10 bài hát trữ tình hay nhất ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ – “Bài Tình Ca Cho Em”

20/01/2025.


Người phụ nữ luôn là chủ đề bất tận của nghệ thuật nói chung và trong lĩnh vực âm nhạc nói riêng, đặc biệt là ở thể loại nhạc trữ tình. Có rất nhiều những bài tình ca bất hủ được sáng tác để ca ngợi tình yêu vừa dịu dàng vừa mãnh liệt, cũng như ca ngợi nhân dáng yêu kiều tha thướt của những người phụ nữ.

Trong số những ca khúc như vậy, xin chọn ra 10 bài tình ca tiêu biểu nhất:

Ơn Em – Từ Công Phụng

Bài hát này thường được gọi bằng tên khác là Giữ Đời Cho Nhau, là 1 trong 2 bài nổi tiếng nhất được nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ từ thơ Du Tử Lê:

Ơn em thơ dại từ trời
Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi.
Ơn em dáng mỏng mưa vời
Theo ta lên núi về đồi yêu thương.
Tạ ơn em, tạ ơn em…

Bài hát mô tả một “quyền năng” vô song của tình yêu, và tình yêu của người con gái được ví như là một tặng vật từ trời, được gieo xuống trần để cứu vớt những phận đời lạc lõng, và mong kiếp sau vẫn còn lại được “giữ đời cho nhau”.


Tuấn Ngọc hát Ơn Em

Bài hát có những lời nhạc, lời thơ rất đẹp để ca ngợi nét đẹp thiếu nữ:

Ơn em dáng mỏng mưa vời
Ơn em ngựᴄ ngải môi trầm…

Hạnh Phúc Lang Thang – Trần Ngọc Sơn & Anh Bằng

Một bài hát của nhạc sĩ Trần Ngọc Sơn sáng tác chung với người cha nổi tiếng là nhạc sĩ Anh Bằng, có những lời hát ca ngợi vẻ đẹp rất thanh tân của người thiếu nữ:

Ngày ấy em như hoa sen,
Mang nhiều giáng hiền những khi chiều lên,
Ngày ấy em như sương trong,
Nép trên bông hồng, mượt trên cánh nhung.


Khánh Ly hát Hạnh Phúc Lang Thang

Tháng Sáu Trời Mưa – Hoàng Thanh Tâm 

Từ một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Nguyên Sa, vào năm 1987, có một nhạc sĩ trẻ là Hoàng Thanh Tâm phổ thành nhạc trong một chiều mưa tháng sáu ờ thủ đô Canberra của Úc châu, ca khúc sau đó nhanh chóng lan tỏa đến với người yêu nhạc khắp nơi, góp phần đưa tên tuổi của nhạc sĩ còn rất trẻ lúc đó được tỏa sáng trong làng nhạc hải ngoại:

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
vì anh gọi tên em là nhan sắc.

Có lẽ là không một ai tụng ca nhan sắc của người yêu đẹp và kỳ diệu bằng thi sĩ Nguyên Sa, với ngôn từ sang trọng riêng, nét đẹp của phụ nữ được thi sĩ tôn vinh bằng ý tưởng khai phá: ”Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng, tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân”.

Hai câu thơ gắn kết với nhau: anh chẳng cần ánh sáng, và chẳng còn thiết tha gì đến mùa xuân nữa khi có da em trắng tóc em mềm. Khi có em thì mọi điều trên đời trở thành không cần thiết, em là tất cả, khi anh gọi tên em là nhan sắc thì cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân, khi tôn em lên ngôi nhan sắc rồi thì tình yêu dành cho em cũng trở thành duy nhất, không còn ai khác ngoài em có đủ ánh sáng, đủ mùa xuân để thắp lửa cho đời anh.


Khánh Hà hát Tháng 6 Trời Mưa

Ru Tình – Trịnh Công Sơn

Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với những ca từ mang thương hiệu riêng khó nhầm lẫn với người khác:

Ru em đầu con gió, em hong tóc bên hồ
Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá…

Đó là bức tranh một người thiếu nữ ngồi hong tóc bên hồ sen, gió thổi nhè nhẹ thoang thoảng hương sen thơm mát làm ngơ ngẩn và ngất ngây hồn người.

Nét đẹp người con gái được nâng lên bằng những ngôn từ mỹ tuyệt:

Ru em hài nhung gấm, ru em gót sen hồng
Ru bay tà áo rộng, vượt tình tôi chắp cánh
Ru trên đường em đến, xôn xao từng tiếng chim
Ru em là cánh nhạn miệng ngọt hạt từ tâm…


Khánh Ly hát Ru Tình

Ngày Xưa Hoàng Thị – Phạm Duy

Đầu thập niên 1970, ca khúc Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Duy phổ nhạc thơ Phạm Thiên Thư, với ca từ trong sáng và tinh khôi, đã được khán giả yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt. Thời đó ai cũng yêu và thuộc lời bài hát này, đặc biệt là giới học sinh trung học, vì hình như là ai cũng có một nàng Hoàng Thị của riêng mình:

Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay…

Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường nằm im giấu mỏ
Anh theo Ngọ về, gót giầy lặng lẽ đường quê…


Thái Thanh hát Ngày Xưa Hoàng Thị

Hình ảnh cô nữ sinh đi học về ôm nghiêng tập vở tóc dài tà áo cùng vờn bay theo làn gió, đã làm xao xuyến bao trái tim của những chàng trai “đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư” ngày xưa. Bờ vai nhỏ dịu dàng, gót giày lặng lẽ của người em học trò trong từng buổi chiều tan trường làm ngơ ngẩn kẻ si tình trên bước đường đi theo.

Bài Không Tên Số 2 – Vũ Thành An

Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Vũ Thành An, nhắc về một chuyện tình như trong tiểu thuyết của chính tác giả.

Bài hát này rất buồn, và buồn nhất có lẽ là 3 câu cuối:

Đời một người con gái, ước mơ đã nhiều,
Trời cho không được mấy, đến khi lấy chồng
Chỉ còn mối tình mang theo…


Khánh Hà hát Bài Không Tên số 2

Chỉ 3 câu ngắn gọn những thể hiện được đầy đủ ý nghĩa về nhân duyên của một người con gái, xưa cũng như nay: Thời thiếu nữ mộng ước rất cao vời, nhưng trời cho không được mấy, đến khi lấy chồng thì hành trang mang theo chỉ là một khối u tình, thường là không trọn vẹn.

4 bài hát sau đây đều là sáng tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ gần như dành cả sự nghiệp để viết tình ca, là những bài tình ca được hát lên để vỗ về người yêu dấu:

Giáng Ngọc – Ngô Thụy Miên

Trong làng nhạc trữ tình thời kỳ 1954-1975, hiếm có ca khúc nào đẹp và lãng mạn, từ giai điệu cho đến lời ca, nét đẹp kiều diễm, thoát tục ngay từ tựa đề bài hát: Giáng Ngọc – một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.

Bài hát này được nhạc sĩ viết cho một người con gái có thực, mang một vẻ kiêu sa, đặc biệt là có đôi bàn tay rất đẹp: bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa…


Ngọc Lan hát Giáng Ngọc

Từ Giọng Hát Em – Ngô Thụy Miên

Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp nhân dáng người phụ nữ, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên còn sáng tác Từ Giọng Hát Em để ca ngợi tiếng hát lời ca của người yêu, những âm thanh mang sự rung cảm kỳ diệu:

Rồi từ giọng hát em chợt vút cao
Vút cao một trời, một trời
Bài ca thánh đêm vang lên trong ngày dài
mệt nhoài một phận đời

Ôi biết bao giờ ta đốt hết từng lời ca êm
mặn nồng trong tim muộn phiền
Người đem giá băng về trên tuổi đá buồn…


Khánh Hà hát Từ Giọng Hát Em

Tình Khúc Buồn – Ngô Thụy Miên

Em như một nụ hồng
cầu mong chẳng lạnh lùng.
Em như một ngày mộng
mà ta hằng ngại ngùng,

Sẽ ru ta nghìn nhớ
một ngày thoáng mây đưa.
Chuyện tình đã như mơ…


Tuấn Ngọc hát Tình Khúc Buồn

Bài Tình Ca Cho Em – Ngô Thụy Miên

Anh hát cho em bài tình ca thiết tha
Anh hát cho em dù lòng nghe xót xa
Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ
Thương dáng em cười nhớ nụ mắt bờ môi…


Tuấn Ngọc hát Bài Tình Ca Cho Em

 

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Phim Việt chưa chiếu đã lập kỷ lục chấn động cõi mạng, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bị đồn yêu nhau thật
Phim Việt chưa chiếu đã lập kỷ lục chấn động cõi mạng, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bị đồn yêu nhau thật
[ad_1] Đường đua phim Việt chiếu Tết năm nay có 3 tác phẩm đổ bộ là Bộ Tứ Báo Thủ, Yêu Nhầm Bạn Thân và Nụ Hôn Bạc Tỷ. Hiện...

Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…
[ad_1] Tôi viết ca khúc Cô Bé Bán Diêm này có lẽ để trả nợ những ám ảnh thời thơ ấu của mình. Tôi còn nhớ mùa Giáng Sinh hồi...

Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
Giành chức Quán quân Chị đẹp đạp gió, Tóc Tiên nói gì?
[ad_1] Tối 25/1, Chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 đã lên sóng với kết quả là 10 chị đẹp được vào nhóm thành đoàn. Trong đó, Tóc Tiên trở...

Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
Vĩnh việt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – tác giả “Dư Âm”
[ad_1] Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả của ca khúc tiền chiến nổi tiếng Dư Âm, vừa qua đời ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Sài Gòn vào...

Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
Hoa hậu Phan Kim Oanh cùng các chiến sĩ công an thăm gia đình khó khăn
[ad_1] Hội thi Vui gói bánh chưng, tưng bừng đón Tết nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 nhằm giáo dục chính trị, truyền thống, nâng cao nhận thức cho cán...

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng
[ad_1] Nón lá là hình ảnh thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Tuy nó mộc mạc, mong manh, có khi gợi nét lam...

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn...

Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
Hồi ký Lệ Thu – “Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh…”
[ad_1] Một đoạn hồi ký về cuộc đời được ca sĩ Lệ Thu kể lại sau đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ý Lan
[ad_1] Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc trữ tình ở hải ngoại từ sau năm 1975 cho đến nay. Cô tên...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mạnh Phát (1929-1973)
[ad_1] Nhạc sĩ Mạnh Phát sinh năm 1929 tại Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn định cư. Sau khi học xong bậc trung học, ông...