Sự thật về việc Chế Linh đã từng bị chính quyền VNCH cấm hát năm 1972

10/01/2025.


Những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970 đã đánh dấu thời kỳ hoàng kim của tên tuổi Chế Linh. Đặc biệt là năm 1972, ông được nhật báo Trắng Đen trao giải Kim Khánh cho nam ca sĩ được yêu thích nhất. Tuy nhiên, cũng trong năm này, các hoạt động âm nhạc của Chế Linh bị chính quyền bắt đầu kiểm soát, bị cấm hát trên đài phát thanh và truyền hình, với lý do giọng hát của ông gây ảnh hưởng xấu cho tâm lý người lính.

Đó là thông tin mà có lẽ nhiều người yêu nhạc vàng đã từng nghe tới, nhưng cũng có không ít người nghi ngờ về thông tin này. Vì  vậy, mời các bạn theo dõi bài báo sau đây, đăng trên báo Sóng Thần năm 1974, tiêu đề:  NS Liêng đặt vấn đề với Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã về vụ ca sĩ Chế Linh bị bộ Dân Vận và Chiêu Hồi cấm hát. Chế Linh gửi thư kêu cứu cho Quốc hội.

Bài báo cụ thể như sau:

Nghị sĩ Tôn Ái Liêng vừa công khai đặt vấn đề với ông Hoàng Đức Nhã, Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi về trường hợp ca sĩ Chế Linh bị bộ này kỳ thị không cho trình diễn trong các chương trình ca nhạc trên hệ thống Tuyền thanh và Truyền hình nhà nước từ hơn 2 năm nay.

Trong một bức thư gửi cho Tổng trưởng Nhã, nghị sĩ Tôn Ái Liêng đã nêu lộn 3 nghi vấn:

Thứ nhất: Ca sĩ Chế Linh bị cấm hát phải chăng vì giọng ca phản chiến? Hay cá nhân Hoàng Đức Nhã cho ca sĩ Chế Linh hưởng “đặc ân” đó?

Thứ hai: Nếu nói là giọng ca phản chiến thì như thế nào gọi là phản chiến hay không phản chiến?

Thứ ba: Ủy ban kiểm duyệt nội dung bài vở hay kiểm duyệt cá nhân diễn viên, giọng hát hoặc giọng ngâm.

Sau khi nêu nhận định là có nhiều bài ca đã được bộ Dân vận Chiêu hồi cho phép trình bày nhưng mỗi khi ca sĩ Chế Linh được mời hát cho truyền thanh hay truyền hình là lại bị gạt ra để thế vào 1 ca sĩ khác, nghị sĩ Liêng nhấn mạnh như vậy là giọng ca bị kiểm duyệt chứ không phải kiểm duyệt nội dung bài vở?

Nghị sĩ Liêng đã đặt thêm nghi vấn là phải chăng biện pháp ngăn chặn không cho ca sĩ Chế Linh hát là vì chủ trương “kỳ thị chủng tộc”? Sau đó ông quả quyết là mặc dầu ca sĩ Chế Linh là người Chàm nhưng vẫn là công dân Việt Nam và đang theo gót các bậc thầy, bậc đàn anh và bạn hữu làm nghệ thuật trong nền văn hóa Việt Nam.

Trước đó, trong một tâm thư gửi nhị vị Chủ tịch Thượng Hạ Viện và quí dân biểu, nghị sĩ đề ngày 12/10/1974, ca sĩ Chế Linh đã trình bày trường hợp anh bị bộ Dân vận và Chiêu hồi kỳ thị không cho trình diễn trong các chương trình văn nghệ của các đài truyền thanh và truyền hình nhà nước, đồng thời thỉnh cầu quý vị này can thiệp.

Cũng cần nói thêm rằng Chế Linh chỉ bị ông Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã cấm xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước, và ông Nhã chỉ có quyền hạn đó. Chế Linh vẫn được đi hát phòng trà, đi hát ủy lạo nếu có nơi mời. Thậm chí trong thời kỳ cấm đoán gắt gao nhất là 1972-1973, giai đoạn diễn ra “mùa hè đỏ lửa”, hãng băng Shotguns của Ngọc Chánh vẫn phát hành các băng Chế Linh bán rất chạy thời đó, mà ngày nay vẫn nhiều người còn tìm nghe. Chỉ sau 1975, Chế Linh mới bị cấm hát hoàn toàn, thậm chí theo ông kể thì đã từng bị biệt giam 18 tháng hồi năm 1978.

Chế Linh bắt đầu đi hát từ đầu thời kỳ thập niên 1960, thời đệ nhất Cộng Hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm, người mà Chế Linh rất căm ghét vì theo Chế Linh là đã có chính sách kỳ thị người Chăm. Tuy nhiên một điều oái ăm là Chế Linh lại bị cấm hát dưới thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, là người đồng hương và cũng là có mối quan hệ rất tốt với nam danh ca này. Chế Linh có kể rằng ông từng được đích thân thổng thống mời vào Dinh Độc Lập để đãi món ăn quê hương là bánh căn.

Chế Linh nói: “Ông Thiệu cho mời một bà đổ bánh căn ngon nhất tỉnh, mang cả lò và dụng cụ vào tận Dinh để thực hiện món bánh căn. Tôi vinh dự được ông bà gọi tới thưởng thức Bánh Căn Phan Rang…

Đang ăn, ông nói: “Cũng bánh căn chánh hiệu mà sao không ngon bằng ở ngoài mình?”. Tôi nói: “Dạ đúng rồi, vì không thể ăn trên bàn vô cùng trịnh trọng này”. Bà nói: “Chú Chế nói đúng”.

Khi ông bà từ Anh Quốc về Boston – Mỹ Quốc, tôi cũng thường xuyên được ông bà gọi điện thoại nói chuyện, gởi thư, gởi thiệp. Đáng ghi nhất, ông hứa sẽ thực hiện đi câu cá một chuyến, nhưng ông đã ra đi sớm. Tôi không tham dự được tang lễ của ông vì phải hát tại California để gây quỹ cho 9/11.

Sau khi nghe tin bà Mai Anh qua đời, Chế Linh viết:

Thưa bà. Tôi đang giữ một bức tranh do chính tay Tổng thống vẽ, do một người bạn thân của ông từ Việt Nam gởi sang Canada và nhờ tôi trao tận tay cho bà, chưa kịp trao thì bà đã ra đi. Tôi hứa sẽ trao tận tay cho những người con của hai vị. Một lần nữa tôi xin chia buồn cùng tang quyến về sự mất mát lớn lao này. Kính cẩn cầu mong bà sớm đoán tụ với ông ở một nơi thật an bình.

Ca sĩ Chế Linh.

nhacxua.vn biên soạn

 





Theo Nhacxua.vn

Share:

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tự nhận khuyết điểm trong sáng tác của chính mình trong bài báo năm 1963
[ad_1] Là người yêu nhạc, có lẽ không ai là không biết tới nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, tác giả của nhiều bài nhạc quê hương bất hủ hư Bến...

Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
Lời tự bạch về công việc “phụ soạn hòa âm” trước 1975 của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi trên báo năm 1963
[ad_1] Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay...

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
[ad_1] Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều bài hát quen thuộc đã trở thành bất tử,...

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
[ad_1] Âm nhạc xưa ở miền Nam vào vàng son đã từng phát triển rực rỡ với đa dạng thể loại, mỗi ca khúc như là một bông hoa rực...

Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
Trong chồng báo cũ: Tin tức về đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” trên báo năm 1972
[ad_1] Trong lúc lục lọi chồng báo xưa, phát hiện một thông tin thú vị, xin chép lại hầu bạn đọc: Đoàn hát mới “Thanh Minh Hương Lan” Như hầu...

Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
Nhớ về tiếng hát Hải Lý một thời của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980
[ad_1] Ca sĩ Hải Lý từng là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng (của 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) thời trước 1975, nhưng qua...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)
[ad_1] Đôi Mắt Người Xưa và Đường Tình Đôi Ngả là tên của 2 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Ngân Giang mà hầu hết những người nghe nhạc...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
[ad_1] Hầu như ai trong chúng ta ta cũng đã có nhiều lần ngoái lại nhìn về thời hoa mộng của những ngày tháng không bao giờ quay trở lại,...

Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân
[ad_1] Nhạc sĩ Viễn Chinh, tác giả 2 ca khúc xuân nổi tiếng là Mùa Xuân Trong Thư Em và Thư Xuân đã vừa qua đời tại nhà riêng ở...

Ads Bottom