Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980

10/01/2025.


Ca sĩ Hải Lý từng là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng (của 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) thời trước 1975, nhưng qua tới hải ngoại thì cô mới bắt đầu thành danh, ban đầu là xuất hiện trong các cuộn băng của nhạc sĩ Anh Bằng thực hiện từ những năm đầu thập niên 1980 (băng Lê Minh Bằng). Thời gian sau đó, Hải Lý thu âm nhiều ca khúc cho trung tâm Đời của thi sĩ Nguyên Sa.

Trong bài báo năm 1992, Nguyên Sa đã dành một phần rất dài để viết về giọng hát Hải Lý như sau:

Hải Lý, Duy Quang, Thái Hiền, Ngọc Lan, Khánh Ly là những khuôn mặt trình diễn nhạc Phạm Duy hàng đầu ở hải ngoại. Như Thái Thanh, Lệ Thu, Julie đã mang Phạm Duy đến cho người thưởng ngoạn ở trong nước trước 1975. Hải Lý thành công rực rỡ với Mùa Thu Chết, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu Vết Sâu. Khi Hải Lý ca Mùa Thu Chết, năm 1982, ở hải ngoại, chưa có ai ở hải ngoại trình bày Mùa Thu Chết trong băng nhạc. Hải Lý khởi đi hơi nhẹ, được nửa câu mới nhập vô mức độ bình thường của âm thanh rồi bốc lên tuyệt vời cảm xúc. Hải Lý thời kỳ khởi đầu có thói quen đó, khi bắt đầu bài ca Hải Lý đứng xa máy vi âm, rồi mới nhẹ nhàng tiến lại gần.


Hải Lý hát Mùa Thu Chết

Trong bài Một Đời Yêu Anh của Trần Thiện Thanh Hải Lý đã trình bày trong băng nhạc và video đến nay cũng vẫn chưa ai qua mặt được, cũng bị khuyết điểm nhỏ bắt đầu hơi nhỏ. Khi ca sĩ đang vút cao, phải nhỏ lại vì nhu cầu diễn tả, e sợ xuống giọng nhẹ không kịp, người trình diễn thường sử dụng thêm kỹ thuật tìm lấy khoảng cách, đẩy máy vi âm xa hơn. Làn hơi đang còn mạnh, máy vi âm bị cách xa thêm chút ít, âm thanh vẫn sáng, không bị mờ. Nhưng khi bắt đầu bài ca, không vô ngay với một cường độ âm thanh đầy đủ, giọng hát sẽ bị tối, bị mờ. Tôi chỉ nhận biết được kỹ thuật này về sau, thật lâu về sau. Nếu tôi biết vào thời điểm đó, hẳn nhiên tôi đã yêu cầu Hải Lý sửa lại chút xíu khuyết điểm rất nhỏ đó.


Nghe Hải Lý hát Một Đời Yêu Anh

Tùng Giang khi thâu Một Đời Yêu Anh cho Hải Lý nhận biết được ngay sơ hở đó, nhưng Tùng Giang chỉ nói khi thâu phải giữ khoảng cách với máy vi âm một cách đều đặn. Tôi không hiểu có lúc nào Hải Lý đứng cách máy vi âm không đều đặn, Hải Lý cũng không có vẻ hiểu rõ Tùng Giang. Trong mọi trường hợp, khuyết điểm này đã được Hải Lý tự tìm thấy mau chóng về sau và đã khắc phục hoàn toàn.

Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu cũng như Vết Sâu, những bài này của Phạm Duy, Hải Lý vô ào ạt, đầy xúc động và gây chấn động nơi người nghe tức khắc. Khi Hải Lý ca Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu cũng chưa có ai thâu bài đó ở hải ngoại. Mùa Thu Chết do tôi chọn cho Hải Lý.

Tôi biết tiếng hát Hải Lý qua băng của nhạc sĩ Lê Minh Bằng. Bài đầu tiên của Hải Lý mà tôi nghe thấy là Tình Là Sợi Tơ, nhạc Trần Ngọc Sơn, con trai của nhạc sĩ Anh Bằng, người nhạc sĩ trẻ chơi lục huyền, soạn hòa âm và sáng tác nhạc đều tài hoa. Hải Lý ca Tình Là Sợi Tơ rất tới, giọng ca mạnh, tươi vui, rất thích hợp với thể điệu cha cha cha của Tình Là Sợi Tơ. Những bài cha cha cha Hải Lý trình bây về sau đều tuyệt vời. Mùa Đông Của Anh. Yêu Em Dài Lâu. Cha Cha Cha và Valve là hai thể điệu Hải Lý thành công nhất. Hải Lý thật ra ca được đủ thể điệu, là người của vũ trường, Hải Lý sáng chói được ở nơi đó chính vì ca được đủ thể điệu. Nhưng Cha Cha Cha và Valse là hai sở trường của Hải Lý. Tôi vẫn nghĩ nếu Hải Lý thực hiện một cuốn cha cha cha thì hẳn nhiên phải gặt hái được thật nhiều thành công.


Nghe Hải Lý hát Tình Là Sợi Tơ

Nhưng Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu Hải Lý tự chọn và Vết Sâu thì chính Phạm Duy chọn cho Hải Lý. Chọn bài cho Hải Lý cũng như cho các ca sĩ khác để thâu băng, trong nhiều năm tôi vẫn nhờ đến sự cộng tác của Hải Lý. Hải Lý tìm được bài hay thâu vào băng, trước mỗi bài Hải Lý đọc tên bài, tên nhạc sĩ và thể điệu để giúp tôi tiện dụng trong việc chọn lựa. Chọn nhiều bài của cùng một tác giả đứng kế tiếp bên nhau không tốt bằng chọn bài của những tác giả khác biệt đứng bên nhau ngoại trừ làm băng nhạc của một tác giả. Cũng vậy, một bài bolero rồi một cha cha cha, thì hơn là ba bốn cha cha cha liền ồn ào quá, slow, rumba rồi valse thì hơn là ba bốn valse liền nhau quá thính phòng.

Hải Lý cũng giúp tôi tìm bài hay bằng cách ca trong điện thoại cho tôi nghe một đoạn của bài ca trước khi thu vào băng gởi cho tôi. Bài nào Hải Lý ca tôi thấy được quá tôi nhờ nữ ca sĩ thu giùm tôi vào băng. Khi Hải Lý ca qua điện thoại cho tôi Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu tôi có cảm xúc thật mạnh.


Nghe Hải Lý hát Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu

Bài ca hay quá. Lời cũng thơ cũng rất được. Kỹ thuật chặt câu thơ lục bát ra để đưa lên từng cung bậc mỗi lúc mỗi cao hơn làm cho cảm xúc của người nghe mỗi lúc một chất ngất hơn. Tôi không biết người sáng tạo có những xúc động đổi thay dâng cao như thế nào mỗi khi chuyển đổi cung bậc của Gọi Em, nhưng tôi thì cảm xúc xô tới như sóng. Lớp sóng nhỏ chưa tan, lớp sóng lớn hơn ào tới, lớp thứ nhì còn làm tôi choáng váng, lớp sóng kế tiếp ngút đầu vật tôi chìm xuống biển sâu, cuốn tôi trôi đi. Tôi để tôi trôi đi, hân hoan, hạnh phúc. Tiếng Hải Lý ở đầu dây nói hết rồi, tôi yêu cầu Hải Lý ca lại. Tôi không muốn rời bỏ Ẩn Lan, tôi không muốn đánh mất tiếng hài của em. Hải Lý ca Gọi Em cho tôi ba lần, đến khi nỗi buồn thơm lâu của bài ca lần ba đã mờ khuất hẳn thật lâu tôi ngỡ ngàng hỏi:

– Bài này của ai mà hay quá trời vậy?

Hải Lý trả lời:

– Của ông Phạm Duy, ông không biết à?

Tôi không biết Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu của Phạm Duy phổ nhạc Phạm Thiên Thư. Thơ Phạm Thiên Thư Phạm Duy phổ nhạc tôi biết Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng. Tôi biết Ngày Xưa Hoàng Thị. Tôi chưa bao giờ nghe, chưa bao giờ hay biết Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu. Nhiều lần nghe nhạc Phạm Duy tôi đã có cảm xúc tương tự. Nghe Lệ Thu hát Ngậm Ngùi. Nghe Duy Khánh hát Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc… tôi đã bị bao phủ bởi câu hỏi: “Bài này của ai mà hay quá vậy…” Nhưng câu hỏi có sức hút làm tôi chìm xuống tuốt đáy biển sâu, có đôi cánh làm tôi bay vút trên núi cao lần đó, lần Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu, còn có những sức hút, sức đẩy to lớn gấp bội. Đoán biết trọng lượng của cảm xúc đang đè tôi xuống, Hải Lý giữ chờ đợi im lặng. Thật lâu. Thật lâu. Hải Lý mới cất tiếng:

– Bài này ông muốn chọn không?

Tôi trả lời không ngần ngại:

– Có chứ. Bài này không chọn còn chọn bài nào.

Hải Lý hỏi:

– Ông Nguyên Sa chọn ai ca bản này?

Tôi trả lời bằng một câu hỏi khác:

– Cô ca giùm tôi bản này được không?

Hải Lý thận trọng:

– Ông Nguyên Sa thấy Lý ca bản này được không?

Tôi xác nhận thêm một lần niềm tin vào sự chọn lựa này. Hải Lý đã ca bản Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu. Văn Phụng soạn hòa âm. Đến nay, gần mười năm trôi qua [tính tới 1992], tôi vẫn không thấy có ai ca Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu qua được Hải Lý. Tôi không thấy bản hòa âm nào của Gọi Em phong phú hơn bản hòa âm của Văn Phụng. Gọi Em của Hải Lý, tôi nghĩ sẽ làm cho tên tuổi Hải Lý còn mãi trong thời gian, ít nhất cũng bằng Tô Châu Dạ Khúc.

Tôi đưa thơ cho Phạm Duy phổ nhạc. Phạm Duy hỏi tôi:

– Ai hát?

Tôi trả lời:

– Hải Lý.

Tôi thực hiện cuốn “tiếng hát” thứ nhì cho Hải Lý. Những người trong nghề thường có thói quen gọi băng nhạc chỉ có một giọng ca là “cuốn tiếng hát”. Cuốn Thiên Đường Tình Ái, Tuấn Vũ ca chung với Sơn Tuyền. Cuốn Tìm Mãi Thương
Yêu mới là cuốn “tiếng hát” của Tuấn Vũ. Cuốn “tiếng hát” là cuốn “một tiếng hát”. Trong những thời gian gần đây, người thưởng ngoạn thích mua băng một tiếng hát. Nhưng thời điểm đầu thập niên tám mươi đó, người thưởng ngoạn thích mua băng nhiều tiếng hát. Thời điểm đó tôi thích làm băng một tiếng hát nên nhà sản xuất những băng nhạc do tôi thực hiện đã phải mất nhiều công khó trong việc thuyết phục đại lý mua băng “tiếng hát”.

– Có những ai ca?

– Có một tiếng hát thôi à!

– Một người ca không bán được. Không mua!

Tôi đã tới cuốn Hải Lý thứ nhì. Cuốn “Tiếng hát Hải Lý” đầu tiên tôi thực hiện lấy tên bài hát mở đầu làm chủ đề, tức là làm tên cuốn băng. Cuốn Tô Châu Dạ Khúc đạt được kết quả rực rỡ cả vê phương diện nghệ thuật lẫn phương diện thương mại. Tô Châu có mức bán kỷ lục.


băng Tô Châu Dạ Khúc

Tôi biết với một cuốn băng như Tô Châu, làm cuốn khác với tiếng hát Hải Lý hay hơn Tô Châu không dễ. Những cuốn tiếng hát, cuốn hai thường thua sút cuốn một. Cho nên muốn làm một cuốn tiếng hát nữa với Hải Lý phải tung vào những chưởng thật nặng ký. Một trong những sức nặng mà tôi muốn mang lại cho cuốn băng là mang vào đó những ca khúc mới, chưa từng trình bày. Giới buôn băng thường quan niệm “bài mới khó bán”. Nhưng nghệ thuật và thương mại không phải bao giờ cũng là hai người bạn tâm đầu ý hợp.

Tôi chọn bốn bài mới tinh khôi cho Hải Lý ca cuốn tiếng hát mới. Tôi gửi cho nhạc sĩ Ngô Thụy Miên bài thơ Tháng Giêng và Anh. Tôi viết thư cho Lê Trạch Lựu, bạn tôi, Lựu và tôi học cùng lớp từ hồi Trung học ở tỉnh Provins, Pháp, cách Paris 90 cây số. Lê Trạch Lựu gửi cho tôi bài Chuyện Vườn Mây, bài nhạc, theo tôi hay ngang ngửa với Em Tôi. Tôi có nhạc sĩ Trần Duy Đức, lúc đó cộng tác với tôi làm tờ Đời và Dân Chúng. Trần Duy Đức một nhạc sĩ trẻ, có tài, cho tôi nghe Rồi Em Bỏ Tôi Đi, Đức phổ thơ Du Tử Lê. Bài ca hiện ra với tôi ngay như một tiếng sét. Tôi không ngàn ngại chọn Rồi Em của Trần Duy Đức làm chủ đề cuốn Tiếng Hát thứ nhì của Hải Lý. Trân Duy Đức dặn tôi “anh nhớ nhờ anh Thiện cho cello vào dùm em”. Tôi đã đưa ý kiến của Trần Duy Đức cho nhạc sư Lê Văn Thiện. Đức gặp nhạc sư Thiện ở Tú Quỳnh nhấn mạnh thêm. Bài Rồi Em Bỏ Tôi Đi của Trần Duy Đức và Du Từ Lê Hải Lý ca có tiếng cello tâm tình cùng với tiếng ca nức nở.

 Nguồn: tạp chí Thế Kỷ 21 năm 1992





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Phố Buồn (Phạm Duy) – Bức tranh chân thật về cuộc sống dân nghèo ở ven đô Sài Gòn thập niên 1950
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Phố Buồn (Phạm Duy) – Bức tranh chân thật về cuộc sống dân nghèo ở ven đô Sài Gòn thập niên 1950
[ad_1] Giữa thập niên 1950, khi cuộc sống của Sài Gòn hoa lệ vẫn chưa đi vào ổn định, ngay bên cạnh ánh sáng kinh kỳ phồn hoa là những...

Câu chuyện âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua lời tiết lộ của nhạc sĩ Lê Dinh năm 1963
Câu chuyện âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua lời tiết lộ của nhạc sĩ Lê Dinh năm 1963
[ad_1] Bài phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh trên tạp chí Bách Khoa sau đây sẽ hé lộ sáng tỏ những sinh hoạt âm nhạc ở Sài Gòn thời kỳ...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga
[ad_1] Năm 1961, đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga dựng vở cải lương Mưa Rừng của hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng, với nữ hoàng sân...

“Lá Đổ Muôn Chiều” – Ca khúc mùa thu buồn nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn
“Lá Đổ Muôn Chiều” – Ca khúc mùa thu buồn nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn
[ad_1] Người ta thường gọi Đoàn Chuẩn là “Nhạc sĩ của mùa Thu”, vì có đến 2/3 sáng tác của ông đều phảng phất hình ảnh mùa Thu. Mùa Thu...

Vấn đề “kiểm duyệt nhạc” gắt gao ở Sài Gòn xưa trước qua lời kể của nhạc sĩ Song Ngọc 60 năm trước
Vấn đề “kiểm duyệt nhạc” gắt gao ở Sài Gòn xưa trước qua lời kể của nhạc sĩ Song Ngọc 60 năm trước
[ad_1] Bài phỏng vấn nhạc sĩ Song Ngọc sau đây được nhà báo Nguiễn Ngu Í thực hiện trong những ngày cuối năm 1963, đăng trên bán nguyệt san Bắch...

Tiếng hát Như Quỳnh và ca khúc Thành Phố Sương Mù (nhạc sĩ Huỳnh Anh)
Tiếng hát Như Quỳnh và ca khúc Thành Phố Sương Mù (nhạc sĩ Huỳnh Anh)
[ad_1] Thành Phố Sương Mù là 1 trong 2 bài hát hiếm hoi của nhạc sĩ Huỳnh Anh sáng tác sau năm 1975 (bài còn lại là Rừng Lá Thay...

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”
Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”
[ad_1] Khi nói đến những ca khúc viết về Hà Nội, chắc chắn không thể không nhắc đến bài “Hướng Về Hà Nội” – Một ca khúc trữ tình với...

Bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn năm 25 tuổi (1963) – Tiết lộ lý do ông trở thành “nhạc sĩ của lứa tuổi học trò”
Bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn năm 25 tuổi (1963) – Tiết lộ lý do ông trở thành “nhạc sĩ của lứa tuổi học trò”
[ad_1] Dưới đây là bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn được thực hiện vào ngày 6/11/1963. Đó là thời điểm nền Đệ nhất cộng hòa vừa kết thúc, cả...

Ca khúc “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” của nhạc sĩ Phạm Duy – Giã biệt thời thiếu nữ tuổi 20
Ca khúc “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” của nhạc sĩ Phạm Duy – Giã biệt thời thiếu nữ tuổi 20
[ad_1] “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” có lẽ là ca khúc hay và nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Duy trong thể loại tạm gọi là “nhạc vàng phổ...

Bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963 về thể loại “quốc nhạc” (nhạc dân tộc cổ truyền)
Bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963 về thể loại “quốc nhạc” (nhạc dân tộc cổ truyền)
[ad_1] Mời các bạn đọc lại bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963, nói về nhạc cổ truyền dân tộc Việt, mà thời đó được người trong giới...

Ads Bottom