Ca khúc “Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa” – Tuyệt tác của nhạc sĩ Quốc Dũng năm 11 tuổi

14/01/2025.


Kể từ khi Tân nhạc Việt Nam được hình thành từ thập niên 1930 và phát triển mạnh mẽ cho đến nay, không thiếu các trường hợp nhạc sĩ thể hiện được tài năng thiên bẩm khi mới còn ở tuổi niên thiếu để sáng tác được những bài ca bất hủ sống mãi qua nhiều thế hệ. Đó là nhạc sĩ Nhị Hà viết bài Mẹ Tôi năm 13 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến với ca khúc Thu Vàng, Hoài Cảm năm 14 tuổi, nhạc sĩ Lam Phương viết Chiều Thu Ấy năm 15 tuổi, nhạc sĩ Văn Cao với Buồn Tàn Thu năm 16 tuổi, nhạc sĩ Chung Quân viết Làng Tôi năm 16 tuổi… Nhưng kỷ lục về bài hát nổi tiếng được sáng tác khi nhạc sĩ còn nhỏ tuổi nhất thuộc về nhạc sĩ Quốc Dũng, khi ông sáng tác những nốt nhạc đầu tiên của bài Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa lúc mới 11 tuổi.

Nhạc sĩ Quốc Dũng khi còn trong Ban Tuổi Xanh

Nhạc sĩ Quốc Dũng xuất thân từ Ban Tuổi Xanh do nữ kịch sĩ Kiều Hạnh (mẹ của danh ca Mai Hương) phụ trách. Khi mới 10 tuổi, ông đã tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng sáng tác khi ông mới 11 tuổi, nhưng đó chỉ là một nhạc phẩm không lời. Phải đến năm 17 tuổi, sau khi đã tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc thì ông mới viết thêm lời và hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay mang tên Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa. Gần nửa thế kỷ từ khi ra mắt, ca khúc này luôn nằm trong danh sách những bài nhạc trữ tình về mùa xuân tiêu biểu nhất.

Khác với nhạc trẻ hoặc những bài nhạc xuân có giai điệu ràng, có một nét chung dễ nhận thấy của những bài nhạc xuân trữ tình của Việt Nam thời kỳ thập niên 1960-1970, đó là bài hát có giai điệu nhẹ nhàng mượt mà, nội dung bài hát thường là những nỗi nhớ xa xăm, bâng khuâng và đầy hoài niệm… Tiêu biểu của thể loại “xuân trữ tình” này là nhạc sĩ Từ Công Phụng với Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên, Tình Tự Mùa Xuân, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, nhạc sĩ Phạm Duy với Xuân Thì, nhạc sĩ Tuấn Khanh với Mộng Đêm Xuân, và Quốc Dũng – chàng trai rất trẻ vừa mới chạm ngõ cuộc đời cũng tham gia vào thể loại này với bài hát đã trở thành bất tử: Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa.

Một vừng mây trắng bay đi tìm nhau
chẳng còn thấy đâu, mắt em hoen sầu
vì mình xa nhau nên em chưa biết xuân về đấy thôi
Ngày xuân vẫn trôi rừng còn ngây dại mơ bóng hình ai

Những giai điệu đầu tiên của ca khúc này đã được ra đời từ năm 1962, khi tác giả được 11 tuổi. Phải mất 6 năm sau đó, khi chập chững bước vào cuộc đời, cuộc tình, rồi chia tay người bạn gái đầu đời, những cảm xúc buồn mênh mang từ mối tình đó đã trở thành động lực để nhạc sĩ Quốc Dũng viết thêm lời để hoàn tất bài hát.

Trời mưa giăng lối áo em lệ rơi
nhạt nhòa nét môi, đá xanh quên lời
vì mình xa nhau nên em chưa biết xuân về đấy thôi
giọt sương vẫn rơi, tình mình vẫn hoài thương nhớ đầy vơi

Câu hát “vì mình xa nhau nên em chưa biết xuân về đấy thôi” được lặp lại 2 lần trong bài thể hiện sự luyến tiếc với cuộc tình vừa qua. Bởi vì khi có người yêu trong đời thì dường như mùa xuân lúc nào cũng hiện hữu, còn khi đã xa nhau rồi thì mùa xuân về lúc nào mà người cũng không hề hay biết, bởi vì vẫn còn đang hoài thương nhớ đầy vơi.

Chiều xưa ngồi bên em anh nghe như đã xót xa trong tay mềm
một giây hồn lênh đênh môi em thơm ngát đón đưa hương say tình
em biết không em, anh như bóng mây tìm nơi đổ bến
đâu bến xa vời, mà tình vẫn rơi, mây hoài vẫn trôi

Hoài tưởng quá khứ, nhớ lại những chiều xưa bên nhau, dù lúc đó tình còn đắm say nhưng dường như anh đã dự cảm được sự chia ly đang đón đợi rất gần. Nên trong những lúc lênh đênh phiêu du trên môi nàng thơm ngát, anh đã mơ hồ cảm nhận một niềm đau xót xa vì biết rằng tình yêu này sẽ không có nơi đổ bến êm đềm, chỉ hoài như cánh mây trôi lang thang mà thôi.

Trời dào dạt sóng, gió reo mùa đông
tìm trong giá băng bóng xuân mịt mùng
mình còn xa nhau nên xuân vẫn mãi xa vời chốn nao
còn thương nhớ nhau, còn nặng u sầu muôn kiếp về sau…

Bởi vì mình còn xa nhau, nên mùa xuân dù có đến hay là chưa, thì mùa xuân trong lòng người vẫn còn xa xôi lắm, chỉ toàn là một mùa đông lạnh lẽo xâm chiếm tâm hồn, rồi dâng lên dào dạt từng đợt sóng nhớ nhung. Vì mình xa nhau mà vẫn cứ còn hoài thương nhớ nhau như vậy, nên mối u sầu này sẽ còn mãi mãi muôn kiếp về sau.


Dạ Hương hát trước 1975

Bài hát này được hoàn thành năm 1969, nhưng phải vài năm sau đó, công chúng mới được thưởng thức qua tiếng hát Dạ Hương trong băng Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh. Giọng hát tha thiết của Dạ Hương cùng ca khúc Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa nổi tiếng không được bao lâu thì biến cố 1975 làm cho những bài nhạc trữ tình buồn không còn được phổ biến nữa. Phải hơn 10 năm sau đó, ca khúc này mới được sống lại qua giọng hát mênh mang buồn của Ngọc Lan.


Ngọc Lan hát

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Phim Việt chưa chiếu đã lập kỷ lục chấn động cõi mạng, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bị đồn yêu nhau thật
Phim Việt chưa chiếu đã lập kỷ lục chấn động cõi mạng, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bị đồn yêu nhau thật
[ad_1] Đường đua phim Việt chiếu Tết năm nay có 3 tác phẩm đổ bộ là Bộ Tứ Báo Thủ, Yêu Nhầm Bạn Thân và Nụ Hôn Bạc Tỷ. Hiện...

Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
[ad_1] Tôi viết ca khúc Cô Bé Bán Diêm này có lẽ để trả nợ những ám ảnh thời thơ ấu của mình. Tôi còn nhớ mùa Giáng Sinh hồi...

Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
[ad_1] Tối 25/1, Chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 đã lên sóng với kết quả là 10 chị đẹp được vào nhóm thành đoàn. Trong đó, Tóc Tiên trở...

Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
[ad_1] Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả của ca khúc tiền chiến nổi tiếng Dư Âm, vừa qua đời ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Sài Gòn vào...

Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
[ad_1] Hội thi Vui gói bánh chưng, tưng bừng đón Tết nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 nhằm giáo dục chính trị, truyền thống, nâng cao nhận thức cho cán...

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
[ad_1] Nón lá là hình ảnh thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Tuy nó mộc mạc, mong manh, có khi gợi nét lam...

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn...

Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
[ad_1] Một đoạn hồi ký về cuộc đời được ca sĩ Lệ Thu kể lại sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
[ad_1] Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình ở hải ngoại từ sau năm 1975 cho đến nay. Cô tên...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
[ad_1] Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn định cư. Sau khi học xong bậc trung học, ông...