CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FERNANDO SOR (1778-1839)


Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ guitar người Tây Ban Nha Fernando Sor (14/2/1778 – 10/7/1839) có lẽ là người có công lớn nhất trong việc đưa cây guitar từ tay những người hát rong lên đến địa vị của một nhạc cụ chính thống. Tuy chỉ là những dòng ngắn ngủi trong lịch sử âm nhạc phổ thông, nhưng trên bước đường phát triển của guitar và cả âm nhạc Tây Ban Nha, không thể thiếu được tên tuổi của ông. Ngoài guitar, Sor còn sáng tác nhiều thể loại khác như opera, ballet, các ca khúc và cũng biểu diễn nhiều loại nhạc cụ trong sự nghiệp của mình. Trong bài phê bình một tác phẩm của Sor trong Revue Musicale khoảng năm 1833 hay 1834, học giả người Pháp F.J.Fétis đã viết : “Mọi người đều công nhận rằng Sor đã nâng tầm ảnh hưởng của cây guitar và đưa nó đến cái đích là một nhạc cụ thật hài hòa” và “Một nhạc sĩ sâu sắc, cùng cả kinh nghiệm và sự kiên nhẫn cần thiết…  Sor đóng góp cho guitar nhiều hơn bất kỳ ai trước đây”. Âm nhạc của Sor thiên về cổ điển và chịu những ảnh hưởng từ Mozart và Haydn hơn là những thay đổi táo bạo của Beethoven. Chủ nghĩa dân tộc vẫn còn phổ biến vào thời của Sor, nhưng âm nhạc của ông không thể hiện Tây Ban Nha nhiều. Sor là một người sống lưu vong. Khi về già, càng tập trung vào guitar, Sor trở lại với những sáng tác đặc trưng cho đất nước mình khi hi vọng hồi hương đã không còn.

FERNANDO SOR (1778-1839)

Fernando Sor sinh năm 1778 tại Barcelona và được làm lễ rửa tội ngày 14 tháng 2 năm đó với tên Thánh là Joseph Fernando Macari Sors hay José Fernando Macarurio Sors. Quê quán nội ông là Catalonia, một vùng của bán đảo Iberian cũng là một phần của Tây Ban Nha nhưng cũng có ngôn ngữ và nền văn hóa đặc trưng. Đặc biệt, cây guitar thường được gắn liền với Catalonia. Cha ông là người chơi guitar và cũng ưa thích opera Ý. Sor theo học guitar từ nhỏ và mau chóng thành thạo. Cậu cũng hát, sáng tác ca khúc, chuyển soạn, chơi violin, và thậm chí lập ra một hệ thống ký hiệu âm nhạc của riêng mình.

Gia đình Sor đã sớm định hướng cho con trai mình một sự nghiệp trong quân ngũ. Nhưng những tài năng âm nhạc lại cần được nuôi dưỡng và Sor được gởi theo học âm nhạc tại Tu viện Montserrat. Tại đó Sor tiếp cận với những tác phẩm của Haydn và những nhà soạn nhạc khác bên ngoài Tây Ban Nha. Đây cũng là nơi những sáng tác đầu tiên của Sor ra đời. Đến khi cha mất, Sor đành bỏ dở việc học vì lý do tài chính.

Khoảng 17 hay 18 tuổi, Sor nhập ngũ với quân hàm trung úy. Là một sĩ quan xuất thân trong một gia đình khá giả, Sor có nhiều thời gian cho âm nhạc, ít nhất là vào thời gian đầu. Khoảng năm 1797 ông tìm thấy trong thư viện của người quản lý nhà hát Barcelona libretto của một vở opera với nền là một giai điệu Hy Lạp cổ và tìm cách phục hồi nó. Vở opera Telemaco nell’isola de Calipso, với 15 buổi diễn tại Barcelona, đã thu hút công chúng vì tuổi đời tác giả của nó. Sor cũng viết nhiều tác phẩm thanh nhạc khác và một số sonata cho guitar. Ông đến thủ đô Madrid hai lần và được nữ công tước Alba (người đã từng mua những bức tranh của danh họa Francisco Goya) bảo trợ. Khoảng giữa năm 1804 và 1808 ông công tác ở vùng Andalusia.

Quân đội Napoleon xâm lược Tây Ban Nha năm 1808. Vào thời gian đầu, Sor cũng như những người Tây Ban Nha khác đã tham gia chống quân Pháp.Trong giai đoạn đó ông có sáng tác các bài ca ái quốc. Một trong số đó, “Himno de la Victoria,” được hát vang trong chiến thắng của người Tây Ban Nha tại Madrid. Sor tham gia các hoạt động quân sự, nhưng cũng dành thời gian sáng tác những bài ca lãng mạng, gọi là seguidillas. Loạt tác phẩm mang đậm chất Tây Ban Nha này lại thường không được các học giả nghiện cứu nhiều.

Sau một thời gian, nhiều người Tây Ban Nha bắt đầu nghĩ rằng Napoleon vẫn còn tốt hơn so với vị vua đã từng trị vì họ. Sor cũng nằm trong số đó – những người thân Pháp – và hợp tác với Napoleon với hi vọng tổ chức được một chính quyền tiến bộ. Sor làm ủy viên cảnh sát tại Jerez trong hơn hai năm và không sáng tác nhiều trong thời gian này. Năm 1812 khi Napoleon thất thế quân Pháp rút khỏi Tây Ban Nha, Sor đã đến Paris. Đó có lẽ là một quyết định đúng, bởi những người đồng sự với ông đều bị bắt giữ dưới quyền vua Tây Ban Nha Fernando VII. Tại Paris, Sor chỉ là một nhạc sĩ vô danh, với phong cách nặng tính địa phương đã lỗi thời gần một thế kỷ rưỡi. Có nhiều điểm chưa được làm rõ về cuộc sống trong giai đoạn 1813 và 1815 của Sor ; có lẽ là ông đã kết hôn và có một cô con gái là Catherine hoặc Julia. Điều chắc chắn là Sor rất chán nản vì không có nhiều cơ hội ở Paris. Sor đến London và lưu lại đó trong 8 năm (1815-1823). Tại đó Sor được sự giúp đõ của một nhóm người Tây Ban Nha lưu vong và công việc có vẻ khấm khá hơn. Ông tổ chức được nhiều buổi diễn với guitar hoặc đôi khi làm ca sĩ. Sor bắt đầu có nhiều mối quan hệ với giới quý tộc Anh và có lúc biểu diễn tại các trang viên của họ. Trong số những lời đề tặng có nhiều cái tên thuộc tầng lớp thượng lưu Luân Đôn.

Nhiều tác phẩm của ông được xuất bản tại Anh, với 33 arietta thanh nhạc Ý đã gây nhiều tiếng vang. Một bài viết trong the Repository of Arts được Brian Jeffery trích dẫn: “Những tác phẩm thanh nhạc của Sor nhận được nhiều sự tán thưởng của công chúng. Một chùm arietta mới cũng gây xôn xao như một cuốn tiểu thuyết của Waverley”. Sor cũng bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm cho guitar. Guitar không được biết đến nhiều ở Anh cho đến thế kỷ 19, nhưng Sor dường như đã một mình tạo được chỗ đứng cho guitar, đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Sor là bộ Variations on a Theme of Mozart (Những khúc biến tấu trên chủ đề của Mozart) Opus 9 xuất bản năm 1821. Sor dần nổi tiếng là một nghệ sĩ guitar tài năng.

Sor cũng có tiếng tăm trong lĩnh vực ballet. Cendrillon (1822) nhận được sự ủng hộ từ cả công chúng và những nhà phê bình và đã được diễn ở Paris năm 1822. Qua công việc, Sor có quan hệ với Félicité Hullin, trẻ hơn ông khoảng 20 tuổi. Giữa họ nảy sinh tình cảm và năm 1823 khi Hullin được nhận làm diễn viên múa chính cho Cendrillon tại Nhà hát Bolshoi ở Moscow năm 1823 Sor cũng theo cùng. Trong chuyến đi Nga qua nhiều nước châu Âu này, Sor đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn trên đường đi. Họ dừng chân một thời gian dài tại Paris, Berlin và Warsaw. Tại thủ đô nước Đức, Sor liên hệ với nhà xuất bản Simrock – nhà xuất bản đã từng xuất bản nhiều tác phẩm của Beethoven – và xuất bản được 21 tác phẩm cho guitar. Đến Nga, Sor lưu lại đến khoảng năm 1826 hay 1827, xuất bản thêm nhiều tác phẩm cho guitar. Ông cũng nổi tiếng trong lĩnh vực ballet tại đây ; 3 tác phẩm đã được diễn tại Moscow. Đây cũng chính là thời gian Sor viết nhiều tác phẩm cho guitar và tập trung vào sáng tạo các giai điệu mới hơn là sử dụng lại của mình trước đây hay viết các khúc biến tấu.

Một vài tác phẩm mới cũng khó như bộ Variations on a Theme of Mozart đã ra đời và một số showpieces được Sor sáng tác để thể hiện kỹ thuật của mình. Nhưng khi xuất bản nhiều tác phẩm, Sor gặp phải một vấn đề: trừ Tây Ban Nha và Ý, guitar còn rất xa lạ với châu Âu và hầu như ít ai đáp ứng được độ khó của các tác phẩm. Có lúc Sor đã than phiền rằng sự thiếu vắng các tài năng guitar làm giảm cảm hứng sáng tác của mình, nhưng sau khi cùng Hullin trở về châu Tây Âu khoảng năm 1826-1827, đến Paris, ông bắt đầu xuất bản các tác phẩm phổ biến kiến thức từ khoảng thời gian dạy guitar.

Cuốn “Méthode pour la guitare” (Phương pháp học guitar) được viết vào khoảng cuối thập kỷ 1820 và xuất bản năm 1830. Nó được công nhận là một trong những tác phẩm lớn về kỷ thuật cho guitar và Sor bổ sung thêm một số tác phẩm vào những năm 1830. Những tác phẩm ở trình độ cao nhất (thường có tên “Etudes” hay “Leçons”) đã được công diễn rộng rãi trong các buổi hòa nhạc. Khoảng giữa năm 1828 và 1839 Sor viết 12 bản song tấu, thể loại ông chưa từng nghiên cứu trước đây. Tất cả đều có giá trị mở rộng vốn tác phẩm cho guitar.

Cái chết của con gái năm 1837 gây ảnh hưởng lớn đến Sor, cũng như sự thất bại trong nỗ lực xin được hồi hương để sống những năm tháng cuối đời. Sor dạy nhạc tại Paris. Ông bị đau khí quản trong nhiều năm và qua đời tại đó ngày 10 tháng 7 năm 1839.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
[ad_1] Sau 5 năm lăn lội với nghề (làm ca sĩ hát lót, đi bán dĩa nhạc dạo để quảng bá tên tuổi), Phi Nhung lần đầu tiên được giới...

Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
[ad_1] Để vinh danh và tưởng nhớ nhạc sĩ Lê Dinh với hơn 40 cống hiến nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ đã cùng nhau tổ chức một đêm nhạc để...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
[ad_1] Ca sĩ Elvis Phương là một trong những giọng ca rất được yêu thích thập niên 1960-1970, và đây là top 5 ca khúc hay nhất của ông. Nguồn:...

Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
[ad_1] Trong mắt nhạc sĩ Trúc Hồ, Như Quỳnh không chỉ có giọng ca đẹp, vóc dáng xuất sắc mà còn giỏi múa, ăn ảnh, bắt camera, trình diễn rất...

Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
[ad_1] CA KHÚC "ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY" Thơ: Quang Dũng Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niên 1970 Ca sĩ thể...

Thế Sơn – Thủy Tiên: Từ đôi song ca nổi tiếng ở trong nước đến ca sĩ hải ngoại đình đám
Thế Sơn – Thủy Tiên: Từ đôi song ca nổi tiếng ở trong nước đến ca sĩ hải ngoại đình đám
[ad_1] Mỗi khi xuân về, các ca khúc xuân lại vang lên khắp các ngõ ngách từ phố phường đô thị tới thôn quê xa vắng. Trong những khúc nhạc...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Hương Thủy: Xứng danh đóa hoa phù sa miền sông nước
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Hương Thủy: Xứng danh đóa hoa phù sa miền sông nước
[ad_1] Ca sĩ Hương Thủy là một trong những ca sĩ hát nhạc dân ca, cải lương nổi tiếng, được nhiều người mến mộ. Nguồn: Internet Ca sĩ Hương Thủy...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

“Tình yêu trả lại trăng sao” của Lê Dinh: Lời nghẹn đắng dành cho cuộc tình buồn
“Tình yêu trả lại trăng sao” của Lê Dinh: Lời nghẹn đắng dành cho cuộc tình buồn
[ad_1] CA KHÚC "TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO” Ca khúc “Tình yêu trả lại trăng sao” ra đời trong hoàn cảnh nào? “Tình yêu trả lại trăng sao” là...

Cố danh ca Quỳnh Giao và đôi lời về dòng “nhạc sến”
Cố danh ca Quỳnh Giao và đôi lời về dòng “nhạc sến”
[ad_1] Nếu có phải giải thích cho người ngoại quốc về tân nhạc Việt Nam, có lẽ chúng ta sẽ hơi lúng túng. Có lần một bà bạn Mỹ (một...

Ads Bottom