Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972

10/01/2025.


Trong lúc lục lọi chồng báo xưa, phát hiện một thông tin thú vị, xin chép lại hầu bạn đọc:

Đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan”

Như hầu hết người yêu nhạc vàng đều đã biết, danh ca Hương Lan là ái nữ của danh ca – giọng ca vàng Hữu Phước, tiếng hát tiêu biểu của sân khấu cải lương. Năm 1972, ông có ý định lập một đoàn hát lấy tên con gái (lúc này mới 16 tuổi), tên là Hương Dạ Lan, nhưng sau đó đổi thành Thanh Minh Hương Lan. Cụ thể như sau:

Trên trang sinh hoạt sân khấu nầy, trong một kỳ báo vừa qua chúng tôi có phỏng vấn nghệ sĩ Hữu Phước, được biết anh quyết định thành lập đoàn hát lấy tên là “Hương Dạ Lan” [Đọc bài báo bên dưới cùng bài viết này]. Nhưng nay, sau khi thương lượng với bà bầu Thơ, mướn lại xác gánh của đoàn Thanh Minh, trong vòng 2 năm với giao kèo hai triệu đồng. Hữu Phước tính toán sao đó, bèn thay đổi bằng hiệu của đoàn hát của anh lại là “Thanh Minh Hương Lan”.

Được biết đoàn Thanh Minh Hương Lan của cha con Hữu Phước Hương Lan quy tụ thành phần đào kép sau đây:

Bên đào có: Hương Lan, Diệp Tuyết Anh, Phương Mai, Thúy Lan, Út Bạch Lan, Kim Hoa, Diệu Nga.

Bên kép có: Hữu Phước, Phương Trúc Bình, Nhật Thanh, Viễn Trình, Viễn Phương, Như Ánh, Thanh Hiền, hề Hội.

Thành phần nghệ sĩ trên kể ra cũng khá hùng hậu.

Về tuồng tích, hiện đoàn Thanh Minh Hương Lan đang tập hai vở: “Duyên Sở nợ Tần” của Ngự Hương, và “Tình sử Hà Gia Trang” của Quy Sắc. Đoàn đang nằm tại ở Chợ Cầu để ăn tập, khi thành thuộc đoàn sẽ khai trương bảng hiệu, chưa rõ đích xác ngày nào, nhưng có lẽ vào khoảng hạ tuần tháng Tư nầy.

Sau đây là bài phỏng vấn nghệ sĩ Hữu Phước trước khi bào báo này được đăng khoảng 2 tuần:

Trong năm 1971 vừa qua giới cải lương bàn tán nhiều về đoàn hát Hương Dạ Lan do cha con nghệ sĩ Hữu Phước – Hương Lan dự định thành lập. Nhưng rồi điều kiện không thuận tiện sao đó, dự tính của Hữu Phước tạm ngưng lại cho đến ngày nay.

Mấy hôm nay, thấy Hữu Phước bận rộn tới lui hỏi thăm, mới biết anh đang nỗ lực vận động cho dự tính còn bỏ dở sớm thành hình.

Nhân dịp gặp Hữu Phước, chúng tôi bèn hỏi thăm anh cho rõ hơn:

  • Thưa anh, người ta nói anh đang xúc tiến việc thành lập đoàn hát có đúng không?

Hữu Phước gật đầu xác nhận:

– Vâng! Tôi nhứt định phải có một đoàn hát để phục vụ nghệ thuật để cho tôi và Hương Lan, nhất là cho Hương Lan có dịp đem hết tài năng phục vụ nghệ thuật cải lương và đền đáp ơn tri ngộ của khán giả ái mộ từ trước tới nay.

  • Đoàn hát của anh vẫn lấy bảng hiệu là “Hương Dạ Lan” như đã dự tính trong năm qua?

– Vâng. Bảng hiệu của đoàn hát sẽ là “Hương Dạ Lan”.

  • Xin anh cho biết thành phần nghệ sĩ của đoàn Hương Dạ Lan dự tính sẽ có những ai?

– Những nghệ sĩ quy tụ dưới bảng hiệu Hương Dạ Lan phần lớn gồm những nghệ sĩ thương mến Hữu Phước, Hương Lan mà tình nguyện cộng tác với chúng tôi. Tôi có thể kể trước các anh chị em Út Bạch Lan, Thúy Lan, Lan Ngọc, Nhật Thanh, Phương Trúc Bình… Và còn một số các bạn khác sẽ về với chúng tôi nữa.

  • Hữu Phước, Hương Lan là trụ cột?

Hữu Phước cười:

– Dạ, điều đó thì chắc chắn rồi.

Chúng tôi hỏi thêm:

  • Thưa anh, anh ở trong nghề lâu năm, chắc anh cũng biết yếu tố quan trọng của một đoàn hát là soạn phẩm. Vậy thành phần soạn giả của đoàn Hương Dạ Lan gồm có những ai?

– Tôi sẽ nhờ các anh soạn giả Hoàng Việt, Ngự Hương, Ngọc Điệp, Hoàng Khảm, Hoa Lư… Tôi tin là tên của các anh đó có thể bảo đảm cho phần nghệ thuật của sân khấu Hương Dạ Lan.

Ngập ngừng một chút, chúng tôi hỏi tiếp:

  • Thưa anh, sau đây chúng tôi muốn hỏi anh một câu có hơi tò mò một chút. Anh dự định bỏ bao nhiêu vốn liếng cho việc thành lập đoàn hát của anh?

Hữu Phước cũng có hơi đắn đo một chút rồi nói:

– Hình thức Nghệ thuật của đoàn Hương Dạ Lan là hình thức đại ban. Nhưng chúng tôi sẽ gói ghém để giảm thiểu tối đa chi phí. Số vốn chúng tôi dự định có thể nhiều, cũng có thể ít, nhưng dù ít dù nhiều, chúng tôi cũng nhất định lập cho được đoàn hát.

  • Như anh nói đó thì nếu chúng tôi đoán không lầm, chắc anh được sự giúp đỡ về tài chánh của một vị Mạnh thường quân nào đó có phải không anh?

– Vâng! anh đoán không sai. Tôi được sự giúp đỡ về tài chánh của một vị ân nhân mà xin phép anh tôi xin tạm giấu tên của vị Mạnh thường đó, vì theo ý muốn của vị đó khi nào đoàn hát thành hình thì mọi người sẽ biết cũng không muộn. Tôi chỉ có thể nói với anh là vị ân nhân ra vốn cho chúng tôi là một người yêu nghệ thuật, xuất vốn cho chúng tôi làm nghệ thuật chứ không phải vì lợi.

  • Nghe anh nói, tôi cũng đâm ra quý mến vị ân nhân giấu tên của anh. Thưa anh, anh có dự tính thuê một xác gánh cũ nào hay hoàn toàn tạo cái mới cho đoàn hát của anh?

– Tôi định sang lại xác gánh của đoàn Thanh Minh. Việc thương lượng cũng gần xong. Tôi muốn dùng xác gánh của Thanh Minh vì anh cũng biết đó là một kỷ niệm tôi đã ở tại sân khấu Thanh Minh Thanh Nga bao nhiêu năm trời, tôi cũng muốn được giúp đỡ bà bầu Thanh Minh Thanh Nga một phần nào ân nghĩa mà anh!

Chúng tôi gật đầu:

  • Chúng tôi xin ghi nhận. Anh là một nghệ sĩ có lòng. Xin anh cho hỏi câu cuối cùng: Anh định đến bao giờ sẽ cho ra mắt đoàn Hương Dạ Lan của anh với khán giả?

– Tôi định vào thượng tuần tháng Tư dương lịch sẽ khai trương bảng hiệu có thể ở tại thủ đô Saigon hoặc một tỉnh lỵ lân cận.

Thấy cũng tạm đầy đủ, chúng tôi bắt tay từ giã Hữu Phước sau khi chúc cho đoàn hát Hương Dạ Lan sớm thành hình để góp phần vun xới cho vườn hoa nghệ thuật thêm đẹp, thêm tươi.

Không rõ số phần đoàn Thanh Minh Hương Lan sau đó ra sao, bổn tiệm sẽ tiếp tục tìm xem tin tức trên các số báo khác trong cùng năm 1972 và sẽ đăng sau.

Tiệm báo xưa





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga
[ad_1] Năm 1961, đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga dựng vở cải lương Mưa Rừng của hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng, với nữ hoàng sân...

“Lá Đổ Muôn Chiều” – Ca khúc mùa thu buồn nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn
“Lá Đổ Muôn Chiều” – Ca khúc mùa thu buồn nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn
[ad_1] Người ta thường gọi Đoàn Chuẩn là “Nhạc sĩ của mùa Thu”, vì có đến 2/3 sáng tác của ông đều phảng phất hình ảnh mùa Thu. Mùa Thu...

Vấn đề “kiểm duyệt nhạc” gắt gao ở Sài Gòn xưa trước qua lời kể của nhạc sĩ Song Ngọc 60 năm trước
Vấn đề “kiểm duyệt nhạc” gắt gao ở Sài Gòn xưa trước qua lời kể của nhạc sĩ Song Ngọc 60 năm trước
[ad_1] Bài phỏng vấn nhạc sĩ Song Ngọc sau đây được nhà báo Nguiễn Ngu Í thực hiện trong những ngày cuối năm 1963, đăng trên bán nguyệt san Bắch...

Tiếng hát Như Quỳnh và ca khúc Thành Phố Sương Mù (nhạc sĩ Huỳnh Anh)
Tiếng hát Như Quỳnh và ca khúc Thành Phố Sương Mù (nhạc sĩ Huỳnh Anh)
[ad_1] Thành Phố Sương Mù là 1 trong 2 bài hát hiếm hoi của nhạc sĩ Huỳnh Anh sáng tác sau năm 1975 (bài còn lại là Rừng Lá Thay...

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”
Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”
[ad_1] Khi nói đến những ca khúc viết về Hà Nội, chắc chắn không thể không nhắc đến bài “Hướng Về Hà Nội” – Một ca khúc trữ tình với...

Bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn năm 25 tuổi (1963) – Tiết lộ lý do ông trở thành “nhạc sĩ của lứa tuổi học trò”
Bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn năm 25 tuổi (1963) – Tiết lộ lý do ông trở thành “nhạc sĩ của lứa tuổi học trò”
[ad_1] Dưới đây là bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn được thực hiện vào ngày 6/11/1963. Đó là thời điểm nền Đệ nhất cộng hòa vừa kết thúc, cả...

Ca khúc “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” của nhạc sĩ Phạm Duy – Giã biệt thời thiếu nữ tuổi 20
Ca khúc “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” của nhạc sĩ Phạm Duy – Giã biệt thời thiếu nữ tuổi 20
[ad_1] “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” có lẽ là ca khúc hay và nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Duy trong thể loại tạm gọi là “nhạc vàng phổ...

Bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963 về thể loại “quốc nhạc” (nhạc dân tộc cổ truyền)
Bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963 về thể loại “quốc nhạc” (nhạc dân tộc cổ truyền)
[ad_1] Mời các bạn đọc lại bài phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo năm 1963, nói về nhạc cổ truyền dân tộc Việt, mà thời đó được người trong giới...

Câu chuyện về “nàng Ẩn Lan” trong ca khúc Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư)
Câu chuyện về “nàng Ẩn Lan” trong ca khúc Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư)
[ad_1] Trong âm nhạc xưa, đã có không ít lần tên người nữ được nhắc đến trong lời nhạc, đó có thể là tên “người thật việc thật” như là...

Bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh năm 1971: “Hoàng Oanh – Người sinh viên ca hát”
Bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh năm 1971: “Hoàng Oanh – Người sinh viên ca hát”
[ad_1] Mời các bạn đọc lại bài phỏng vấn danh ca Hoàng Oanh vào cuối năm 1971, đăng trên nhựt báo Sóng Thần. Lúc này Hoàng Oanh 25 tuổi, đang...

Ads Bottom