Trong chồng báo cũ: Nhạc sĩ Anh Việt Thu – Người khách lạ ngẩn ngơ trong làng âm nhạc Việt Nam

10/01/2025.


Trong hàng trăm nhạc sĩ nhạc vàng nổi danh trước 1975, nhạc sĩ Anh Việt Thu có một chỗ đứng đặc biệt. Nét nhạc của ông có sự khác biệt đáng kể so với đồng nghiệp, những ca khúc nổi tiếng như Tám Điệp Khúc, Đa Tạ, Gió Về Miền Xuôi… được sáng tác dựa trên âm giai ngũ cung đầy dân tộc tính, đem lại cảm xúc mãnh liệt cho người nghe suốt 60 năm. Ông cũng sáng tác Hùng ca, những bài hát trong tập Đường Chúng Ta Đi, điển hình là bài Trên Đầu Súng đã được trung tâm Asia dàn dựng gần đây, có giai điệu hùng tráng khác lạ. Những bài nhạc giai điệu bolero bất tử do ông sáng tác như Người Ngoài Phố, Hai Vì Sao Lạc, Mùa Xuân Đó Có Em… luôn được khán thính giả nhiều thế hệ yêu thích. Là một nhạc sĩ được đào tạo chính quy, tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, gia tài âm nhạc của nhạc sĩ Anh Việt Thu có thể sẽ còn lớn lao hơn nữa nếu ông không đột ngột qua đời năm 1975 vì bạo bệnh. Sau đây là một bì báo hiếm hoi viết về người nhạc sĩ tài hoa này năm 1972:

Những ca khúc khởi đi từ một nguồn sống bắt rễ và hòa hợp trong tâm hồn người miền Nam đã được thể hiện hầu hết trong những nhạc phẩm của người nhạc sĩ trẻ Anh Việt Thu.

Điều nầy khó tìm thấy được ở những người sáng tác nhạc hiện nay. lý do thật dễ hiểu, vì Anh Việt Thu đã được sống và đã được nuôi dưỡng bằng những chất liệu thơ mộng nhưng nhọc nhằn chính trên vùng đất quê hương.

Những cảm xúc thật chân thành được anh ghi lại qua những nhạc phẩm đã góp mặt trong sinh hoạt tân nhạc đã gây một sự chú ý đặc biệt cho giới thưởng ngoạn. Đó là sự thận trọng trong trong việc xử dụng ngôn từ cũng như một đường lối sáng tác không nhằm phục vụ thị hiếu của thính gỉa hay nói cách khác là nhạc thời trang.

Anh Việt Thu đã viết nhạc từ nhiều năm và đã nổi tiếng. Những nhạc phẩm đã dựng nên tên tuổi của anh hiện nay phải kể đến:
– Giòng An Giang
– 8 Điệp Khúc
– Đa Tạ
– Gió Về Miền Xuôi
– Những Bài Hát Viết Trên Tóc Mẹ (tuyển tập)

Với những lời ca ở những nhạc phẩm vừa kể, thật nhẹ nhàng với những tiết điệu âm giai thật nhuyễn bằng 1 kỹ thuật đã được tinh lọc. Những thể điệu dân ca, lý con sáo, hò lơ được anh kín đáo đưa vào nhạc phẩm nếu không để ý khó nhận biết được.


Băng Nhạc Anh Việt Thu trước 1975

Khi hỏi nguyên nhân nào anh đưa những thể điệu ấy vào nhạc bằng lối hẹp như thế, Anh Việt Thu cho biết:

Người ta đã hiểu lầm về dân ca như một biểu lộ sức sống và màu sắc địa phương tính, thực ra dân ca tự chuyên chở với những nét đặc thù. Tôi thường có dịp sống trên những đồng bằng châu thổ Cửu Long, tôi nhận biết được một điều, sự sinh hoạt trên đồng ruộng, trên kinh rạch miền Nam không phải chỉ bắt đầu bằng những giọng ầu ơ, ru em, lý con sáo hay ký ngựa ô mà nó là một đồng vọng sâu thằm cùng gió và mây nước. Tiếng ca trên đồng ruộng nó phảng phất một âm vang đồng vọng và đã được trộn lẫn vào thiên nhiên. Như thế, sự ghi nhận ấy khi đưa vào nhạc có thể người ta thất vọng vì không tìm thấy những ồn ào của một thực tế chưa thoát.

Cái “La voix du silence” đôi khi phải hiểu như một cách thể đồng thanh và dân ca đã được biến hóa.

Quan niệm dân tộc tính, không có nghĩa là góp nhặt một vài câu đưa vào tác phẩm hay làm cho “quê đi” mà là cảm xúc được từ tinh túy dân tộc.

Anh luôn luôn có những ưu tu băn khoăn về bộ môn nhạc hiện nay. Anh cho rằng người sáng tác phải thận trọng với chính mình thì mới có thể nâng cao được nghệ thuật thưởng ngoạn của thính giả. Trong khi đó nhìn sâu vào số lượng nhạc phẩm xuất hiện hàng tuần, chúng ta ít khi tìm thấy được những nhạc phẩm vừa ý và giá trị.

Hiện nay Anh Việt Thu phụ trách giờ âm nhạc tại đài truyền hình Việt Nam, trưởng ban Phù Sa và cũng là 1 nhạc sĩ du ca được cảm tình nhiều nhất của giới trẻ.

Trong số những nhạc sĩ hiện đang phục vụ cho môn nầy, Anh Việt Thu có một vóc dáng đặc biệt của một kẻ trầm tư. Anh không lớn lối cũng như rất khác khổ với chính mình. Anh Việt Thu đã cho biết quan niệm sống của anh như sau:

Người nghệ sĩ là người tuyệt vời nhất, vì họ đã sống đẹp và họ đã chế ngự được những tình cảm vụn vặt đặt trên sự tự trọng và ý thức của lòng họ.

Nhìn vào quá trình hoạt động của Anh Việt Thu, chúng ta thấy bao giờ anh cũng riêng lẻ, anh có những nét nhạc riêng với những thi ngữ (langage poétique) đã khai thác một cách tài tình, tuyệt duyệt trong những nhạc khúc của anh.

Trong chiều khởi sắc cho một giai đoạn mới kể từ hơn một năm nay, người ta phải ngạc nhiên với những ca khúc bi hùng tráng của anh: Đường Chúng Ta Đi, 15 bài hát viết trên đường gian nan đi tới, viết về một ngày rực rỡ trên quê hương ta, viết từ hằng trăm hằng nghìn quả tim hừng hực nóng bỏng từng đêm từng ngày trong nỗi cùng cực vô biên chờ một sớm mai hồng rực sáng.

Nhiều người hoạt động cùng giới với Anh Việt Thu đã có một nhận xét về nhạc sĩ Anh Việt Thu như sau:

Trong lối đi khó khăn mà Anh Việt Thu đã chọn để đưa vào âm nhạc một nghệ thuật mới lạ hơn đó là một tham vọng quá lớn. Nếu Anh Việt Thu chú tâm hơn nữa về soạn phẩm (Orchestration) và hòa âm thì chắc chắn Anh Việt Thu sẽ thanh công hơn nữa trên lộ trình mà anh đã chọn lựa khai phá những chiều hướng mới và làm giàu nét nhạc.

Những nhận xét ấy chắc chắn không đi quá xa đối với khả năng của anh. Chúng ta hy vọng vào những cố gắng của Anh Việt Thu mà thời gian sẽ mang đến nhiều sắc thái khác bất ngờ hơn nữa.

Riêng người viết, tôi rất xúc động khi dừng chân nghe những người đồng đội hát nho nhỏ với lòng mình: nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng.

Tác giả: Thuận Dương





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”
Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”
[ad_1] Khi nhắc đến những ca khúc nhạc vàng viết về xứ Huế nổi tiếng nhất, người ta thường nghĩ đến các bài quen thuộc như Mưa Trên Phố Huế,...

Ca khúc Xa Vắng (Y Vân) và nỗi lòng người chinh phụ: “Vắng chàng, điểm phấn trang hồng với ai?”
Ca khúc Xa Vắng (Y Vân) và nỗi lòng người chinh phụ: “Vắng chàng, điểm phấn trang hồng với ai?”
[ad_1] Thuở trời đất nổi cơn gió bụiKhách má hồng nhiều nỗi truân chuyên… Đó là 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của tác giả Đặng Trần Côn...

Văn Cao – Một tinh cầu giá lạnh (tùy bút Tạ Tỵ)
Văn Cao – Một tinh cầu giá lạnh (tùy bút Tạ Tỵ)
[ad_1] Văn Cao đã khóc tiếng đầu tiên để chào cửa biển Hải Phòng với ngần ấy gia tài. Văn Cao lớn lên và được dạy dỗ bằng nước mắt...

Trong chồng báo cũ: Thanh Thúy – Tiếng hát của định mệnh đối kháng trong thân phận Việt Nam
Trong chồng báo cũ: Thanh Thúy – Tiếng hát của định mệnh đối kháng trong thân phận Việt Nam
[ad_1] Trong làng nhạc vàng Việt Nam trước 1975, có rất nhiều nữ danh ca nổi tiếng, nhưng có lẽ không có ai có được đông đảo sự mến mộ...

Hoàn cảnh sáng tác Trở Về Mái Nhà Xưa (lời Việt Phạm Duy) – Khúc hát dành cho những người tha hương
Hoàn cảnh sáng tác Trở Về Mái Nhà Xưa (lời Việt Phạm Duy) – Khúc hát dành cho những người tha hương
[ad_1] Cách đây hơn 100 năm, vào cuối thế kỷ 19, khi đón thủ tướng nước Ý Giuseppe Zanardelli đến khách sạn của mình bên vịnh Napoli, thị trưởng của...

Nghệ sĩ Hùng Cường và những lần bị “tai tiếng” trên báo chí năm 1972: Bệnh vực con là Quang Bình, ẩu đả với học trò
Nghệ sĩ Hùng Cường và những lần bị “tai tiếng” trên báo chí năm 1972: Bệnh vực con là Quang Bình, ẩu đả với học trò
[ad_1] Ngày 20/5/1972, Nhật báo Sóng Thần đăng một mẩu tin có tựa đề: Hùng Cường và chiến dịch “thanh minh thanh nga” như sau: Nghệ sĩ Hùng Cường mấy...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”
[ad_1] Nhạc tình ca của Ngô Thụy Miên luôn có đầy đủ những cung bậc hạnh phúc lẫn thương đau, nhạc tình của ông có ca từ rất đẹp và...

Tìm hiểu ý nghĩa ca khúc “Vết Lăn Trầm” của Trịnh Công Sơn
Tìm hiểu ý nghĩa ca khúc “Vết Lăn Trầm” của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào Việt Nam mạnh mẽ từ những năm thập niên 1960, ảnh hưởng cả vào trong âm nhạc, trong các ca khúc Lê...

Danh ca Chế Linh thông báo về vấn đề bản quyền ca khúc của Tú Nhi sáng tác
Danh ca Chế Linh thông báo về vấn đề bản quyền ca khúc của Tú Nhi sáng tác
[ad_1] Đầu năm 2024, danh ca Chế Linh thông báo việc những ca khúc do ông sáng tác (với bút danh Tú Nhi, Lưu Trần Lê) không còn liên quan...

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”
Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”
[ad_1] “…Tôi lại gặp được tình yêu. Tôi không lẩn tránh nó dù biết không giữ nó được suốt đời. Cuộc tình khởi sự bằng bài Thương Tình Ca :...

Ads Bottom