Quốc Hương hát lại bài hát và phát trên đài phát thanh, thì Tình Ca mới được nhìn nhận trở lại, tiếc thay rằng nhạc sĩ Hoàng Việt đã không được tận mắt nhìn thấy đứa con tinh thần của mình được công chúng yêu thích. Bài hát đó là tình cảm nồng nàn của ông dành cho người vợ miền Nam xa xôi cách trở.

Tương tự là Tiếng Còi Trong Sương Đêm cũng vậy. Nhạc sĩ Lê Trực – Hoàng Việt đã ngã xuống năm 1967 trên đất miền Nam sau khi quay lại đây năm 1966, cũng là nơi mà lần lượt Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Khánh Ly vẫn cất cao lời hát Tiếng Còi Trong Sương Đêm của một nhạc sĩ hoạt động ở bên kia miền chιến tuyến.


Khánh Ly hát trước 1975

Giáng Thu hát trước 1975

Thời gian trôi qua, những lằn ranh về chính kiến, lý tưởng sẽ bị xóa nhòa trong nghệ thuật, những giá trị đích thực sẽ được nhìn nhận, những bài hát bất hủ sẽ còn mãi với thời gian.

Bên dưới đây là tờ nhạc của bài hát Tiếng Còi Trong Sương Đêm được An Phú xuất bản năm 1954, với hình bìa là ca sĩ Ngọc Hà, là người thường xuyên hát ca khúc này trên đài phát thanh Pháp Á. Theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Ngọc Hà cũng là người tình của nhạc sĩ Lê Trực vào thập niên 1940, trước khi ông gặp và cưới người vợ Ngọc Hạnh năm 1950.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
[ad_1] Tôi viết ca khúc Cô Bé Bán Diêm này có lẽ để trả nợ những ám ảnh thời thơ ấu của mình. Tôi còn nhớ mùa Giáng Sinh hồi...

Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
[ad_1] Tối 25/1, Chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 đã lên sóng với kết quả là 10 chị đẹp được vào nhóm thành đoàn. Trong đó, Tóc Tiên trở...

Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
[ad_1] Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả của ca khúc tiền chiến nổi tiếng Dư Âm, vừa qua đời ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Sài Gòn vào...

Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
[ad_1] Hội thi Vui gói bánh chưng, tưng bừng đón Tết nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 nhằm giáo dục chính trị, truyền thống, nâng cao nhận thức cho cán...

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
[ad_1] Nón lá là hình ảnh thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Tuy nó mộc mạc, mong manh, có khi gợi nét lam...

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn...

Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
[ad_1] Một đoạn hồi ký về cuộc đời được ca sĩ Lệ Thu kể lại sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
[ad_1] Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình ở hải ngoại từ sau năm 1975 cho đến nay. Cô tên...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
[ad_1] Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn định cư. Sau khi học xong bậc trung học, ông...

Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
[ad_1] Đã gần 2 năm kể từ thời điểm chương trình đại nhạc hội cuối cùng của trung tâm Asia được tổ chức, đó là Asia 82: Tình khúc Phạm...