Hoàn cảnh sáng tác “Xập Xám Chướng” của nghệ sĩ Tùng Lâm

10/01/2025.


Đường hướng hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ Tùng Lâm được xác lập chính thức vào năm 1958, tại đại nhạc hội có tên “Minh tinh – Quái kiệt” tổ chức trong khuôn viên Dinh Độc Lập (dinh Norodom cũ). Khi đó, lần đầu tiên ông được quảng cáo với biệt danh là “Tiểu quái kiệt” Tùng Lâm, tức là trình diễn theo phong cách của quái kiệt Trần Văn Trạch trong những tiểu phẩm hài hước.

Tùng Lâm cho biết từ thuở nhỏ, lúc còn lang thang ở các gánh hát, ông có đi theo học nghề nghệ sĩ Trần Văn Trạch, “học lóm” từ ông thầy này rất nhiều ngón nghề. Đặc biệt, trong loạt chương trình Tiếu Vương Hội phát trên truyền hình và ghi âm, những kiểu gây cười bằng cách bắt chước các loại âm thanh, tiếng động cũng là học từ Trần Văn Trạch.

Không chỉ vậy, nghệ sĩ Tùng Lâm còn giống với đàn anh Trần Văn Trạch trong lĩnh vực bầu sô, thậm chí còn thành công hơn. Năm 1960, Tùng Lâm thành lập ban Tạp lục, tổ chức các “đại hội tiếu lâm hài hước”, quy tụ nhiều cây hài hàng đầu của làng nghệ thuật, rất thu hút khán giả. Trong một đêm diễn như vậy có nhiều loại hình khác nhau: Ca múa, kịch, nhạc, cải lương, độc tấu nhạc cụ, ảo thuật và tiếu lâm hội. Tùng Lâm vừa là ông bầu, vừa dẫn chương trình, đồng thời cũng là nghệ sĩ biểu diễn.

Đây cũng là thời kỳ ông viết ca khúc hài hước nổi tiếng mà hầu như ai từng sống ở miền Nam trước 1975 cũng vài lần được nghe qua, đó là “Xập Xám Chướng”.


Nghe Tùng Lâm và Phi Thoàn trình diễn Xập Xám Chướng trước 1975

Về hoàn cảnh sáng tác, Tùng Lâm kể lại rằng lúc đó ông dẫn đoàn Kim Chung 2 đi diễn ở miền Trung. Thường sau mỗi đêm diễn, các nghệ sĩ và cả bầu sô hay tụ tập lại chơi bài xập xám. Vận xui rủi đeo bám “ông bầu” trong suốt 2 tháng trời, Tùng Lâm không biết thắng là gì, đêm nào cũng thua cháy túi. Dù lúc đó ông kiếm được rất nhiều tiền nhưng vẫn nợ nần chồng chất, phải mượn của ông chủ đoàn Kim Chung 200.000 đồng. Sau khi trả hết nợ và trả tiền thù lao cho nghệ sĩ, ông chỉ còn lại đúng 1.000 đồng, nên buồn đời mua 1 chai bia 33 và ôm cây đàn lên sân thượng ngồi nghêu ngao:

“Xập xám chướng…
xập xám chướng…
Bà con hãy nhớ tránh xa thứ này…”

Sau lần đó, ông đã thề rằng từ đó sẽ không đụng đến cờ bạc nữa.

Bài “Xập Xám Chướng” cảnh báo môn “bác thẳng bần”, khuyên răn những người mê đánh bài hãy tránh xa trò nguy hiểm này, như chính bản thân ông đã trải nghiệm. Chính Tùng Lâm cũng không ngờ là sau đó không lâu Xập Xám Chướng đã đã trở nên nổi tiếng, được hãng đĩa Sóng Nhạc thu và phát hành bán rất chạy như tôm tươi, đi đâu cũng nghe “Xập xám chướng… xập xám chướng…”. Bài hát này không chỉ mỗi tác giả Tùng Lâm hát mà cả danh hài Phi Thoàn cũng thể hiện bằng giọng nhái tiếng Hoa rất ngộ nghĩnh.


Nghe Tùng Lâm và Hồng Nga trình diễn Xập Xám Chướng sau 1975

Tuy đã thề, nhưng chứng mê đỏ đen không dễ bỏ, không lâu sau đó tiền bạc trong nhà lần lượt ra đi. Khi đó, Tùng Lâm là một trong những nghệ sĩ kiếm được nhiều tiền nhất trong giới văn nghệ, không chỉ là bầu sô, nghệ sĩ trình diễn tân nhạc, cổ nhạc, diễn kịch, ông còn đóng phim,, lồng tiếng phim nước ngoài, tiền kiếm được không có giờ để đếm. Lúc sinh thời ông kể là cứ nhét đại tiền đầy tủ garde manger (gạc măng rê) rồi cuối tháng mới đếm một lần. Phần gửi vô ngân hàng, phần thì đưa vợ mua vàng, kim cương cất trong các lon sữa Guigoz.

Tiền kiếm được dễ dàng và quá nhiều nên ông ăn xài phung phí, đánh bài thâu đêm. Sau này ông kể lại là hễ nhìn thấy lon Guigoz là lại ngậm ngùi nhớ tới vàng kim cương từng chất đầy các lon đều đã bỏ ra đi vì máu đỏ đen của mình.

Lời bài hát Xấp Xám Chướng:

Xập xám chướng, là xập xám chướng
Mười ba cái chướng xấu nhất trên đời.
Xập xám chướng, là xập xám chướng
Mười ba con bài rớ vô là bán nhà

“Thùng phá sảnh”, là “thùng phá sảnh”
Đừng ham “phá sảnh” mà phá sản bây giờ
“Thùng phá sảnh”, là “thùng phá sảnh”
Đừng nên ham mê mà tan hoang gia đình

“Cú lủ tàng tàng” nị bán chiếc Honda
“Sảnh sảnh mụ thầu” nị tháo cái Omega
“Ba phé ba nơi” nị bán luốt căn nhà,
Còn “thùng tàng tàng” thì vợ con cũng xẩy a…

Xập xám chướng, là xập xám chướng
Vào tù ra khám cũng tại nơi mày.
Xập xám chướng là liều thuốc đắng
Bà con hãy nhớ tránh xa cái thứ này
Bà con hãy nhớ tránh xa cái thứ này
Xập xám chướng

nhacxua.vn biên soạn





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
[ad_1] Là người yêu nhạc, có lẽ không ai là không biết tới nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, tác giả của nhiều bài nhạc quê hương bất hủ hư Bến...

Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
[ad_1] Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay...

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
[ad_1] Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều bài hát quen thuộc đã trở thành bất tử,...

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
[ad_1] Âm nhạc xưa ở miền Nam vào vàng son đã từng phát triển rực rỡ với đa dạng thể loại, mỗi ca khúc như là một bông hoa rực...

Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
[ad_1] Trong lúc lục lọi chồng báo xưa, phát hiện một thông tin thú vị, xin chép lại hầu bạn đọc: Đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” Như hầu...

Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
[ad_1] Ca sĩ Hải Lý từng là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng (của 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) thời trước 1975, nhưng qua...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Đôi Mắt Người Xưa và Đường Tình Đôi Ngả là tên của 2 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngân Giang mà hầu hết những người nghe nhạc...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
[ad_1] Hầu như ai trong chúng ta ta cũng đã có nhiều lần ngoái lại nhìn về thời hoa mộng của những ngày tháng không bao giờ quay trở lại,...

Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
[ad_1] Nhạc sĩ Viễn Chinh, tác giả 2 ca khúc xuân nổi tiếng là Mùa Xuân Trong Thư Em và Thư Xuân đã vừa qua đời tại nhà riêng ở...

Ads Bottom