Bài phỏng vấn nhạc sĩ Văn Cao lần cuối cùng, mùa Xuân năm 1994

11/01/2025.


Cuối năm Dậu (1993), tác giả bài phỏng vấn này là Trần Hữu Tá cùng 3 bằng hữu khác đến thăm nhạc sĩ Văn Cao. Tại căn gác số nhà 108 Yết Kiêu, nhạc sĩ Văn Cao (đã bước vào tuổi 72), và vợ là bà Nghiêm Thúy Băng đã đón tiếp họ. Chỉ hơn 1 năm sau đó, nhạc sĩ Văn Cao từ trần (tháng 7 năm 1995). Từ đó cho tới nay đã tròn 30 năm qua, và năm 2023 cũng là kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao, mời các bạn đọc lại bài phỏng vấn có thể là cuối cùng của nhạc sĩ Văn Cao, đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay ngày 15/3/1994.

Thủ bút nhạc sĩ Văn Cao 30 năm trước. Ảnh: Kiến Thức Ngày Nay

– Hằng năm anh thường có thơ xuân.Vậy năm nay nhà thơ Văn Cao đã có thơ xuân chưa?

Nghiêm Thúy Băng: Có đấy. Anh ấy có bài Mùa Xuân Bay Đi.

– Tại sao tên bài thơ lạ vậy?

Văn Cao: Đối với tôi mùa xuân qua đã lâu rồi. Vì vậy tôi mới đặt tên bài thơ như thế.

(Bằng một giọng hơi yếu, nhưng thiết tha, rành rõ, Văn Cao đọc)

Mùa xuân thả trên bàn tay em
Có lẽ cuộc đời chúng ta còn đi dài như mùa xuân đã đến
Ta đợi nhau
như chở mùa xuân
Hình như
chỉ còn kỷ niệm giữa chúng ta
Không còn gì ở anh
Có còn gì ở em

Bất ngờ
một con chim bay qua cửa sổ
Tự nhiên
ánh sáng bay đi
Em của anh – nói gì được bây giờ
Nói gì được bây giờ.

(Một phút trầm lắng – chỉ còn nghe tiếng xôn xao, í ới vẳng lên từ ngôi chợ nhỏ bên cạnh hẻm nhà ông)

– Anh có thể cho biết suy nghĩ của anh về nghệ thuật, nghệ thuật thơ ca, nghệ thuật nói chung.

V.C: Tôi không dám có tuyên ngôn về nghệ thuật. Tôi lại ít nghĩ về những gì nói về nghệ thuật.

Nghệ thuật đến với tôi như ánh sáng vụt tới bàn tay của tôi. Với năm tháng, người nghệ sĩ trằn trọc, vật vã, tích tụ, dự trữ những tri thức cần thiết, những khát vọng sâu kín. Nhưng rồi họ chỉ viết được, vẽ được khi trong một thoáng đón nhận được ánh chớp sáng tạo. Ánh chớp ấy nếu lớn có thể làm nên tác phẩm lớn. Nếu nó nhỏ, sẽ làm ra tác phẩm nhỏ.

Tôi quan niệm, người nghệ sĩ không thể và không cần làm ra tất cả. Họ có lẽ chỉ cần tìm ra cái gì mọi người chưa tìm được. Gắng làm sao để sự tìm tòi ấy giống như hạt giống mới gieo trên luống đất mỡ màu. Nó sẽ nhân lên không biết bao mùa lớn sau này.

– Văn Cao trước tiên là người của âm nhạc, sau đó là người của thơ, văn, hội họa. Xin hỏi: trong mấy năm qua có lúc nào tứ nhạc đến với Văn Cao? Và dự định sáng tác âm nhạc có còn sẽ tới với Văn Cao trong tương lai gần?

V.C: Đó là chuyện tâm sự của riêng tôi. Không hẳn do tôi thiếu say mê. Đời tôi có nhiều oan trái, khiến tôi như người bị tình phụ. Và người bị tình phụ ấy không muốn trở lại với người mà mình vẫn yêu.

Hiện nay cây đàn piano của tôi đang hỏng, muốn dùng phải chữa mất chừng hai triệu đồng. Tiền tôi có, nhưng tôi không chữa, vì tôi không muốn đặt tay vào cái đàn ấy nữa. Anh Trần Trọng Hùng chắc nhớ, những ngày ở Postdam chúng ta đến thăm nhà của tác giả quốc ca Đức. Ngôi nhà đó trở thành nhà lưu niệm. Người Đức đã hiểu tôi, yêu tôi nên phá lệ, cho tôi nghỉ lại ngôi nhà đó – một vinh hạnh bất ngờ. Chính những đêm ở đấy tôi nghĩ nhiều đến việc mình đoạn tuyệt với âm nhạc.

– Anh nói thế, nhưng chúng tôi chưa quên: gần đây anh viết nhạc cho một dàn nhạc lớn biểu diễn, làm nhạc nền cho bộ phim dài hơn một tiếng đồng hồ rất thành công. Anh chưa thể bỏ âm nhạc được. Nói như thế này có được không anh: với âm nhạc, có lúc Văn Cao “li thân” nhưng không “li dị”.

V.C: Không gì làm tôi quên được tình yêu đã có. Đọc các bài thơ tình của tôi, chắc các bạn hiểu, không phải tôi tâm sự, ngợi ca người tình ngồi đây của tôi (Văn Cao chỉ vào vợ, cười dí dỏm). Mà đó là người tình trong lý tưởng của tôi, của chúng ta.

Có lúc tôi nghĩ người nghệ sĩ giống như một cỗ máy cái, làm sao mà ngừng hoạt động được, trừ phi nó rệu rã, hỏng hóc. Chỉ có điều tôi không thể hứa ngày mai sự sáng tạo ấy sẽ như thế nào. “Mai sau dù có bao giờ”…

Mấy năm trước, mỗi khi gặp các bạn yêu nhạc Văn Cao tại thành phố phương Nam, các bạn thường yêu cầu tôi đọc thơ. Tôi đã đọc mấy câu “thơ mini” này:

Giữa sự sống và sự chết
Tôi chọn sự sống

Để bảo vệ sự sống
Tôi chọn sự chết.

– Có một việc rất có ích, đó là viết hồi ký. Anh đã viết chưa?

V.C: Chưa, chưa viết bao giờ. Đã có một vài anh em viết về tôi. Nguyễn Thụy Kha chẳng hạn. Nhưng tôi chưa bao giờ viết về hành trình nghệ thuật của mình. Con người muốn mất đi, hay biết mình sắp chết, mới viết hồi ký để lại. Tôi chưa muốn mất đi, tôi chưa viết.

– Tại sao Thiên Thai thanh nhã tuyệt vời đến thế!? Có lúc nào Văn Cao nghĩ đến Freud không?

V.C: Là trí thức, nghệ sĩ, phải đọc nhiều đọc rộng, tất nhiên phải nghiên cứu Freud. Tôi sẵn lòng trò chuyện suốt buổi với ai muốn bàn về Freud. Tôi đọc kỹ Freud. Tôi đọc cả những sách “anti Freud” (chống Freud). Vũ Trọng Phụng có được 8 năm viết ghê gớm, chính vì Vũ Trọng Phụng đã tâm đắc Freud. Tại sao Thiên Thai đến bây giờ vẫn được ưa thích? Có nhiều lý do.

Đúng là nó thanh nhã. Nhưng nên chú ý: có một chút Freud đây. “Tục mà thanh, thanh mà tục” mà! Và âm thanh đã chuyển tải tất cả. (Văn Cao cười thú vị).

Hoàng Ngọc Hiến có kể, khi sang Tây người ta hỏi anh về Thiên Thai. Theo Hoàng Ngọc Hiến, đó là ý tưởng “lên tiên nhớ trần, về trần nhớ tiên”. Nỗi nhớ rất tinh thần và cũng nhuốm mùi vật chất. Đúng thế.

– Xin hỏi một câu “đời thường”. Những năm qua chị Băng đối với anh cần vô cùng, đáng quí vô cùng. Xin cho biết một vài kỷ niệm của “thuở ban đầu” anh chị gặp nhau.

V.C: Ôi, “Cái thuở bạn đầu lưu luyến ấy; Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”! Chúng tôi sắp kỷ niệm 50 năm tròn sống với nhau đấy. Vào ngày 12 tháng giêng Giáp Tuất. Nội bộ gia đình thôi. Các anh rảnh, mời đến chơi.

Còn nói về những kỷ niệm ư? Lúc nào các anh hỏi chuyện riêng bà Băng. Tôi xin trả lời bằng bài thơ “Khuôn mặt em”. Bà đọc hộ tôi đi!

Bà Băng đọc:

Giữa những ngày dằng dặc
Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng
Dù hai đứa chúng ta
Chưa lúc nào sung sướng
Những ngày đau khổ ấy

Khuôn mặt em
Như mảnh trăng những đêm rừng cháy
Trên đường đi
anh đặt em trên đồng cỏ
Thấy em đẹp mãi màu xanh cỏ dại.
Trên đường đi
anh đặt em trên dốc núi
Để tìm lại những đường mềm của núi
Trên đường đi
Khuôn mặt em làm giếng
Để anh tìm dưới đáy ngọc châu.
Ôi khuôn mặt em sáng trong và bình lặng.
Tôi được đầu tiên
và còn lại cuối cùng…

Thực hiện: Trần Hữu Tá





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Hơn 500 nghìn lượt bình chọn cho 1 phim Việt ở WeChoice Awards 2024: Tinh thần tự hào dân tộc là thế đó!
Hơn 500 nghìn lượt bình chọn cho 1 phim Việt ở WeChoice Awards 2024: Tinh thần tự hào dân tộc là thế đó!
[ad_1] WeChoice Awards 2024 với chủ đề “Việt Nam tôi đó” đang chứng minh được sức nóng trên các nền tảng MXH. Những câu chuyện nhân văn, những tác phẩm...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu” và tình bạn Trịnh Công Sơn – Trịnh Cung
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu” và tình bạn Trịnh Công Sơn – Trịnh Cung
[ad_1] Trong âm nhạc Việt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nổi danh với tài năng viết lời ca có phần hay hơn cả viết nhạc. Âm nhạc của Trịnh hầu...

Tiểu sử phi công Phạm Hà Duy – Sao nhí “Đội đặc nhiệm nhà C21”
Tiểu sử phi công Phạm Hà Duy – Sao nhí “Đội đặc nhiệm nhà C21”
[ad_1] Từ một tài năng nhí từng rất được yêu mến và kỳ vọng, cậu bé Phạm Hà Duy ngày nào đóng trong “Đội đặc nhiệm nhà C21” đã quyết...

Tiểu sử Lionel Messi – Huyền thoại bóng đá thế giới
Tiểu sử Lionel Messi – Huyền thoại bóng đá thế giới
[ad_1] Để ca ngợi cầu thủ Lionel Messi, người hâm mộ trái bóng tròn thế giới đã gọi anh bằng những cái tên mỹ miều như: Huyền thoại bóng đá,...

‘Đi về miền có nắng’ tập 3: Vân mồi chài Phong lộ liễu
‘Đi về miền có nắng’ tập 3: Vân mồi chài Phong lộ liễu
[ad_1] Trong tập 3 phim Đi về miền có nắng lên sóng tối 8/1, Ánh Dương (Hoàng Khánh Ly) ngỡ ngàng khi nghe con trai hỏi ba mình ở đâu....

Chi Pu quá đỉnh: Làm điều chưa ngôi sao Vbiz nào làm được!
Chi Pu quá đỉnh: Làm điều chưa ngôi sao Vbiz nào làm được!
[ad_1] Sau Đạp Gió 2023, Chi Pu "một bước thành sao" liên tục góp mặt trong các sự kiện, sân khấu quy mô nhất tại Trung Quốc. Tính đến nay,...

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng
“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng
[ad_1] Khi nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, người ta nhớ đến rất nhiều bài nhạc vàng bất tử: Nửa Đêm Ngoài Phố, Tàu Đêm Năm Cũ, Thói Đời, Kẻ...

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…
Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…
[ad_1] Tin vừa nhận từ gia đình nhạc sĩ Y Vũ, tác giả ca khúc Ngày Cưới Em, Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh… đã qua đời vào lúc 4...

Điều tự hào và hãnh diện nhất về cuộc đời mình tới lúc này là mình sống là một người đàng hoàng
Điều tự hào và hãnh diện nhất về cuộc đời mình tới lúc này là mình sống là một người đàng hoàng
[ad_1] HIEUTHUHAI đã có một năm 2024 đáng tự hào. Những thành tích như việc đánh chiếm Top trending trong suốt cả một mùa hè, trở thành nghệ sĩ có...

Tiểu sử ca sĩ Thu Minh
Tiểu sử ca sĩ Thu Minh
[ad_1] Sở hữu chất giọng cao, nội lực cùng kỹ thuật điêu luyện, Thu Minh luôn là một trong những nữ ca sĩ giữ vị trí độc tôn trong làng...

Ads Bottom