Trang chủ
Tiểu sử NSND Trần Tiến
NSND Trần Tiến là một trong những nghệ sĩ tài hoa nhất của sân khấu kịch nói Việt Nam của nửa thế kỷ trước. Với vốn sống phong phú và sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, qua các vai diễn của mình, ông đã gửi gắm những thông điệp riêng với những suy tư, trăn trở về cuộc đời, về thân phận con người… Sự ra đi của nghệ sĩ vào chiều Mùng 1 Tết Quý Mão quả là một sự mất mát to lớn đối với nền nghệ thuật nước nhà, để lại nhiều niềm tiếc nuối cho các thế hệ sau. Cùng chúng tôi nhìn lại tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp của NSND Trần Tiến qua bài viết dưới đây.
Tên thật | Trần Văn Tiến |
Nghệ danh | Trần Tiến |
Năm sinh | 05/04/1937 |
Năm mất | 22/01/2023 |
Quê quán | Hà Nội |
Nghề nghiệp | Diễn viên |
Năm hoạt động | 1962-2012 |
Tác phẩm nổi bật | Quẫn; Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Nguyễn Trãi ở Đông quan; Nguyễn Văn Trỗi; Thằng Bờm; Hà Nội 12 ngày đêm; Bi, đừng sợ!… |
Giải thưởng | Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1997 |
Gia đình/vợ/chồng | Vợ: NS Lê Mai (trước 1970) Con cái: 3 (Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi) |
Thông tin liên hệ | Đang cập nhật |
Mạng xã hội | Không có |
NSND Trần Tiến sinh ngày 5 tháng 4 năm 1937 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Gia đình ông có ba anh em. Anh trai của ông là NSƯT Trần Văn Nghĩa từng là Giám đốc Nhà hát múa rối Trung ương.
Ông cũng là bố của 3 nữ nghệ sĩ nổi tiếng tài sắc là: Nghệ sĩ Lê Vân, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Lê Vi và Nghệ sĩ Nhân dân Lê Khanh (NSND Lê Khanh).
Nghệ sĩ Trần Tiến từng theo học tại trường Trung học cơ sở Trưng Vương và trường Bưởi. Vốn là người hiền lành, ngoan ngoãn từ nhỏ, ông còn là người học sinh giỏi đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên. Do đó, bố mẹ ông hướng cho ông theo học ngành khoa học kỹ thuật tuy vậy sau này do có duyên với nghệ thuật đã khiên ông đam mê nghệ thuật với sân khấu lúc nào không hay.
NSND Trần Tiến là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng của làng sân khấu Việt Nam, một diễn viên điện ảnh tài năng và một tâm hồn nghệ sĩ đa mang, đa cảm với những vai diễn để đời trong lòng khán giả. Có thể kể tới một số vai diễn đã làm nên tên tuổi của Nghệ sĩ Trần Tiến như Đế Thích trong Hồn Trương Ba da hàng thịt, Cố vấn ái tình trong “Kén rể” hay Đại Cát trong vở Quẫn… . Các vai diễn này đã trở nên nổi tiếng đến mức khán giả cũng gọi ông bằng Đại Cát hay “Cố vấn ái tình” mà bỏ qua cái tên Trần Tiến của ông.
Trần Tiến bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ 1954, khởi đầu với Chèo với một số vai diễn hề gậy, hề chèo ấn tượng. Anh trai của nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến là nghệ sĩ Trần Nghĩa trở về sau kháng chiến. Sau đó anh trai của ông đã khuyên ông đi theo các đoàn nghệ thuật để phục vụ bộ đội. Với bản tính nhút nhát thêm sự tò mò cũng như muốn thay đổi bản thân ông đã tham gia đoàn nghệ thuật.
Và từ đó những vai diễn của ông ban đầu chỉ đơn giản là việc hát đồng ca hoặc diễn một vai nhỏ trong đàn múa tập thể, thỉnh thoảng được chạy qua chạy lại trên sân khấu, còn với kịch nói thì chỉ thoáng qua những vai quần chúng hòa vào đám đông.
Sau đó, NSND Thế Lữ và NSND Đào Mộng Long đã phát hiện năng khiếu trời phú của Trần Tiến nên đã khuyến khích ông đến với kịch nói và sau này là điện ảnh. Cũng từ đó ông được rất nhiều anh chị em nghệ sĩ giúp đỡ, động viên ông đến với nghề và chung thuỷ với nó cho đến ngày hôm nay.
Năm 1961, ông học khóa diễn viên Trường Nghệ thuật Sân khấu cùng Thế Anh, Ngọc Hiền, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Thanh Tú, Mỹ Dung…
NSND Trần Tiến ghi dấu ấn trong lòng khán giả Thủ đô nửa thế kỷ trước qua những vai diễn như Đại Cát trong “Quẫn”, Đế Thích trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Hoài Nghi trong “Chuông đồng hồ điện Kremli”, Cố vấn ái tình trong “Kén rể”… Những vai diễn này trở nên nổi tiếng đến mức khán giả cũng gọi ông bằng Đại Cát hay “Cố vấn ái tình” mà bỏ qua cái tên Trần Tiến của ông.
Không chỉ có những vai chính diện mang đến khán giả những suy tư trăn trở, NSND Trần Tiến còn là một trong những tên tuổi hiếm hoi còn có được thành công trong những vở hài kịch bằng khả năng diễn xuất tài tình hiếm có.
Ngoài những vai diễn xuất thần, NSND Trần Tiến còn được kể lại với những lần “tiếm quyền” của đạo diễn để làm cho vai diễn hợp lý hơn, nhiều đất diễn để khai thác nội tâm hơn dù đó có là những tên tuổi đình đám như Lưu Quang Vũ hay Nguyễn Đình Nghi.
Nhờ những đóng góp như vậy nên NSND Trần Tiến, một trong nhưng diễn viên chính cứng cựa của thời sân khấu thời ấy. Ông ghi dấu ấn với những vai diễn để đời trong lòng khán giả một diễn viên điện ảnh tài năng và có cuộc sống với những tháng ngày gió mưa phiêu bồng của một tâm hồn nghệ sĩ đa mang, đa cảm.
Năm 1997, NSND Trần Tiến được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất. Trần Tiến là diễn viên của Nhà hát kịch Trung ương đến năm 2012 thì nghỉ hưu.
Thành công trên con đường sự nghiệp thế nhưng nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến lại có cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Ông kết hôn với nghệ sĩ ưu tú Lê Mai vào năm 1958 lúc bấy giờ cặp đôi Trần Tiến – Lê Mai là cặp đôi trai tài gái sắc trong làng nghệ thuật của Việt Nam, cùng công tác ở Đoàn Kịch nói Trung ương (nay là Nhà hát Kịch Việt Nam). Ông bà có với nhau ba người con gái đều là nghệ sĩ nổi tiếng và xinh đẹp: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi.
Tuy vậy do những rạn nứt trong gia đình mà hai người họ đã ly hôn vào năm 1971.
Sau khi Lê Vân phát hành cuốn tự truyện Lê Vân, yêu và sống, cuộc sống của Trần Tiến có sự đảo lộn, trong cuốn sách Lê Vân miêu tả ông là một người bố không tốt khiến ông rất buồn bực. Lê Vân công khai xin lỗi ông qua báo chí, mối quan hệ gia đình cũng dần bình thường trở lại.
Những năm tuổi già, dù NSND Trần Tiến và vợ là diễn viên Lê Mai đã ly hôn từ lâu, nhưng hai ông bà vẫn sống chung trong nhà của con gái Lê Khanh. NSND Lê Khanh nhận chăm sóc cho bố mẹ già trong nhiều năm.
Ông an hưởng tuổi già với một người phụ nữ tên Hạnh, bà rất được Lê Khanh kính phục. Vốn là người lãng tử, tuy đã về già nhưng ông vẫn có thú thích được tụ tập, được ngâm nga chén trà, chén rượu, được hàn huyên trò chuyện với bạn hữu.
Vào chiều ngày 22 tháng 1 năm 2023 (mùng 1 Tết Nguyên Đán năm Quý Mão), ông qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi. Được biết, trong 5 năm trước khi qua đời, ông đã mắc bệnh giãn phế nang và phải sống chung bình oxy trong suốt quãng thời gian đó.
Lễ tang do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam và gia đình tổ chức. NSƯT Xuân Bắc – giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam – là trưởng ban lễ tang. Nhà hát Kịch Việt Nam là nơi Trần Tiến có thời gian công tác lâu nhất, gắn bó cho tới ngày nghỉ hưu.
Lễ tang của nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến có rất đông nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực và thuộc nhiều thế hệ cùng đến viếng.
Không chỉ có những nghệ sĩ gạo cội mà còn có các nghệ sĩ trẻ như Thu Quỳnh (vai Mi sói trong phim Quỳnh “Búp bê”), Thanh Sơn ở Nhà hát Tuổi Trẻ, các nghệ sĩ trẻ của Nhà hát Kịch Việt Nam, đạo diễn Bảo Nhân, đạo diễn Phan Đăng Di…
Sau khi tang lễ diễn ra, NSND Trần Tiến sẽ được an táng tại Nghĩa trang Yên Kỳ, Hà Nội.
Vĩnh biệt một tài năng nghệ thuật, một nhà lao động nghệ thuật nghiêm túc được yêu mến, kính trọng hết mực và mong ông được yên nghỉ!
Đó là tất cả những điều chúng tôi tìm hiểu được về cuộc đời, sự nghiệp của NSND Trần Tiến. Hi vọng có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự nghiệp của một người nghệ sĩ tài ba và thêm cảm phục một tài năng của nghệ thuật nước nhà. Và đừng quên theo dõi HopAmGuitar.vn để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất nhé!