“Lá Đổ Muôn Chiều” – Ca khúc mùa thu buồn nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

11/01/2025.


Người ta thường gọi Đoàn Chuẩn là “Nhạc sĩ của mùa Thu”, vì có đến 2/3 sáng tác của ông đều phảng phất hình ảnh mùa Thu.

Mùa Thu trong nhạc Đoàn Chuẩn thoáng buồn và đầy tính lãng mạn, giàu chất thơ. Bất kỳ hình ảnh nào trong nhạc của ông cũng đều rất đẹp vì được tô vẽ bằng ca từ trau chuốt. Ví dụ như để mô tả về câu chuyện người yêu lên xe hoa vào một ngày cuối thu, chàng nhạc sĩ đào hoa Đoàn Chuẩn đã khởi đầu bài hát là:

Thu đi cho lá vàng bay
Lá rơi cho đám cưới về

Đó là 2 câu đầu trong bài hát bất tử Lá Đổ Muôn Chiều được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sáng tác năm 1954. Khi tái bản ca khúc này trong tập nhạc thập niên 1990, nhạc sĩ ghi: “Viết tại 63 Lý Thường Kiệt và 46 Hàng Cót, Hà Nội (rạp Đại Đồng) cuối năm 1954, bước sang năm 1955. Không sao kìm nổi xúc động và nhớ vô cùng”. Lời bài hát này như là lời tạ từ cuối cùng để đưa tiễn người yêu bé nhỏ ngày mai sẽ theo chồng:

Ngày mai,
người em nhỏ bé
ngồi trong thuyền hoa
tình duyên đành dứt


danh ca Anh Ngọc hát Lá Đổ Muôn Chiều trước 1975

Người yêu sang ngang, không biết là tâm trạng nàng sẽ vui hay buồn, giả sử nàng có buồn vì “tình duyên đành dứt” với chàng nhạc sĩ, thì cũng không thể nào buồn bằng người đứng ở lại ngẩng nhìn theo:

Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi, men rượu nhấp đôi môi
mà phung phí đời em, không tiếc nhớ

Trong tất cả những thời khắc của một ngày, thì ban khuya, vào lúc nửa đêm về sáng là thời điểm dễ làm cho người ta cảm thấy trằn trọc nhất. Trong không gian tứ về im lặng tuyệt đối, có một người giấc ngủ chẳng yên, ngồi đối diện với bóng mình, nhớ về những chuyện đã qua, tiếc nuối về quá khứ và buông lời than thở: “Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi”. Cố nhân là tên gọi dành cho người cũ, là người đã từng đi qua đời mình, từng gần gũi và thân thuộc, nhưng giờ tất cả những điều đó đã mất đi không còn, vì nàng đã vội vã quay bước, “phung phí” đời để sớm bước vào lồng son, không tiếc nhớ gì đến những ân tình ngày cũ.

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta

Lá đổ muôn chiều, từng chiếc lá úa vàng đang trút đầy bầu không gian hiu quạnh, mỗi chiếc lá như là một giọt nước mắt người đi (hay là khóc cho người đi). Sự liên tưởng này sau đó cũng được nhạc sĩ Phạm Duy một lần nữa đưa vào một ca khúc bất tử khác: “Nước mắt mùa Thu khóc ai trong chiều bằng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu”.

Chẳng biết là cô gái mang tâm trạng nào khi bước sang ngang, nàng sẽ khóc nhiều nước mắt như lá thu vàng rụng, hay là sẽ thật rạng rỡ trong ngày vui cuộc đời. Nhưng dù sao đi nữa thì người cũng đâu phải là gỗ đá, nên “em ơi đừng dối lòng, dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta”…

Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi


danh ca Duy Trác hát Lá Đổ Muôn Chiều trước 1975

Biết rằng dù có tiếc, có than, có đau đớn đến thế nào thì cũng đã an bài, không thể níu kéo, không thể mong cầu, chàng trai dần chấp nhận sự vĩnh viễn thiếu vắng cố nhân trong cuộc đời từ đây cho đến về sau. “Lá thu còn lại đôi ba cánh”, nghĩa là lệ có rơi nhiều bao nhiêu thì cũng rồi sẽ cạn, người sẽ không thể nào đắm chìm hoài trong sầu thương, nên phải nhủ lòng quên, nhủ rằng chuyện cũ sẽ buông thành như là nước cuốn hoa trôi, để cho thuyền rời xa bến vắng.

Thôi thế từ nay như lá vàng bay
Tình lỡ rồi, thuyền rời xa bến vắng người ơi
Hướng dương tàn tạ trong đêm tối
Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

Hướng dương trong câu hát này tượng trưng cho tình yêu của ngày cũ, tình yêu đó đã từng rực rỡ, từng là tất cả, nay hoa đã được ngắt khỏi cành, bứng khỏi tay người, nên bắt đầu héo khô tàn tạ trong đêm tối, và ở phương nào hoa đã rơi…

Bài hát đáng lẽ đến đây là kết thúc. Tuy nhiên có xuất hiện thêm một phần lời 2, có lẽ là được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết thêm sau này, trong đó câu cuối cùng của bài hát rất giống với 1 câu thơ nổi tiếng của “thi bá” Vũ Hoàng Chương sáng tác vào thập niên 1960: Đời vắng em rồi say với ai…, chỉ đổi 1 chữ:

Thu đi cho lá vàng bay,
Lá rơi cho đám cưới về
Tình anh một con thuyền bé
chìm sâu đại dương một đêm nổi sóng

Có những đêm về sáng
Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
Tiếc mà chi dang dở phút phân ly
Thuyền phiêu lãng từ nay không bến đổ

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa
phải chăng là những cánh đời em
đêm đêm lìa xuống trần
tình vương hoen úa
ôi những cánh đời mong manh.

Than tiếc mà chi chiếc lá vàng bay về cuối trời
làm lòng anh nhớ mãi người ơi.
Nhớ nhau từ làn môi đôi mắt.
đành tìm trong nét bút xa xôi.

Nhưng mỗi mùa thu chiếc lá vàng bay về cuối trời.
Thuyền tình không bến đỗ người ơi.
Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát.
Đời vắng em rồi vui với ai.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
[ad_1] Tiếng Dân Chài là một trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ra đời từ những năm đầu thập niên 1950....

Chuyện hậu trường sáng tác và xuất bản nhạc thời 60 năm trước được nhạc sĩ Trúc Phương tiết lộ qua bài phỏng vấn năm 1963
Chuyện hậu trường sáng tác và xuất bản nhạc thời 60 năm trước được nhạc sĩ Trúc Phương tiết lộ qua bài phỏng vấn năm 1963
[ad_1] Nếu bạn là một người quan tâm đến các hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn thập niên 1960, chắc chắn bài viết này sẽ vô cùng bổ ích...

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…
Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…
[ad_1] Năm 14 tuổi, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên sáng tác bài thơ mang tên Khúc Tình Buồn để tặng cho người bạn gái xinh xắn học chung lớp ở...

Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
[ad_1] Có những lần ở một mình trong căn nhà vắng bóng người thân yêu, mới cảm thấy buồn bã và cô đơn tưởng như cuộc đời hoang vu cô...

Quan điểm sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương qua bài phỏng vấn hiếm hoi trước 1975
Quan điểm sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương qua bài phỏng vấn hiếm hoi trước 1975
[ad_1] Khi bài phỏng vấn này được thực hiện, nhạc sĩ Lam Phương mới 26 tuổi (năm 1963), được xem là một nhạc sĩ trẻ, nhưng đã có rất nhiều...

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”
[ad_1] Trước 1975 có chùm 3 ca khúc về mưa với nét nhạc tương đồng nhau, được đông đảo khán giả yêu thích, đó là Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ (sáng...

Chuyện ít người biết về hậu trường âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua bài phỏng vấn nhạc sĩ Minh Kỳ năm 1963
Chuyện ít người biết về hậu trường âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua bài phỏng vấn nhạc sĩ Minh Kỳ năm 1963
[ad_1] Nếu bạn là một người quan tâm đến các hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn thập niên 1960, chắc chắn bài viết này sẽ vô cùng bổ ích...

Cảm xúc về bài hát Đường Về Khuya của nhạc sĩ Minh Kỳ – Lê Dinh: “Đường khuya vắng người, mến thương xa rồi…”
Cảm xúc về bài hát Đường Về Khuya của nhạc sĩ Minh Kỳ – Lê Dinh: “Đường khuya vắng người, mến thương xa rồi…”
[ad_1] Những cơn mưa thường gợi nhớ kỷ niệm để cho lòng nhớ nhung những ngày đã xa. Một người đã đi xa để lại cho một người ở lại...

Lược sử hình thành và phát triển tân nhạc Việt Nam (bài viết của nhạc sĩ Thẩm Oánh năm 1963)
Lược sử hình thành và phát triển tân nhạc Việt Nam (bài viết của nhạc sĩ Thẩm Oánh năm 1963)
[ad_1] Hồi 1936-37, ở Hà Nội, khi viết được vài bản nhạc theo phương pháp ký âm Tây phương, có nhạc điệu na ná hơi Bắc hơi Nam, nhịp nhàng...

Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”
Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”
[ad_1] Tháng 7 năm 1954, sau khi đã định cư ở Sài Gòn được khoảng 2 năm, nhạc sĩ Phạm Duy giã từ gia đình, vợ con để lên đường...

Ads Bottom