Kỹ thuật ngâm thơ của Hồ Điệp (bài báo năm 1974 về nữ nghệ sĩ ban Tao Đàn)

10/01/2025.


Trước năm 1975, ngâm thơ cũng là một lĩnh vực nghệ thuật rất được công chúng yêu thích. Người ngâm thơ được gọi là “ngâm sĩ”, họ có nhiều kỹ thuật ngâm thơ cần được trau dồi, học hỏi và rèn luyện sáng tạo không khác gì kỹ thuật ca hát bên tân nhạc – cổ nhạc. Trước 1975, có nhiều ban ngâm thơ như Mây Tần, Về Nguồn, mà nổi tiếng nhất là ban Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng sáng lập năm 1955, quy tụ những nghệ sĩ ngâm thơ lừng danh là Quách Đàm, Hoàng Thư, Hồ Điệp, Thái Hằng, Thanh Hùng, sau có thêm Hồng Vân, Hoàng Oanh (ca sĩ). Giọng ngâm nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn trước 1975 phải kể tới là Hồ Điệp:


1 số bài ngâm thơ của Hồ Điệp trước 1975

Tác giả Chu Văn Lễ đã nhận xét về giọng ngâm Hồ Điệp như sau:

“Nhắc đến Hồ Điệp người ta không thể không nghĩ đển những bài thơ tình của TTKH hay những vần thơ tiền chiến của Xuân Diệu, Huy Cận đã làm thổn thức trái tim của giới thưởng ngoạn. Tuy vậy, nghệ sĩ Hồ Điệp nổi tiếng nhất với những bài thơ Đường vì cách ngâm của cô rất phù hợp với những bài thơ cổ. Không thấy cách ngâm của cô Hồ Điệp được phát triển sau năm 1954 tại miền Bắc. Có nhận định cho rằng đó là cách ngâm mang nhiều tính bi ai nên không còn được ưa chuộng hay không còn phù hợp với cung cách của xã hội mới.

Ở Miền Nam thì cách ngâm của nghệ sĩ Hồ Điệp được coi là thượng thặng và đã có nhiều ảnh hưởng đến các nghệ sĩ ngâm thơ thuộc thế hệ sau, tiêu biểu nhất là giọng ngâm của Huyền Trân và sau này tại hải ngoại còn có giọng ngâm của Quỳnh Như.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, các chương trình thi ca trên đài phát thanh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp làm nguôi ngoai nỗi nhớ quê của hơn triệu người di cư từ miền Bắc. Dần dà, bộ môn nghệ thuật này đã trở thành một phần không thể thiếu được trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của miền Nam. Giọng ngâm của nữ sĩ Hồ Điệp chắc chắn đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của loại hình nghệ thuật này trên miền đất mới.

Trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình, nghệ sĩ Hồ Điệp đã thực hiện được ít nhất là 9 chương trình ngâm thơ dưới dạng băng cassette, bao gồm những bài thơ Đường, những bài thơ Việt hiện đại nổi tiếng và các tác phẩm thơ có giá trị trong cổ văn Việt Nam như Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm và Kim Vân Kiều. Những bản ghi âm đó của cô vẫn còn được công chúng ưa chuộng và được các thế hệ yêu thơ tại hải ngoại sử dụng như tài liệu tham khảo cho một trường phái ngâm thơ đặc sắc của Viêt Nam. Tên tuổi của nghệ sĩ Hồ Điệp xứng đáng được đặt ở một vị trí trang trọng trong vườn hoa nghệ thuật Việt Nam.


băng ngâm thơ Hồ Điệp 2

Lâu nay cuộc đời nghệ sĩ Hồ Điệp ít được nhắc tới, bà lại bị mất tích trong chuyến vượt biển sau 1975, nên tới nay hầu như không có thông tin nào về Hồ Điệp. Sau đây là bài báo hiếm hoi viết về bà năm 1974:

Tập thể ngâm thơ bây giờ vẫn xem Hồ Điệp là nghệ sĩ lừng danh về địa hạt này. Với 20 năm buông tiếng và vẫn còn nặng nợ nghiệp dĩ, Hồ Diệp quả xứng đáng danh hiệu “hạt trân châu” mà 1 nhà văn gán cho.

20 năm qua

Hồ Điệp, không ngờ mình vẫn còn duyên nợ với thi ca khi cố thi sĩ Đinh Hùng thành lập ban Tao Đàn ra mắt lần đầu tiên trên đài Saigon vào 9g tối thứ hai 2/9/1955. Qui tụ thành phần nghệ sĩ nòng cốt, ngoài giọng nữ nầy còn có Quách Đàm, Hoàng Thư hợp lực tạo nên thế đứng vững chắc cho “mốt” mới mà kẻ sáng lập từng tự hào là “Tiếng nói của thi ca Miền Nam Tự Do”. Qua làn sóng điện thi ca đó, Hồ Điệp đã đem tất cả lòng mình gởi đi 4 phương bằng những áng thơ trữ tình của những thi tài muôn thuở. Thi ca của họ là tiếng nói của tình người mang trọng trách phục vụ đại chúng, tôn trọng và bảo vệ đất nước thân yêu. Vì biệt tài diễn ngâm tất cả các loại thơ cũ xưa, các điệu ngâm bất cứ là vần điệu nào nên cô được các văn nghệ sĩ, thi giới hâm mộ. Cho đến ngày nay cảm tình nầy vẫn còn tồn tại trong giới yêu thơ. Đặc biệt nhất, sau khi Đinh Hùng từ trần (24/8/1967), và cách đó 5 năm, Quách Đàm đột ngột ra đi (15/6/1971), cô vẫn cam đành chấp nhận sự mất mát của những bàn tay tạo nên uy danh “Tao Đàn” mà vẫn âm thầm hòa mình, bành trướng thi điệu hơn nữa trước những tài năng mới nhảy vào hỗ trợ: Mai Hiên, Hồng Vân, Hoàng Hương Trang và Hoàng Oanh. Do đó Hồ Điệp hiện giờ vẫn là Hồ Điệp của trước đó 20 năm, xem thơ phú là lẽ sống cần yếu của mình.

Kỹ thuật ngâm thơ

Về tài nghệ diễn ngâm, Hồ Điệp được kể là tay cao thủ. Bất kỳ thể thơ nào, điệu ngâm gì, dù là Trung Nam và Bắc vẫn diễn tả được như thường.

Riêng ở phần kỹ thuật ngâm thơ thì Hồ Điệp tỏ ra am tường luật thơ. Trước hết cô chọn lọc ngôn ngữ tìm âm điệu thích hợp, sau đó là ngâm nga. Từ đó, hệ thống ca ngâm đã xếp đặt sẵn sàng phô diễn nội tâm tác giả bài thơ. Không nhấn mạnh và không kéo dài âm lượng ý thơ. “Ngắt đúng cách” – “Nén hơi vừa phải” là 2 yếu tố phụ thuộc của Hồ Điệp trong cách thức xây dựng kỹ thuật ngâm nga (Âm thanh nồng nàn, êm dịu, diễn tả bằng hơi rung).

Chưa có đối thủ

Từ năm 1955 đến năm 1971 cô sáng tạo ra 1 điệu ngâm tuyệt hảo, xuất xứ từ miền Bắc ở miệt Bắc Ninh, hay là tỉnh hạt Đồng Đăng gì đó. Xin chưa điệu Ngâm Kiều đó. Điệu ngâm này lấy ý thơ cụ Nguyễn Du mà các cụ túc nho xa xưa tìm cách đặt tên cho nó 1 điệu ngâm thật tang thương, thống khổ. Đòi hỏi nghệ sĩ phát âm đúng giọng Bắc 100% mới xài được. Điệu ngâm xuất hiện trong chương trình “Tìm hiểu Dân Nhạc” của Hùng Lân trên tivi vào 1971 và 1972. Thỉnh thoảng, cô lại diễn ngâm điệu nầy chỉ khi nào tưởng niệm các nhà thơ Đồ Chiểu, Nguyễn Du hay thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải mà thôi trong các buổi phát thanh đặc biệt trên Tao Đàn. Vì thế chỉ có Hồ Điệp mới là đủ sức “ăn thua đủ” với điệu này thôi. Nếu có thì Hồng Vân mới là “địch thủ”.

Trong khi điệu ngâm chưa ai “cả gan” bắt chước được, Hồ Điệp đầu 1974 vừa “ném” vào tập thể thưởng ngoạn 1 điệu ngâm mới nữa. Điệu nằm giữa âm lượng Sa Mạc Vịnh nguyệt và Hò lả. Nó chưa có tên gọi vì người viết chưa biết nguồn gốc điệu ngâm đó. Nội dung thì điệu ngâm phải là người Bắc họa may mới ngâm được. Vì sao, xin thưa là điệu ngâm đó phải thành thạo điệu Sa mạc, Ngâm Kiều, Cò Lả và Vịnh Nguyệt. Khi đã khá rồi, thì điệu “vô danh” ở trên mới hiện ra. Nói cách khác, nghệ sĩ “gà mờ” xin nhượng bộ bởi tài sức mình chưa đủ trình độ.

Hướng về Hanoi

Hanoi dưới mắt Hô Điệp là 1 Hanoi của thành phố màu sắc cổ xưa. Trong đó, bao hàm tình yêu thi văn lộng lẫy. Ngoài ra Hanoi của Hồ Điệp còn là 1 Hanoi tuổi thơ xa xưa, nữ sinh Phương Ngọc Vân ngâm thơ cho trường Đồng Khánh và tại đây tình thơ chớm nở. Có chàng mê hoặc trước giọng ngâm tuyệt vời của “bé Vân” ngây ngô, bẻn lẻn. Thế rồi chàng theo nước non lên đường…

Đó là năm 1945, đến khi lập gia đình, Ngọc Vân vẫn hoài niệm tình xưa. Cho nên nghe ai nói về Hanoi làm Điệp mơ màng, làm Điệp nhớ nhung:

“Hà Nội có còn mưa không em?
Chiều nay miền Nắng mưa êm đềm
Ước gì một phút tim mây trắng
Để nhẹ hồn thơ nghiêng cánh chim”

Tại Saigon, Hồ Điệp tìm kiếm Hanoi dưới những tiểu thuyết Nguyễn Đình Toàn, Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu. Nhân vật của họ lắm khi chính là hiện thân của mình, của Hồ Điệp hoài niệm Hanoi…

Viễn du

Nhờ 1 dịp may 2 lần cô ra nước ngoài du ngoạn. Nhân đó mới hiểu quê nhà thật kiêu hùng. Tại đây kiều bào mến mộ cô và yêu cầu cô ngâm thơ. Thế là hồn thơ phơi phới dâng cao. Tiếng ngâm Hồ Điệp lại vang danh được nồng nhiệt ca ngợi, nhất là sinh viên Việt Nam du học Pháp, Úc, Anh và Miên, Lào, Thái Lan. Trong các bài thơ, thì có bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan làm kiều bào nhớ nhà, nhớ nước. Sau khi cho kẻ viết địa chỉ nhà nàng, Hồ Điệp đã trả lời mấy câu hỏi ngắn ngủi:

– Nên tổ chức hàng năm tham gia đình thi sĩ Đinh Hùng bên Khánh Hội. Cố ngâm sĩ Quách Đàm trong chung cư Nguyễn Thiện Thuật.

– Đào tạo 1 vài nam nữ giọng ngâm mới, thay thế những nghệ sĩ sắp giải nghệ vì “tre già”.

– Làm sao mà “Mây Tần”, “Tao Đàn” và “Về Nguồn” gặp nhau và hội thảo tron g việc kết tạo tinh nghệ sĩ không phân biệt Saigon và các tỉnh.

– Thích làm bánh trái, nấu chè cho các con sau khi lãnh thù lao về.

Trên đây là những nét đại khái về nữ nghệ sĩ Hồ Điệp, 1 kẻ cô đơn trong ê kiếp Tao Đàn di cư hiện tại. Đã lập gia đình, 36 mua xuân hạnh phúc. Thương yêu các con và hy sinh cho con, để con cái nhận thấy tương lai huy hoàng. Trong 1 tuần thì có đến 5 lần thu băng cho đài Quân Đội Saigon. 2 lầm cho TV và 1 lần cho các ban cổ nhạc tại tư thất. Cuộc sống giản dị bình thường…

nhacxua.vn biên soạn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
[ad_1] Là người yêu nhạc, có lẽ không ai là không biết tới nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, tác giả của nhiều bài nhạc quê hương bất hủ hư Bến...

Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
[ad_1] Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay...

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
[ad_1] Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều bài hát quen thuộc đã trở thành bất tử,...

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
[ad_1] Âm nhạc xưa ở miền Nam vào vàng son đã từng phát triển rực rỡ với đa dạng thể loại, mỗi ca khúc như là một bông hoa rực...

Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
[ad_1] Trong lúc lục lọi chồng báo xưa, phát hiện một thông tin thú vị, xin chép lại hầu bạn đọc: Đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” Như hầu...

Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
[ad_1] Ca sĩ Hải Lý từng là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng (của 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) thời trước 1975, nhưng qua...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Đôi Mắt Người Xưa và Đường Tình Đôi Ngả là tên của 2 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngân Giang mà hầu hết những người nghe nhạc...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
[ad_1] Hầu như ai trong chúng ta ta cũng đã có nhiều lần ngoái lại nhìn về thời hoa mộng của những ngày tháng không bao giờ quay trở lại,...

Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
[ad_1] Nhạc sĩ Viễn Chinh, tác giả 2 ca khúc xuân nổi tiếng là Mùa Xuân Trong Thư Em và Thư Xuân đã vừa qua đời tại nhà riêng ở...

Ads Bottom