Đôi nét về tiếng hát Hồng Trúc của làng nhạc hải ngoại một thời

10/01/2025.

Cái tên ca sĩ Hồng Trúc có lẽ là sẽ lạ lẫm với nhiều khán giả nghe nhạc vàng lớn tuổi, hoặc với khán giả chỉ mới nghe nhạc vàng từ “trào lưu bolero” gần đây. Tuy nhiên với các khán giả nghe nhạc hải ngoại trong những năm 1990-2000, thì giọng hát Hồng Trúc rất quen thuộc và được yêu mến nồng nhiệt với một chất giọng riêng biệt.

Trong sự nghiệp ca hát ngắn ngủi của mình, ca sĩ Hồng Trúc chỉ hát cho duy nhất 1 trung tâm Ca Dao với những CD do Chung Tử Lưu thực hiện từ thập niên 1990. Theo nhận xét của những người hâm mộ ca sĩ Hồng Trúc, thì giọng hát của cô có nét lai giữa Giao Linh, Thiên Trang và Lưu Hồng. Hồng Trúc thường chọn hát toàn những ca khúc nhạc vàng (đặc biệt là nhạc lính) nổi tiếng, cách hát chậm rãi, thư thái.

Những đêm khuya thanh vắng ở một mình, nếu mở CD Hồng Trúc với âm lượng vừa đủ nghe, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn sự sâu lắng, dịu ngọt như ru hồn người của giọng hát rất mộc mạc đi sâu vào lòng.

Tuy nhiên, theo nhận xét riêng của người viết bài này, dưới góc độ của một khán giả nghe nhạc, thì giọng Hồng Trúc có khuyết điểm là không ngọt, hơi khô và sắc cạnh, ngân không mùi. Bù lại, điểm đặc biệt của giọng hát Hồng Trúc là mộc, nồng nàn, luyến chữ và rung rất riêng biệt.

Với những ca sĩ thành danh trước 1975, mỗi ca sĩ đã chọn cho mình một cách luyến láy và ngân rung riêng để tạo khác biệt cho mình, đó dường như là một thương hiệu, không ai giống ai. Vì vậy khi nghe nhạc ngày xưa, khán giả dễ dàng nhận biết ai đang hát, không giống như các giọng hát trẻ mà ai cũng na ná nhau hiện nay. Điển hình là khi nghe giọng luyến như là đang nức nở, nghẹn ngào thì ai cũng nhận ra đó là Thanh Thúy. Nghe giọng hát thong thả những âm luyến sắc cạnh, có khi xuống rất thấp rồi đột ngột lên cao trở lại, đó là tiếng hát Giao Linh. Khi nghe những tiếng ngâm thơ ngọt ngào ở đầu bài hát, người nghe biết Hoàng Oanh, hoặc nghe giọng luyến và ngân rung rung nhẹ, người nghe biết là Phương Dung.

Trở lại giọng hát Hồng Trúc, cô thường luyến ngắn và rất nhẹ ở hầu hết những chữ trong bài hát. Thông thường 1 ca sĩ hát mà luyến nhiều như vậy sẽ làm cho người nghe cảm thấy rất “mệt”, nhưng cách luyến nhẹ của Hồng Trúc đã làm nên sự đặc biệt trong giọng hát, làm cho câu hát trở nên ngọt ngào, và làm người ta quên đi bản chất giọng kim lanh lảnh, vốn khô chứ không mùi mẫn như rất nhiều ca sĩ hát nhạc vàng sau này.

Sau đây, xin nghe vài ca khúc mà người viết cho là hay nhất của Hồng Trúc:


Click để nghe ca khúc Đêm Không Còn Tiếng Súng


Click để nghe Chuyện Tình Người Đan Áo


Click để nghe Đêm Không Ngủ


Click để nghe Cho Người Vào Cuộc Chiến

Hồng Trúc từng theo học cố danh ca Duy Khánh cùng với Trường Vũ, và cô cũng phát hành những CD hát chung với Trường Vũ cũng tại trung tâm Ca Dao, nên người ta có thể thấy một số điểm tương đồng giữa 2 giọng hát này. Một yếu tố nữa làm nên thành công của giọng hát Hồng Trúc, có lẽ là nhờ chất hòa âm mộc mạc của trung tâm Ca Dao, chủ yếu là của nhạc sĩ U Minh Kiệt trong các CD Hồng Trúc.

Trong giới chơi nhạc audiophile ở Việt Nam nói rằng những người buôn loa, thiết bị âm thanh thường mở CD của Hồng Trúc để “test” loa trước khi mua bán, cho thấy giọng ca đặc biệt này đã chinh phục được những đôi tai khó tính nhất của giới chơi âm thanh.


Click để nghe nhạc Hồng Trúc

Từ thập niên 1990, tiếng hát Hồng Trúc xuất hiện trong dòng chảy nhạc hải ngoại như một đóa hoa lạ, gây nghiện với nhiều người yêu nhạc vàng với tổng cộng 15CD riêng, đó là:

  1. Quê Mẹ
  2. Tình Cố Đô
  3. Cho Người Vào Cuộc Chiến
  4. Thương Về Vùng Hỏa Tuyến
  5. Nắng Đẹp Miền Nam
  6. Những Bản Tình Ca Mùa Đông
  7. Rừng Lá Thấp
  8. Căn Nhà Ngoại Ô
  9. Kể Chuyện Trong Đêm
  10. Tình Ta Như Lúa Đơm Hoa
  11. Xin Trả Tôi Về
  12. Cay Đắng Bờ Môi
  13. Đôi Bóng
  14. 8 Nẻo Đường Thành
  15. Tâm Sự Đời Tôi

Ngoài ra còn có các chung với Trường Vũ:

  1. Dang Dở
  2. Buồn Trong Kỷ Niệm
  3. Hình Ảnh Người Em Không Đợi
  4. Nhớ Một Người
  5. Đừng Nói Yêu Tôi
  6. Túy Ca
  7. Vọng Về Tim
  8. Chỉ Có Bạn Bè Thôi

Chiều Thương Đô Thị (Chung với Lâm Gia Minh)

Hồng Trúc chỉ hát duy nhất cho trung tâm Ca Dao rồi đột nhiên biến mất khỏi làng nhạc. Có tin nói rằng sau đó cô là một bác sĩ ở Houston. Hiện nay nhạc của Hồng Trúc có thể tìm thấy nhiều trên YouTube, nhưng chủ yếu là audio, và video thì rất hiếm, ngoài video ca khúc Đôi Bóng ở bên dưới.


Click để xem video

Từ năm ngoái, Hồng Trúc tham gia hát nhiều ca khúc tại kênh YouTube Giọng Ca Để Đời. Ở tuổi ngũ tuần, cô vẫn rất trẻ, giọng hát vẫn lanh lảnh và mộc mạc như xưa. Dĩ nhiên là Hồng Trúc không thể giữ vững phong độ được như thời trẻ gần 30 năm trước, và giọng luyến, ngân… vốn làm nên điều đặc biệt đã không còn hay nữa, để lộ ra những điểm yếu cố hữu trong giọng hát, đó là khô khan và không được ngọt ngào. Mặc dù như vậy, những người từng hâm mộ Hồng Trúc vẫn dành rất nhiều lời khen tặng cho cô vì sự xuất hiện trở lại rất bất ngờ đó.


Click để xem các màn trình diễn mới của Hồng Trúc từ năm 2019

Bài: Đông Kha

Theo Nhacxua

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
[ad_1] Nhạc sĩ Viễn Chinh, tác giả 2 ca khúc xuân nổi tiếng là Mùa Xuân Trong Thư Em và Thư Xuân đã vừa qua đời tại nhà riêng ở...

Trong chồng báo cũ: Bài phỏng vấn Nhật Trường Trần Thiện Thanh năm 30 tuổi (1972)
Trong chồng báo cũ: Bài phỏng vấn Nhật Trường Trần Thiện Thanh năm 30 tuổi (1972)
[ad_1] Mời các bạn đọc lại một bài viết và phỏng vấn hiếm hoi ca sĩ – nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh năm 1972, lúc này ông mới...

Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”
Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”
[ad_1] Khi nhắc đến những ca khúc nhạc vàng viết về xứ Huế nổi tiếng nhất, người ta thường nghĩ đến các bài quen thuộc như Mưa Trên Phố Huế,...

Ca khúc Xa Vắng (Y Vân) và nỗi lòng người chinh phụ: “Vắng chàng, điểm phấn trang hồng với ai?”
Ca khúc Xa Vắng (Y Vân) và nỗi lòng người chinh phụ: “Vắng chàng, điểm phấn trang hồng với ai?”
[ad_1] Thuở trời đất nổi cơn gió bụiKhách má hồng nhiều nỗi truân chuyên… Đó là 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của tác giả Đặng Trần Côn...

Văn Cao – Một tinh cầu giá lạnh (tùy bút Tạ Tỵ)
Văn Cao – Một tinh cầu giá lạnh (tùy bút Tạ Tỵ)
[ad_1] Văn Cao đã khóc tiếng đầu tiên để chào cửa biển Hải Phòng với ngần ấy gia tài. Văn Cao lớn lên và được dạy dỗ bằng nước mắt...

Trong chồng báo cũ: Thanh Thúy – Tiếng hát của định mệnh đối kháng trong thân phận Việt Nam
Trong chồng báo cũ: Thanh Thúy – Tiếng hát của định mệnh đối kháng trong thân phận Việt Nam
[ad_1] Trong làng nhạc vàng Việt Nam trước 1975, có rất nhiều nữ danh ca nổi tiếng, nhưng có lẽ không có ai có được đông đảo sự mến mộ...

Hoàn cảnh sáng tác Trở Về Mái Nhà Xưa (lời Việt Phạm Duy) – Khúc hát dành cho những người tha hương
Hoàn cảnh sáng tác Trở Về Mái Nhà Xưa (lời Việt Phạm Duy) – Khúc hát dành cho những người tha hương
[ad_1] Cách đây hơn 100 năm, vào cuối thế kỷ 19, khi đón thủ tướng nước Ý Giuseppe Zanardelli đến khách sạn của mình bên vịnh Napoli, thị trưởng của...

Nghệ sĩ Hùng Cường và những lần bị “tai tiếng” trên báo chí năm 1972: Bệnh vực con là Quang Bình, ẩu đả với học trò
Nghệ sĩ Hùng Cường và những lần bị “tai tiếng” trên báo chí năm 1972: Bệnh vực con là Quang Bình, ẩu đả với học trò
[ad_1] Ngày 20/5/1972, Nhật báo Sóng Thần đăng một mẩu tin có tựa đề: Hùng Cường và chiến dịch “thanh minh thanh nga” như sau: Nghệ sĩ Hùng Cường mấy...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và nỗi buồn trong ca khúc Bài Tình Ca Cho Em: “Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ…”
[ad_1] Nhạc tình ca của Ngô Thụy Miên luôn có đầy đủ những cung bậc hạnh phúc lẫn thương đau, nhạc tình của ông có ca từ rất đẹp và...

Tìm hiểu ý nghĩa ca khúc “Vết Lăn Trầm” của Trịnh Công Sơn
Tìm hiểu ý nghĩa ca khúc “Vết Lăn Trầm” của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào Việt Nam mạnh mẽ từ những năm thập niên 1960, ảnh hưởng cả vào trong âm nhạc, trong các ca khúc Lê...

Ads Bottom