Ca khúc “Phượng Yêu” của nhạc sĩ Phạm Duy – Tình yêu si mê và cuồng dại

18/01/2025.


Là một người ái mộ nhạc Phạm Duy hơn tất cả nhạc của các danh tài nhạc sĩ, tôi yêu nhất nhạc phẩm Phượng Yêu.

Phượng là tên của loài hoa ly biệt của mùa Hè hay là tên của một người con gái? Điều đó không cần thiết thính giả phải tự hỏi, khi từng nốt nhạc bi thương mãnh liệt của tình yêu đã được cây cổ thụ âm nhạc của Việt Nam đã đưa người nghe đến một cõi yêu đương vô cùng, từ nhịp liên hồi da diết từ trái tim yêu của nhạc sĩ đa tài làm rúng động đến từng đôi lứa yêu thương trong cõi nhân tình nhân gian.


Thái Thanh hát Phượng Yêu

Yêu người như lá đổ chiều đông
Như mây hồng chưa tím
Như con chim khóc trong lồng
Như cơn giông đêm hè
Tình ta nức nở canh khuya

Yêu người như suối cuộn rừng sâu
Như con tầu say gió
Như con giun ngước lên trời
Yêu trăng sao vời vợi
Làm sao sao nói được tình tôi.

Yêu người! Yêu Phượng!
Yêu hoa đầu mùa
Yêu mầu rực rỡ, yêu em mù loà
Yêu bằng tiếng nói đơn sơ

Yêu người, yêu cả cơn mơ rụt rè
Yêu bằng gió núi qua khe gập gềnh
Yêu bằng tiếng hát yêu tinh
Yêu người xong, chết được ngày mai

Yêu như loài ma quái
Ði theo ai tới chân trời
Ði không ngơi kêu gào
Làm sao tránh được tình yêu.

Yêu người, yêu có một lần thôi.
Xin yêu, dù gian dối
Xin yêu tôi, dẫu nghi ngờ
Khi bơ vơ còn nhiều
Thì đâu chối bỏ tình yêu.

Yêu người như muôn lá đổ chiều đông kín cõi lòng tái tê, như mây hồng chưa kịp tím màu ly tan, như con chim khóc mồ côi ở trong lồng, nhìn ra ngoài song mà thèm vòng tay xiết chặt vạn vật vào hơi ấm áo tình nhân, như cơn giông đêm hè mưa nguồn chớp bể nghe tình nức nở từng đêm trường thương tưởng bóng hình

Yêu người như lá đổ chiều đông
Như mây hồng chưa tím
Như con chim khóc trong lồng
Như cơn giông đêm hè
Tình ta nức nở canh khuya

Yêu người như ghềnh thác cheo leo vọng âm đến ngàn sau tiếng lòng không biết bày tỏ cùng ai, như suối cuộn rừng sâu về nhức nhối từng vết thương trên từng da thịt rú rừng, như còn tàu say gió lắc lư trên biển sông nổi trôi nghìn cơn sóng. Như con giun bé nhỏ ngước lên trời cao mà hỏi câu muôn thuở tình là thứ chi chi. Yêu người yêu lây đến cả vời vợi trăng sao, chỉ có trăng sao mới thốt lên được muôn lời tha thiết. Làm sao nói được tình tôi, lời nói bất lực, chỉ có âm nhạc và thi ca mới bày tỏ được tâm tình

Yêu người như suối cuộn rừng sâu
Như con tầu say gió
Như con giun ngước lên trời
Yêu trăng sao vời vợi
Làm sao sao nói được tình tôi.

Điệp từ yêu vừa hối hả vừa khoan thai. Náo động tâm can tâm sự nhân thế ai cũng đã từng rung động xôn xao bước vào đường yêu. Mà tiếng yêu được thốt lên, cất cao lên nơi đây lạ lắm, không mòn ruỗng cải lương, không thường tình như những bài ca tình thường. Ngôn ngữ lạc đến chân trời đắm mê xao xác cả cổ kim mùa Hạ thiên thu yêu dấu.

“Yêu mầu rực rỡ yêu em mù lòa”. Ôi sao câu nhạc cũng là câu thơ tình tứ đến thế, thiết tha đến thế, chỉ có bậc thầy phù thủy ngôn từ, nhạc sĩ mới phất cây phất trần phất ra được những lời tinh hoa phát tiết như vậy.

“Yêu bằng tiếng nói đơn sơ. Yêu người yêu cả cơn mơ rụt rè”. Phạm Duy cũng là ông thần thơ lục bát nên mới chen vi diệu được thơ vào nhạc tài tình như thế. Tự nhiên mà tuôn mạch, tự nhiên phát tiết lẽ lời đơn sơ mà qua bao khe gềnh cũng mang hết tấm lòng yêu từ hoa cỏ đồng bằng dâng hiến cho đời bản tình ca bất tuyệt

“Yêu bằng tiếng hát yêu tinh. Yêu người xong, chết được ngày mai”. Đến đây không còn là lời hoa cỏ dung dị nữa, ngôn ngữ từ cánh đồng mộc mạc bay qua cõi man dại hoang đàng khác. Ngất ngây men tình đày đọa nhân tình từ tiếng hát yêu tinh. Tột cùng đắm đuối yêu đương từ yêu người xong, chết được ngày mai!

“Yêu như loài ma quái. Đi theo ai đến chân trời”. Tôi đã “nổi gai ốc” khi nghe đến câu này. Lời ca ma mị quyến luyến đưa người nghe đến một chân trời khác, có tình yêu bất diệt lên ngai ngự trị lên từng cơn mộng tưởng dào dạt chốn thi ca ba đào khác lạ.

“Đi không ngơi kêu gào”. Tội tình quá, bi thiết quá, hạnh phúc đớn đau tuyệt cùng quá. Tình yêu lớn lao của nhạc sĩ quả đáng cho người đời tôn sùng ái mộ, cảm xúc của người nghe dâng trào theo từng tiếng kinh tình yêu của Phạm Duy khơi dậy từ tiếng lòng sâu thẳm của mình gõ và in dấu mãi lên vách đá trăm năm.

Yêu người ! Yêu Phượng!
Yêu hoa đầu mùa
Yêu mầu rực rỡ, yêu em mù loà
Yêu bằng tiếng nói đơn sơ

Yêu người, yêu cả cơn mơ rụt rè
Yêu bằng gió núi qua khe gập gềnh
Yêu bằng tiếng hát yêu tinh
Yêu người xong, chết được ngày mai

Yêu như loài ma quái
Ði theo ai tới chân trời
Ði không ngơi kêu gào
Làm sao tránh được tình yêu.


Julie hát Phượng Yêu

Đoạn kết của ca khúc, tình yêu bay vượt lên cao chót vót đỉnh mây trời, không còn ở lẽ thường của cõi thế nhân thường tình: gian dối, nghi ngờ. “Xin yêu tôi” – Tiếng kêu xin bi thương của trái tim yêu cuồng điên không cưỡng nổi của một tình nhân và cũng là một thiên tài âm nhạc Phạm Duy! Nghệ sĩ thường cảm thấy bơ vơ trên cõi đời thì làm sao mà chối bỏ được tình yêu đắm mê diệu kỳ từ cổ đến kim đã làm điêu đứng nhân loài!

Trong Hồi Ký Phạm Duy, tác giả viết về Phượng Yêu: “Tôi cho rằng được yêu người rồi, nếu ngày mai phải chết, tôi cũng xin vui lòng nhắm mắt!” (tr. 261). Như vậy nghĩa là “Phượng” có quyền làm cho người ta được chết hoặc sống. Hẳn ai cũng sẽ có lần biết được cảm giác là mình không thể nào sống được nữa nếu không có người mình yêu trong đời…

Yêu người, yêu có một lần thôi.
Xin yêu, dù gian dối
Xin yêu tôi, dẫu nghi ngờ
Khi bơ vơ còn nhiều
Thì đâu chối bỏ tình yêu.

Nhạc phẩm Phượng Yêu đã thoảng qua trong tôi từ thuở còn là học trò, rồi dần theo thời gian đã từ từ ngấm vào thẩm thấu, từ từ hoan ca từng giai điệu và mãnh liệt từng ca từ. Khi nhiều lần nghe lại, lần nào tôi cũng chất ngất say như thuở ban đầu yêu em rực rỡ, và yêu em mù lòa thì cần phải mấy mươi năm sau mới cảm nhận được!

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
[ad_1] Tôi viết ca khúc Cô Bé Bán Diêm này có lẽ để trả nợ những ám ảnh thời thơ ấu của mình. Tôi còn nhớ mùa Giáng Sinh hồi...

Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
[ad_1] Tối 25/1, Chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 đã lên sóng với kết quả là 10 chị đẹp được vào nhóm thành đoàn. Trong đó, Tóc Tiên trở...

Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
[ad_1] Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả của ca khúc tiền chiến nổi tiếng Dư Âm, vừa qua đời ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Sài Gòn vào...

Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
[ad_1] Hội thi Vui gói bánh chưng, tưng bừng đón Tết nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 nhằm giáo dục chính trị, truyền thống, nâng cao nhận thức cho cán...

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
[ad_1] Nón lá là hình ảnh thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Tuy nó mộc mạc, mong manh, có khi gợi nét lam...

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn...

Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
[ad_1] Một đoạn hồi ký về cuộc đời được ca sĩ Lệ Thu kể lại sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
[ad_1] Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình ở hải ngoại từ sau năm 1975 cho đến nay. Cô tên...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
[ad_1] Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn định cư. Sau khi học xong bậc trung học, ông...

Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
Trung tâm Asia – Thời vàng son đã tắt
[ad_1] Đã gần 2 năm kể từ thời điểm chương trình đại nhạc hội cuối cùng của trung tâm Asia được tổ chức, đó là Asia 82: Tình khúc Phạm...