Ca sĩ Trường Vũ và “Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ” (nhạc sĩ Hà Phương) – Bài hát thành công nhất trong sự nghiệp ca hát

20/01/2025.


Khi người viết đến thăm nhà nhạc sĩ Hà Phương trong một hẻm nhỏ tại Mỹ Tho hồi năm ngoái, được ông kể lại rằng vào thời gian khoảng năm 2009, vì tình cảnh gia đình sa sút, khó khăn nên ông đã đưa gia đình rời Mỹ Tho để về quê vợ ở một nơi xa xôi hẻo lánh vùng Bến Tre, vậy mà ca sĩ Trường Vũ trong một lần về Việt Nam đã lặn lội tìm đến tận nhà để thăm và trả tác quyền, cũng như cảm ơn vì ca khúc Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ đã góp phần làm cho giọng hát Trường Vũ vụt sáng thành ngôi sao ở hải ngoại.

Thập niên 1990, khi Trường Vũ gia nhập trung tâm Asia, Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ là một trong những bài hát góp phần đưa tên tuổi anh chói sáng tại thị trường nhạc hải ngoại:


Nghe Trường Vũ hát Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ

Trời đổ mưa
Cho phố vắng mênh mông
Khơi lòng bao nỗi nhớ.
Trời làm mưa, cho ướt áo em thơ
Mưa rơi tự bao giờ.

Đó là lời bài hát phổ biến và được nhiều người thuộc của Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ. Tuy nhiên đó không phải là lời nguyên thủy của bài hát này. Trước năm 1975, đây là 1 ca khúc viết về người chinh nhân và được ca sĩ Giang Tử hát lần đầu tiên, với lời hát như sau:

Trời đổ mưa cho ướt áo chinh nhân, mưa về trên đồn vắng.
Trời làm mưa cho ướt áo em thơ mưa rơi từ bao giờ?
Mùa mưa đó anh đi vào sương gió
những đêm mưa tỉnh nhỏ gợi nhớ thuở học trò, tâm tình thường hay ngỏ
trường tan về chung phố những lúc trời chiều đổ mưa.

Hình ảnh “mưa về trên đồn vắng” gợi nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh nhân ở nơi biên thùy trong một buổi chiều mưa rả rích. Trong niềm tâm tư đó, anh lính chạnh lòng nhớ về nhiều kỷ niệm đã qua, nhớ về thuở còn là cậu học trò tỉnh lẻ đã nhiều lần được chung lối với cô bạn học trong những lúc tan trường về.


Giang Tử hát Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ trước 1975

Mưa, mưa rơi qua phố buồn chạnh lòng bao nhớ thương, từ ngày đi viễn phương.
Ngày xưa đường mưa ướt ê chề, cùng đưa đón nhau về ấm đôi nhân tình trẻ
Một người đi xây cuộc đời, một người đêm tay gối chia ly có gì vui.
Trời mưa nghe giá buốt con tim xua anh vào kỷ niệm thao thức tròn cả một đêm

Ngày xưa đường mưa ướt ê chề, nhưng lòng đôi tình nhân trẻ vẫn vô cùng ấm áp vì được nép vào nhau để cùng trao những khoảnh khắc ngọt ngào của tuổi thanh xuân êm đềm chưa từng vương trần lụy. Rồi thời gian qua, thời cuộc và những ngả rẽ cuộc đời đã chia cách đôi người, một người từng đêm tay gối đơn côi, còn một người thì ra đi về chốn mịt mùng khói binh lửa trận.

Đêm nay trời mưa lạnh, không còn cảm giác ấm áp nào như những ngày mưa cũ nữa, người lính chợt thấy lạnh buốt cả tâm hồn trong khi kỷ niệm cũ ùa về…

Gửi về em đêm vắng với cô đơn nỗi buồn trai thời ᴄhιến.
Dù ngàn phương nhưng vẫn nhớ nhau luôn biết em giờ có buồn
Người nơi đó những đêm trời mưa gió có thương người tỉnh nhỏ
nuôi nấng trong cuộc đời, những ngày tàn lửa khói
đường đi về chung lối mưa có buồn mình cũng vui.

Ở biên thùy chỉ có mưa dầm và nắng gắt, từng đêm dài trôi qua trong cô đơn cùng những niềm hãi hùng nơi trận địa, nhưng chàng vẫn không nguôi nhớ về, lo lắng cho người tình nhỏ ở nơi xa, luôn mơ về một ngày quê hương tàn lửa khói để lại được trở về chung lối như xưa, và khi đó dù mưa có buồn như thế nào chăng nữa thì đôi nhân tình vẫn cảm thấy ấm áp, hân hoan trong niềm hạnh phúc.

Sau năm 1975, vì thời cuộc thay đổi, nhạc sĩ Hà Phương đã đổi lại lời ca khúc này, bỏ đi hình ảnh người lính để các ca sĩ trẻ sau này hát, cũng như để dễ dàng được cấp phép hát ở trong nước. Có thể nói Trường Vũ chính là người hát thành công nhất ca khúc này sau năm 1975.

Lời mới của bài hát dù nội dung chính vẫn là tâm trạng cô đơn của người phương xa vào một đêm mưa lạnh, nhưng có kết thúc buồn hơn, đó là người con gái không chờ đợi được và đã sang ngang, cuộc tình học trò năm xưa không còn niềm hy vọng để tái hợp nữa:

Một người sang ngang cuộc đời
Một người đêm tay gối
Chia ly có gì vui
Trời mưa nghe giá buốt tim
Ru anh vào kỷ niệm thao thức trọn cả một đêm

Chờ em, đêm vắng với cô đơn
Ngõ hồn mưa ngập lối
Tình hợp tan nhưng vẫn nhớ nhau luôn
Biết em giờ có buồn?

Và từ đó những đêm trời mưa gió
Thấu chăng người tỉnh nhỏ
Nuôi nấng cả một đời mối tình thời xa ấy
Giờ đây đường hai lối mưa gió về buồn nào nguôi…

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
[ad_1] Tôi viết ca khúc Cô Bé Bán Diêm này có lẽ để trả nợ những ám ảnh thời thơ ấu của mình. Tôi còn nhớ mùa Giáng Sinh hồi...

Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
[ad_1] Tối 25/1, Chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 đã lên sóng với kết quả là 10 chị đẹp được vào nhóm thành đoàn. Trong đó, Tóc Tiên trở...

Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
[ad_1] Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả của ca khúc tiền chiến nổi tiếng Dư Âm, vừa qua đời ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Sài Gòn vào...

Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
[ad_1] Hội thi Vui gói bánh chưng, tưng bừng đón Tết nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 nhằm giáo dục chính trị, truyền thống, nâng cao nhận thức cho cán...

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
[ad_1] Nón lá là hình ảnh thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Tuy nó mộc mạc, mong manh, có khi gợi nét lam...

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn...

Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
[ad_1] Một đoạn hồi ký về cuộc đời được ca sĩ Lệ Thu kể lại sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
[ad_1] Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình ở hải ngoại từ sau năm 1975 cho đến nay. Cô tên...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
[ad_1] Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn định cư. Sau khi học xong bậc trung học, ông...

Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
[ad_1] Đã gần 2 năm kể từ thời điểm chương trình đại nhạc hội cuối cùng của trung tâm Asia được tổ chức, đó là Asia 82: Tình khúc Phạm...